09/03/2019

31094

Lịch sử phát triển

TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đại Nam

DẤU ẤN – NIỀM TỰ HÀO

I. Quá trình thành lập

Cách đây 17 năm, theo Quyết định số 1535/QĐ-TTg ĐHĐN, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Đại học Đại Nam chính thức đi vào hoạt động và tuyển sinh. Từ đó, Trường Đại học Đại Nam lấy ngày 14/11 hàng năm là ngày sinh nhật của mình.


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến Long trao giấy phép thành lập cho chủ tịch HĐQT tại KS Hilton Hà Nội.

Để có ngày đi vào lịch sử của Đại học Đại Nam hôm nay, từ tháng 6/2005, TS. Lê Đắc Sơn (khi đó là TGĐ Ngân hàng VPBank) đã cùng với 12 nhà khoa học bắt tay vào xây dựng đề án thành lập dưới sự bảo trợ của Tổng hội Xây dựng Việt Nam.

Sau 02 năm chuẩn bị các điều kiện để được Thủ tướng Chính phủ cấp phép hoạt động, các nhà sáng lập Đại học Đại Nam đã phải nỗ lực hoàn thành các công việc sau:

- Một là xây dựng đầy đủ các luận chứng khoa học về sự cần thiết ra đời Đại học Đại Nam theo quy hoạch của Chính phủ trong mạng lưới các trường đại học cả nước và đầy đủ luận chứng kinh tế - kĩ thuật các ngành nghề mà nhà trường có chủ trương đào tạo.

- Hai là tập hợp đầy đủ số lượng các giảng viên cơ hữu của các ngành đào tạo với các chức danh, học hàm, học vị của các giảng viên theo qui định của Bộ GD&ĐT.

- Ba là chứng minh khả năng tài chính, cụ thể là huy động đủ 30 tỷ VNĐ nằm trong tài khoản ngân hàng do các nhà sáng lập góp vốn để xây dựng trường. Đây là mức vốn điều lệ tối thiểu nhà nước quy định khi mở mới một trường đại học tại thời điểm đó. Theo quy định hiện nay, vốn điều lệ tối thiểu Chính phủ quy định là 1.000 tỷ VNĐ.

- Bốn, về cơ sở hạ tầng, phải chứng minh đầy đủ thủ tục cấp 10,5 ha đất trong quy hoạch từ chính quyền địa phương (khi đó là UBND tỉnh Hà Tây) để xây dựng quần thể Đại học Đại Nam trong tương lai.

Tháng 06/2007, Hội đồng sáng lập trường đã nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp phép lên Bộ GD&ĐT và Văn phòng Chính phủ. Sau gần 06 tháng xem xét, thẩm định hồ sơ, các cơ quan quản lý đã trình Thủ tướng Chính phủ để xin phép thành lập.

Trụ sở của Đại học Đại Nam đặt tại Số 1 Phố Xốm - Phú Lãm - Hà Đông - Hà Nội.

Ngày 14/11/2007, sau gần hai năm rưỡi xây dựng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định, Đại học Đại Nam đã được Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định thành lập, Bộ GD&ĐT trao Quyết định công nhận. TS. Lê Đắc Sơn chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT đầu tiên của nhà trường.

Hội đồng Quản trị đầu tiên của Đại học Đại Nam gồm 06 thành viên, được phân công cụ thể như sau:

1 - Ông Lê Đắc Sơn – Chủ tịch
2 - Ông Đỗ Quân - Phó Chủ tịch
3 - Ông Lê Đình Đạo - Phó Chủ tịch
4 - Ông Đoàn Hồng Nam - Ủy viên
5 - Ông Lê Đắc Lâm - Ủy viên
6 - Ông Phan Ngọc Hiếu - Ủy viên

II. Sứ mạng và Tầm nhìn của Trường Đại học Đại Nam

2.1 Sứ mệnh

Trường Đại học Đại Nam được thành lập ngày 14/11/2007 theo quyết định 1535/Ttg của Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đại học Đại Nam đã xác định là trường đại học ứng dụng, đào tạo đa ngành nghề.

Sứ mệnh của nhà trường là: “Đào tạo để người học ra trường có cuộc sống tốt và là công dân tốt; góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền giáo dục đại học nước nhà”.

2.2 Tầm nhìn

"Trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người học". Đại học Đại Nam lấy đào tạo về bảo vệ - chăm sóc sức khỏe, gồm các ngành Y khoa, Dược học, Điều dưỡng là trục đào tạo cốt lõi; chú trọng đầu tư phát triển, quốc tế hóa các ngành đào tạo có nhu cầu xã hội cao, như: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử, Truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành,  Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật Bản…vv…

Mục tiêu đến năm 2030, trường Đại học Đại Nam trở thành địa chỉ đào tạo tin cậy hàng đầu trong khối các trường đại học tại Việt Nam, để người học lựa chọn theo học ngành nghề mình yêu thích. Về nghiên cứu khoa học và công nghệ, đạt được những thành tựu quan trọng về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Khoa học bảo vệ - chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Đại học Đại Nam đã, đang và sẽ tiếp tục hiện thực hóa Sứ mệnh và Tầm nhìn của mình với triết lý đào tạo “Giáo dục là thắp lửa”, phương châm  “Tích lũy niềm tin của xã hội” thông qua “Chất lượng – Minh bạch – Hiệu quả”.

III. Những dấu ấn và thành tích nổi bật

Sau 17 năm kể từ ngày thành lập, Đại học Đại Nam đã có những dấu ấn nổi bật:

3.1 Sự gia tăng nhanh chóng của các ngành đào tạo, cấp bậc đào tạo

Hệ đại học chính quy:

Hiện tại, nhà trường có 36 ngành đào tạo trình độ đại học ở 4 Khối ngành.

Khối Sức khỏe:

- Y khoa,

- Dược học,

- Điều dưỡng.

Khối Kinh tế - Kinh doanh:

- Quản trị kinh doanh,

- Kinh doanh quốc tế,

- Marketing - CN Digital marketing,

- Logistics và quản lý chuỗi cung ứng,

- Kế toán,

- Kinh tế,

- Quản trị nhân lực, 

- Luật,

- Công nghệ tài chính, 

- Kinh tế xây dựng, 

- Phân tích dữ liệu kinh doanh,

- Luật kinh tế,

- Thương mại điện tử,

- Kinh tế số,

- Tài chính ngân hàng.

Khối Kỹ thuật - Công nghệ:

- Công nghệ thông tin,

- Khoa học máy tính,

- Hệ thống thông tin, 

- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử,

- Công nghệ sinh học,

- Công nghệ kỹ thuật ô tô,

- Thiết kế đồ hoạ,

- Kỹ thuật xây dựng, 

- Kiến trúc,

- Công nghệ bán dẫn.

Khối Khoa học Xã hội:

- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành,

- Truyền thông đa phương tiện,

- Quan hệ công chúng,

- Ngôn ngữ Anh,

- Ngôn ngữ Trung Quốc,

- Ngôn ngữ Hàn Quốc,

- Ngôn ngữ Nhật Bản,

- Tâm lý học.

Về đào tạo Thạc sĩ:

Hiện nay Trường Đại học Đại Nam đã có 05 ngành đào tạo trình độ sau đại học:

- Tổ chức quản lý Dược,

- Tài chính ngân hàng,

- Kế toán, 

- Quản lý kinh tế,

- Luật kinh tế.

Về đào tạo Tiến sĩ

- 01 ngành Tiến sĩ Quản lý kinh tế.

3.2 Sự gia tăng nhanh chóng số lượng sinh viên và học viên cao học tại trường

Sau gần 2 thập kỷ đào tạo, Trường Đại học Đại Nam đã và đang có 32.000 sinh viên, học viên theo học. Hơn 20.000 sinh viên, học viên đã tốt nghiệp ra trường. 

Đến năm 2024, Nhà trường đã tuyển sinh được 17 khóa đại học chính quy. Hàng năm có hơn 16.000 sinh viên, học viên theo học ở tất cả các hệ đào tạo.

Về đào tạo sau đại học, trường đã có hơn 1.000 học viên cao học tốt nghiệp. Hiện Trường Đại học Đại Nam có gần 800 học viên cao học đang theo học tại 05 ngành đào tạo.

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có việc làm đúng chuyên ngành qua khảo sát đạt hơn 95%, trong đó nhiều ngành đạt 100% với mức lương khởi điểm cao và cơ hội tăng tiến tốt.

3.3 Sự gia tăng nhanh chóng cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu

Hơn 1.000 cán bộ, giảng viên, nhân viên giỏi chuyên môn, nhiệt huyết và tận tuỵ với sự nghiệp đào tạo.

Nếu niên học đầu tiên 2007-2008, Nhà trường chỉ có 35 cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu thì đến nay con số này là hơn 1.000 cán bộ, giảng viên, nhân viên; hơn 800 giảng viên, trong đó 03 Giáo sư, 50 Phó Giáo sư, 125 Tiến sĩ, 650 Thạc sĩ….

Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt tinh hoa của trường Đại học Đại Nam.

100% giảng viên cơ hữu của DNU được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp tại các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế. Đặc biệt, đội ngũ nhân sự của trường liên tục được học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên khối ngành Sức khoẻ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Y tế.

Đặc biệt, cán bộ, giảng viên được đào tạo ở các nước có nền giáo dục phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… làm việc tại Đai Nam ngày càng tăng.


Đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Đại học Đại Nam gia tăng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đào tạo thực tế.

4 Sự gia tăng nhanh chóng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo

- Tổng diện tích sử dụng: Gần 10 ha

- Tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển con người toàn diện: 154. 402 m2 với các hạng mục công trình:

+ 03 toà nhà giảng đường

+ 01 toà nhà Hiệu bộ

+ 01 Trung tâm : “Việc làm và khởi nghiệp sinh viên ”

+ Hệ thống nhà xưởng thí nghiệm

+ Thư viện

+ Nhà thể thao đa năng

+ 02 Khách sạn sinh viên tổng 4.000 chỗ ở cho người học lưu trú.

+ Căng tin ăn uống phục vụ sinh viên

+ Hệ thống sân bãi: Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền...

+ Thao trường Quốc phòng an ninh...

Quy hoạch xây dựng quần thể Trường Đại học Đại Nam đã được thành phố Hà Nội phê duyệt.

Trường Đại học Đại Nam là trường đại học đầu tiên có mô hình khách sạn 3 sao, 4 sao, 5 sao và Trung tâm lữ hành dành cho sinh viên Khoa Du lịch thực hành.

Với chủ trương học đi đôi với hành, học để ứng dụng, Đại học Đại Nam có hệ thống giảng đường 220 phòng học, diện tích gần 24.000 m2; 4 xưởng thực hành thí nghiệm dược hóa hơn 50 phòng, 10 xưởng thực hành kỹ thuật diện tích 1. 000 m2, nhà thuốc thực hành, 02 vườn thuốc nam đạt chuẩn quy định của Bộ Y tế đối với cơ sở đào tạo Dược sĩ đại học; 14 phòng thực hành thí nghiệm đáp ứng đào tạo các học phần khoa học cơ bản - y học cơ sở và tiền lâm sàng; khu thực hành Điều dưỡng tách biệt với hệ thống skinlap hiện đại bậc nhất hiện nay giúp sinh viên Điều dưỡng thực hành thành thạo 55 kỹ năng nghề nghiệp cốt lõi ngay trên ghế nhà trường...

Trung tâm thực hành ngành Dược tách biệt ngay tại trường.

Hệ thống máy móc, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm của Khối Sức khỏe Trường Đại học Đại Nam được trang bị  ngang tầm với các cơ sở đào tạo Y - Dược lớn, uy tín trong nước.

Khu thực hành của sinh viên Y khoa, Điều dường DNU được ví như "bệnh viện thu nhỏ" trong lòng Đại học Đại Nam.

Bên cạnh đó, Trường Đại học Đại Nam cũng trang bị 10 phòng máy tính hiện đại với diện tích gần 2.000 m2 để phục vụ việc thực hành tin học và khoa học ứng dụng máy tính vào công tác đào tạo. Khoa Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản học có hệ thông phòng Lab hiện đại phục vụ thực hành tốt nhất cho sinh viên.

Dàn máy tính “khủng” đáp ứng mọi nhu cầu học tập và thực hành của sinh viên.

Trung tâm thực hành Tài chính – Ngân hàng và Kế toán – Kiểm toán ngay tại trường giúp sinh viên thực hiện các kỹ năng để thực hiện các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại như: Kế toán ngân hàng, giao dịch ngân hàng, tín dụng với sự hướng dẫn của các bộ đến từ các ngân hàng thương mại hàng đầu.

Hệ thống thư viện và phòng đọc sách giúp sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn tài liệu bổ ích, quý báu giúp phục vụ việc học tập và mở mang lối sống.

Không những thế, sinh viên Đại học Đại Nam còn sở hữu 3 sân bóng đá, 1 sân bóng rổ, nhà thể chất đa năng cùng hệ thống ký túc xá rộng 5.000 m2 với 144 phòng ở khép kín, đầy đủ tiện nghi…

Cơ sở vật chất đảm bảo mọi lý thuyết đều được minh họa bằng thực tiễn, giúp sinh viên dễ dàng năm bắt, vận dụng kiến thức một cách nhanh chóng, hiệu quả.

5 - Sự công nhận thành tựu của các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức xã hội:

Trường Đại học Đại Nam đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn mới của Bộ GD&ĐT.

- Bằng khen của Bộ GD - ĐT đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua – Đổi mới sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, năm học 2021 - 2022;

- Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tặng Bằng khen Vì sự nghiệp giáo dục đại học và kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục đại học năm 2022;

- Giấy Chứng nhận Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo Bộ tiêu chuẩn mới của Bộ GD-ĐT năm 2019;

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ Việt Nam năm 2017;

- Bằng khen của Bộ GD- ĐT các giai đoạn 2007-2012, 2007-2014;

- Cờ Thi đua thành tích tiêu biểu xuất sắc cơ sở giáo dục đại học của Bộ GD- ĐT năm học 2015-2016;

- Giải thưởng Chu Văn An về thành tích giáo dục và đào tạo năm học 2014-2015;

- Giải thưởng Vì sự nghiệp phát triển giáo dục của Hội Khuyến học Việt Nam năm học 2015-2016;

Giải thưởng Chu Văn An về thành tích giáo dục và đào tạo 2014-2015.

Trường Đại học Đại Nam vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập trường (14/11/2017).

PGS. TS. Hoàng Minh Sơn trao Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho trường Đại học Đại Nam.

PGS. TS. Hoàng Minh Sơn trao Bằng khen và kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục cho Nhà trường và các cá nhân xuất sắc.

IV. Tôn chỉ hoạt động của Đại học Đại Nam

Phát huy tối đa năng lực tiềm ẩn, tính sáng tạo, tự chủ của mọi cá nhân công tác và học tập tại Đại học Đại Nam để:

- Chất lượng đào tạo tốt nhất, phù hợp với học phí của người học.

- Kiến thức được trang bị gắn với có việc làm ngay khi ra trường.

Đào tạo nguồn nhân lực góp phần xây dựng đất nước phồn thịnh không vì mục tiêu lợi nhuận, “Học để thay đổi”, đó là mục tiêu xuyên suốt các hành động của thầy trò Đại học Đại Nam các năm qua và mãi mãi trong tương lai.

Trường Đại học Đại Nam