20/07/2022

1650

Truyền thông – ngành học “hot” trong kỷ nguyên số

Trong thời đại hoàng kim của công nghệ và số hóa, truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng, truyền thông marketing,… trở thành xu hướng nghề nghiệp “hot” mà xã hội đang rất “khát” nhân lực. Nắm bắt được sự phát triển đó, Khoa Truyền thông - Trường Đại học Đại Nam đã xây dựng chương trình đào tạo với 02 ngành: Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng (trong đó có hai chuyên ngành: Quan hệ công chúng ứng dụng và Truyền thông Marketing). Vậy học 02 mã ngành “siêu hot” tại Khoa Truyền thông- Trường Đại học Đại Nam được học gì? Cơ hội việc làm ra sao? Cùng khám phá ngay trong bài viết này nhé!

Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?

Truyền thông đa phương tiện là ngành học kết hợp tri thức giữa truyền thông báo chí và công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện, ứng dụng và tương tác trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí. Đây là một ngành nghề mới, phát triển vũ bão nhờ đôi cánh của cuộc cách mạng kỹ thuật 4.0; vì vậy còn được mệnh danh là “ngành nghề của thời đại”.

Chương trình đào tạo ngành TT ĐPT – DNU được các GS,TS trong Hội đồng thẩm định đánh giá cao về hoạt động thực hành.

Ngành Truyền thông đa phương tiện học gì?

Chương trình đào tạo của ngành Truyền thông đa phương tiện trường Đại học Đại Nam không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về các loại hình báo chí truyền thông, quảng cáo, marketing mà còn giúp sinh viên xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông hiện đại, hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ truyền thông cơ bản (content, sản xuất video, audio, nhiếp ảnh, biên tập multimedia, digital marketing, thiết kế đồ họa, MC,…). Đồng thời sinh viên được học về sử dụng kỹ thuật 2D, 3D trong việc thiết kế sản phẩm quảng cáo,dựng phim, video clips,...

Giảng viên khoa Truyền thông – DNU hướng dẫn sinh viên thực hành

Học ngành Truyền thông Đa phương tiện ra trường làm gì?

Cử nhân ngành này sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động liên quan đến truyền thông.  Không chỉ là làm việc trong nước, ngoài ra các bạn sinh viên ngành này còn có thể làm việc trong môi trường quốc tế, giao lưu, hợp tác với các đối tác nước ngoài. Các vị trí công việc hấp dẫn có thể đảm nhiệm như:

- Cán bộ quản lý (Lãnh đạo; Giám đốc; Trưởng các phòng ban, bộ phận; Quản lý về nội dung: Marketing, Kinh doanh, Truyền thông, Quan hệ công chúng,)

- Cán bộ, nhân viên ( Biên tập nội dung, Sáng tạo nội dung, nhân viên thiết kế đồ hoạ, sản xuất chương trình truyền hình, Phóng viên, Biên tập viên, chương trình Truyền hình, chương trình Phát thanh……)

- Giảng viên, cán bộ nghiên cứu (Trường Đại học, Cao đẳng, các viện nghiên cứu…).

Phạm Văn Bắc (trái) - Phóng viên báo Vietnamnet - Cựu sinh viên K5 khoa Truyền thông - DNU

Ngành Quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) là thực hiện các công việc, chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng (hiện tại và tiềm năng), nhà đầu tư, giới truyền thông... nhằm định hình, khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm hoặc đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển. Hiện nay, nhu cầu tăng cao về định vị thương hiệu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường đội ngũ nhân lực quan hệ công chúng chuyên nghiệp. Do đó, đây là cơ hội nghề nghiệp rất tốt cho những bạn trẻ đam mê lĩnh vực này.

Hiện tại, ngành Quan hệ công chúng tại khoa Truyền thông- Đại học Đại Nam có 02 chuyên ngành là: Quan hệ công chúng ứng dụng và Truyền thông Marketing trong đó chuyên ngành Truyền thông Marketing nổi bật với các học phần về Marketing, kinh doanh được bổ sung như: Digital marketing, chiến lược Marketing, Hành vi khách hàng nhằm giúp sinh viên có những kiến thức và kỹ năng trong các hoạt động truyền thông markeitng tích hợp để có thể bắt tay ngay vào các hoạt động truyền thông marketing tại doanh nghiệp ngay sau khi ra trường.

Chương trình đào tạo ngành QHCC-DNU bắt kịp xu thế với sự ra đời chuyên ngành Truyền thông Marketing

Ngành Quan hệ công chúng học gì?

Sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên ngành  trong lĩnh vực PR như: nguyên tắc hoạt động PR, công cụ, kỹ năng, đạo đức và trách nhiệm của người hoạt động trong lĩnh vực PR; quan hệ công chúng trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; hiểu biết chuyên biệt về nhiệm vụ và hoạt động của PR cụ thể trong từng lĩnh vực:  PR với cộng đồng; PR với hoạt động tiếp thị, PR với quảng cáo,…

Đồng thời, sinh viên được trang bị các năng lực nghiệp vụ chuyên sâu của ngành quan hệ công chúng, từ xây dựng đến triển khai kế hoạch quan hệ công chúng, chiến lược marketing, sản xuất các sản phẩm truyền thông, xác định được các cơ hội xúc tiến, xây dựng hình ảnh tổ chức và thương hiệu, quản tổ chức quản lý quảng cáo,…trên các kênh truyền thông đa dạng, hiện đại hiện nay; áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như truyền thông doanh nghiệp, chính phủ, xã hội,… để tự tin tham gia thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.

 

Ngành Quan hệ công chúng ra trường làm gì?

Học ngành Quan hệ công chúng, sinh viên ra trường có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Nhân viên truyền thông nội bộ, hoặc truyền thông đối ngoại trong các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức xã hội trong nước và quốc tế.
  • Chuyên viên truyền thông phụ trách các mảng công việc chuyên sâu như quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, quan hệ chính phủ, quản lý vấn đề, quản trị rủi ro, xử lý khủng hoảng, tổ chức sự kiện… trong các công ty truyền thông chuyên nghiệp. 
  • Chuyên viên tư vấn và triển khai các giải pháp truyền thông marketing độc lập.
  • Khởi nghiệp xây dựng và quản lý công ty tư vấn về quan hệ công chúng của riêng mình.
  • Giảng dạy tại các trung tâm đào tạo, các trường cao đẳng, trung cấp về kỹ năng truyền thông, quan hệ công chúng.

Sinh viên tham gia thử thách cùng BTV Sơn Lâm tại studio - DNU.

Chương trình đào tạo của Khoa Truyền thông- Trường Đại học Đại Nam được xây dựng theo khung chương trình chuẩn của bộ GD & ĐT với thời lượng thực hành lên đến 60% thời lượng môn học. Khoa chủ trương liên tục cập nhật chương trình đào tạo thông qua sự tham vấn của nhiều chuyên gia truyền thông chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng theo định hướng ứng dụng, thực hành, “cầm tay chỉ việc” cho sinh viên.

Học tập tại khoa Truyền thông trường Đại học Đại Nam, bên cạnh việc học tập tại trường, sinh viên có cơ hội đi thực tập tại các công ty & tập đoàn đa quốc gia; học tập tại Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc (3 tuần); tham gia thực tế, thực tập tại các Đài truyền hình, cơ quan báo chí, công ty truyền thông,… Đồng thời Nhà trường có các phòng đa chức năng như: Studio, phòng lab, các thiết bị máy ảnh, máy quay phục vụ cho các môn học nghiệp vụ.

Đăng ký ngay để trở thành sinh viên khoa Truyền thông

  • Ngành Truyền thông đa phương tiện xét tuyển 4 tổ hợp môn:

1. Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

2. Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01)

3. Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân (C14)

4. Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

  • Ngành Quan hệ công chúng xét tuyển 4 tổ hợp môn:

1. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00)

2. Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân (C19)

3. Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)

4. Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh (D15)

Phương thức xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện và Quan hệ công chúng – DNU:

- Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

- Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

Liên hệ Hotline/Zalo: 0971595599/ 0961595599/ 0931595599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

Đỗ  Nụ