13/06/2020

947

Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng

     Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Đại Nam được xây dựng theo định hướng ứng dụng nhằm giúp người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động trong ngành Tài chính – Ngân hàng; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng tổ chức và vận hành công tác về tài chính và nghiệp vụ ngân hàng, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành trong việc thực hiện các công việc phù hợp với điều kiện thực tế tại các đơn vị kinh tế, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các đơn vị sự nghiệp hành chính công.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

Ngành: Tài chính - Ngân hàng

(Ban hành kèm theo Quyết định số:         /QĐ-ĐN ban hành ngày     tháng     năm 

của Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam)

     1. Mục tiêu đào tạo

  • Ngành đào tạo: Tài chính - Ngân hàng
  • Mã chương trình: 8340201
  • Tên chương trình: Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng
  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Hình thức đào tạo: Chính qui

           2. Mục tiêu đào tạo

           Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Đại Nam được xây dựng theo định hướng ứng dụng nhằm giúp người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động trong ngành Tài chính – Ngân hàng; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng tổ chức và vận hành công tác về tài chính và nghiệp vụ ngân hàng, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành trong việc thực hiện các công việc phù hợp với điều kiện thực tế tại các đơn vị kinh tế, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các đơn vị sự nghiệp hành chính công.

          2.1. Mục tiêu chung

           Cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng cho những người đã tốt nghiệp Đại học, bao gồm các lý thuyết, mô hình hiện đại trong kinh tế học và quản trị tài chính – ngân hàng và những ứng dụng của chúng; những công cụ tài chính mới được sử dụng trong kinh doanh và quản lý rủi ro; các xu hướng phát triển của khu vực Tài chính – Ngân hàng trên thế giới và tác động của chúng tới Việt Nam.

           Cung cấp các kỹ năng về các công tác trong ngành Tài chính – Ngân hàng như phân tích và dự báo động thái của thị trường tài chính; tính toán hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng; thiết kế được các chương trình huy động vốn và đầu tư vốn; thiết kế và thực thi các chiến lược phòng ngừa rủi ro tài chính; định giá doanh nghiệp; phân tích và khuyến nghị các chính sách ở tầm vĩ mô,…

           Ngoài tra, học viên còn được trang bị phương pháp nghiên cứu khoa học để trở thành những chuyên gia, những nhà quản lý có khả năng độc lập nghiên cứu trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.

           Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ trở thành những chuyên gia về Tài chính – Ngân hàng, có thể làm việc ở các Bộ, Ngành, các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, cũng như có thể làm cán bộ giảng dạy ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, hoặc tiếp tục nghiên cứu ở bậc đào tạo Tiến sĩ.

           2.2. Mục tiêu cụ thể

           Kiến thức:

           Trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu về Tài chính – Ngân hàng, không chỉ lập, triển khai kế hoạch huy động nguồn lực tài chính và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, tài sản của doanh nghiệp mà còn xây dựng chiến lược tài chính của doanh nghiệp theo tầm nhìn mới của nền kinh tế hiện đại; tính toán hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế xã hội và các tổ chức tín dụng; thực hiện tốt các công việc tài chính đặc thù của doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi quốc tế. Bên cạnh đó học viên còn có kiến thức về nghiên cứu khoa học để nâng cao khả năng nghiên cứu và tìm ra hướng giải quyết trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng

           Kỹ năng

- Kỹ năng nghề nghiệp:

           Kỹ năng phân tích đánh giá về chiến lược đầu tư, kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế; giải quyết các vấn đề tài chính ở Việt Nam trong bối cảnh và xu hướng thị trường tài chính quốc tế; có khả năng nghiên cứu, phân tích, vận dụng và triển khai tốt các chính sách điều hành kinh tế của Nhà nước; có khả năng phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính, thiết lập, thẩm định và quản lý dự án đầu tư tài chính trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau; Thực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên sâu khác của Ngân hàng thương mại…Trang bị cho người học những kiến thức, phương pháp phục vụ cho công tác hoạch định và quản trị tài chính trong các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội.

- Kỹ năng mềm:

+ Kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo và chịu được áp lực công việc;

+ Kỹ năng thuyết trình, quản lý và lãnh đạo nhóm;

+ Sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc (tương đương B1 Châu Âu)

Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

+ Có năng lực tự chủ và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng;

+ Có năng lực dẫn dắt chuyên môn, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn;

+ Có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng;

+ Có khả năng định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao.

 

           Thái độ, hành vi: Học viên sẽ được đào tạo để trở thành các chuyên gia có trình độ nghề nghiệp cao, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt mà còn có tinh thần xây dựng và phát triển cộng đồng, sử dụng kiến thức một cách hữu ích cho xã hội

           Các vị trí công tác có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:

           Học viên tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng tại Trường Đại học Đại Nam sẽ nâng cao được năng lực phân tích và tổng hợp; có thể đảm nhân vai trò cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, chuyên gia nghiên cứu phân tích chính sách, hoạch định chính sách tại các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý hoặc tác nghiệp kinh doanh tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, các ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng. Nền tảng kiến thức vững vàng , hệ thống, phương pháp nghiên cứu hiện đại được trang bị giúp học viên có thể tiếp tục nghiên cứu ở bậc Tiến sĩ hoặc tự bổ sung kiến thức trong thực tế công tác.

         3. Thời gian đào tạo: 1,5 – 2 năm (khoản b,c mục 3, điều 3 và mục 2 điều 24 Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

           4. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 60 tín chỉ

Phần I: Khối kiến thức chung: 3 học phần, 12 TC (20%)

Phần II: Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành : 12 học phần, 36 TC (60%)

Bắt buộc: 6 học phần, 18 TC (30%)

Tự chọn: 6 học phần, 18 TC (30%)

Phần III: Luận văn Thạc sĩ 12 TC (20%)

           4. Đối tượng tuyển sinh

           4.1 Về văn bằng:

           a) Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng theo quy định tai khoản 1, Điều 6 tại Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

           Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng khi có cùng tên trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ Thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau dưới 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

           b) Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng và đã học bổ sung kiến thức theo quy định tại Điều 7 tại Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

           Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành gần với ngành, chuyên ngành dự thi đào tạo trình độ Thạc sĩ khi cùng nhóm ngành trong Danh mục giáo dục đào tạo Việt Nam cấp III hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành

           c) Văn bằng đại học do cơ sở giao dục nước ngoài cấp phải được Cục Khảo thí của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo quy định hiện hành;

           d) Các đối tượng có ngành đúng và ngành phù hợp (trên 5 năm tính từ ngày tốt nghiệp) và ngành gần với chuyên ngành đào tạo phải học các môn học bổ sung kiến thức trước khi dự thi

           4.2 Về kinh nghiệm công tác chuyên môn:

Người có bằng tốt nghiệp ngành đúng , ngành phù hợp và ngành gần với ngàn, chuyên ngành đào tạo đã được bổ sung kiến thức được đăng ký dự thi ngay.

           4.3 Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

           4.4 Có đủ sức khoẻ để học tập. Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học theo quy định tại điểm e khoản 1, Điều 9 của Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường sẽ xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh tuỳ tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học.

           4.5 Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Trường

           5. Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp

           5.1 Quy trình đào tạo:

Hình thức đào tạo: Tập trung từng đợt (mục 2, điều 24 Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tổ chức đào tạo: Theo học chế tín chỉ

           5.2 Điều kiện tốt nghiệp

Căn cứ điều 32 của Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, những học viên tốt nghiệp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo vệ luận văn:

- Hoàn thành chương trình đào tạo , có điểm trung bình chung các học phần trong chương trình đào tạo đạt từ 5,5 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc điểm C trở lên (theo thang điểm chữ);

- Đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;

- Có đơn xin bảo vệ và cam đoan danh dự về kết quả nghiên cứu trung thực, đồng thời phải có ý kiến xác nhận của người hướng dẫn là luận văn đạt các yêu cầu;

- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập;

- Không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn;

b) Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên;

c) Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện cho cơ sở đào tạo để sử dụng làm tài liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ theo quy định.

d) Đã công bố công khai toàn văn luận văn trên website của nhà trường.

           6. Thang điểm

           Điểm kiểm tra thường xuyên và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm học phần là tổng của điểm kiểm tra thường xuyên và điểm thi kết thúc học phần nhân với trọng số tương ứng, làm tròn đến một chữ số thập phân. Học phần đạt yêu cầu (học phần tích luỹ) khi có điểm học phần từ 4,0 trở lên. Nếu điểm học phần dưới 4,0 thì học viên phải học lại học phần đó hoặc có thể đổi sang học phần khác tương đương (nếu là học phần tự chọn). Nếu điểm trung bình chung các học phần chưa đạt 5,5 trở lên theo quy định tại điểm a, khoán 2, điều 21 của Quy định này thì học viên phải đăng ký học lại một hoặc một số học phần có điểm dưới 5,5 hoặc có thể đổi sang học phần khác tương đương (nếu là học phần tự chọn). Điểm được công nhận sau khi học lại là điểm học phần cao nhất trong 2 lần học.

           Việc tổ chức đánh giá học phần, số lần kiểm tra, điều kiện thi kết thúc học phần, trọng số điểm kiểm tra và điểm thi được sử dụng thang điểm 10 và/hoặc thang điểm chữ 5 bậc A, B, C, D, F (tương đương với năm loại: giỏi, khá, trung bình, trung bình yếu và kém) khi tính điểm học phần; học lại (bao gồm các việc học lại đối với học phần đã đạt điểm 5,5 trở lên nếu học viên có nhu cầu và cơ sở đào tạo chấp nhận); cách tính điểm trung bình chung của các học phần (mục 6 điều 19 Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

           7. Nội dung chương trình đào tạo

           Chương trình được xây dựng theo định hướng ứng dụng.

           Căn cứ điều 20 và 21 tại Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

           Căn cứ Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ban hành ngày 16/4/2015 về việc ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

           Chương trình Thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Đại Nam được xây dựng như sau:

Phần I: Khối kiến thức chung : 3 học phần, 12 TC (20%)

Phần II: Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 12 học phần, 36 TC (60%)

Bắt buộc: 6 học phần, 18 TC (20%)

Tự chọn: 6 học phần, 18. TC (20%)

Phần III: Luận văn Thạc sĩ 12 TC (20%)

 

a. Cấu trúc và khối lượng chương trình đào tạo

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

Ngành: Tài chính - Ngân hàng

(Ban hành kèm theo Quyết định số:         /QĐ-ĐN ban hành ngày     tháng     năm 

của Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam)

     

        1. Thông tin chung:

  • Ngành đào tạo: Tài chính - Ngân hàng
  • Mã chương trình: 8340201
  • Tên chương trình: Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng
  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Hình thức đào tạo: Chính qui

          2. Mục tiêu đào tạo

           Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Đại Nam được xây dựng theo định hướng ứng dụng nhằm giúp người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động trong ngành Tài chính – Ngân hàng; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng tổ chức và vận hành công tác về tài chính và nghiệp vụ ngân hàng, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành trong việc thực hiện các công việc phù hợp với điều kiện thực tế tại các đơn vị kinh tế, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các đơn vị sự nghiệp hành chính công.

           2.1. Mục tiêu chung

           Cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng cho những người đã tốt nghiệp Đại học, bao gồm các lý thuyết, mô hình hiện đại trong kinh tế học và quản trị tài chính – ngân hàng và những ứng dụng của chúng; những công cụ tài chính mới được sử dụng trong kinh doanh và quản lý rủi ro; các xu hướng phát triển của khu vực Tài chính – Ngân hàng trên thế giới và tác động của chúng tới Việt Nam.

           Cung cấp các kỹ năng về các công tác trong ngành Tài chính – Ngân hàng như phân tích và dự báo động thái của thị trường tài chính; tính toán hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng; thiết kế được các chương trình huy động vốn và đầu tư vốn; thiết kế và thực thi các chiến lược phòng ngừa rủi ro tài chính; định giá doanh nghiệp; phân tích và khuyến nghị các chính sách ở tầm vĩ mô,…

           Ngoài tra, học viên còn được trang bị phương pháp nghiên cứu khoa học để trở thành những chuyên gia, những nhà quản lý có khả năng độc lập nghiên cứu trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.

           Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ trở thành những chuyên gia về Tài chính – Ngân hàng, có thể làm việc ở các Bộ, Ngành, các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, cũng như có thể làm cán bộ giảng dạy ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, hoặc tiếp tục nghiên cứu ở bậc đào tạo Tiến sĩ.

           2.2. Mục tiêu cụ thể

           Kiến thức:

           Trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu về Tài chính – Ngân hàng, không chỉ lập, triển khai kế hoạch huy động nguồn lực tài chính và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, tài sản của doanh nghiệp mà còn xây dựng chiến lược tài chính của doanh nghiệp theo tầm nhìn mới của nền kinh tế hiện đại; tính toán hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế xã hội và các tổ chức tín dụng; thực hiện tốt các công việc tài chính đặc thù của doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi quốc tế. Bên cạnh đó học viên còn có kiến thức về nghiên cứu khoa học để nâng cao khả năng nghiên cứu và tìm ra hướng giải quyết trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng

           Kỹ năng

- Kỹ năng nghề nghiệp:

           Kỹ năng phân tích đánh giá về chiến lược đầu tư, kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế; giải quyết các vấn đề tài chính ở Việt Nam trong bối cảnh và xu hướng thị trường tài chính quốc tế; có khả năng nghiên cứu, phân tích, vận dụng và triển khai tốt các chính sách điều hành kinh tế của Nhà nước; có khả năng phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính, thiết lập, thẩm định và quản lý dự án đầu tư tài chính trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau; Thực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên sâu khác của Ngân hàng thương mại…Trang bị cho người học những kiến thức, phương pháp phục vụ cho công tác hoạch định và quản trị tài chính trong các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội.

- Kỹ năng mềm:

+ Kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo và chịu được áp lực công việc;

+ Kỹ năng thuyết trình, quản lý và lãnh đạo nhóm;

+ Sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc (tương đương B1 Châu Âu)

Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

+ Có năng lực tự chủ và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng;

+ Có năng lực dẫn dắt chuyên môn, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn;

+ Có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng;

+ Có khả năng định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao.

Thái độ, hành vi: Học viên sẽ được đào tạo để trở thành các chuyên gia có trình độ nghề nghiệp cao, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt mà còn có tinh thần xây dựng và phát triển cộng đồng, sử dụng kiến thức một cách hữu ích cho xã hội

Các vị trí công tác có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:

           Học viên tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng tại Trường Đại học Đại Nam sẽ nâng cao được năng lực phân tích và tổng hợp; có thể đảm nhân vai trò cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, chuyên gia nghiên cứu phân tích chính sách, hoạch định chính sách tại các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý hoặc tác nghiệp kinh doanh tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, các ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng. Nền tảng kiến thức vững vàng , hệ thống, phương pháp nghiên cứu hiện đại được trang bị giúp học viên có thể tiếp tục nghiên cứu ở bậc Tiến sĩ hoặc tự bổ sung kiến thức trong thực tế công tác.

          3. Thời gian đào tạo: 1,5 – 2 năm (khoản b,c mục 3, điều 3 và mục 2 điều 24 Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

          4. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 60 tín chỉ

Phần I: Khối kiến thức chung: 3 học phần, 12 TC (20%)

Phần II: Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành : 12 học phần, 36 TC (60%)

Bắt buộc: 6 học phần, 18 TC (30%)

Tự chọn: 6 học phần, 18 TC (30%)

Phần III: Luận văn Thạc sĩ 12 TC (20%)

   a. Cấu trúc và khối lượng chương trình đào tạo

Khối lượng chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính Ngân hàng (15 HP, 60 TC)

Phần I: Kiến thức chung (3HP, 12TC, 20%)

Phần II: Kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành
12 HP, 36 TC (60%)

Phần III: Luận văn 12 TC (20%)

 

2.1. Kiến thức cơ sở (25%)

2.2. Kiến thức chuyên ngành (35%)

 

a. Bắt buộc

b. Tự chọn

a. Bắt buộc

b. Tự chọn

 

 

2 HP, 6 TC

3 HP, 9 TC

4 HP, 12 TC

3 HP, 9 TC

 

               

b. Chương trình đào tạo

STT

Mã học phần

Học phần

Tín chỉ

Tổng

LT

TH/TL,BT

1. KIẾN THỨC CHUNG 20%

12

6

6

1.

CH TH 501

Triết học

4

2

2

2.

CH NK 502

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

1,5

1,5

3.

CH EL 503

Tiếng Anh

5

2,5

2,5

2. KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH 58%

36

18

18

2.1 Kiến thức cơ sở 25%

15

7,5

7,5

a) Các học phần bắt buộc (2 học phần)

6

3

3

4.

CH VM 504

Kinh tế vi mô

3

1,5

1,5

5.

CH TT 513

Tài chính – Tiền tệ

3

1,5

1,5

b) Các học phần tự chọn (chọn 3 trong 8 học phần)

9

4,5

4,5

6.

CH VM 505

Kinh tế vĩ mô

3

1,5

1,5

7.

CH KL 510

Kinh tế lượng

3

1,5

1,5

8.

CH KP 511

Kinh tế phát triển

3

1,5

1,5

9.

CH QT 508

Quản trị học

3

1,5

1,5

10.

CH KT 514

Kế toán tài chính

3

1,5

1,5

11.

CH PL 515

Pháp luật Tài chính – Ngân hàng

3

1,5

1,5

12.

CH HT 516

Hệ thống thông tin quản lý

3

1,5

1,5

13.

CH VH 517

Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

3

1,5

1,5

2.2

Kiến thức chuyên ngành 35%

21

10,5

10,5

a. Các học phần bắt buộc (4 học phần)

12

6

6

14.

CH TD 520

Tài chính doanh nghiệp

3

1,5

1,5

15.

CH TQ 521

Tài chính quốc tế

3

1,5

1,5

16.

CH CK 522

Thị trường chứng khoán

3

1,5

1,5

17.

CH NH 523

Ngân hàng thương mại

3

1,5

1,5

b. Các học phần tự chọn (chọn 3 trong 9 học phần sau)

9

3

3

18.

CH TC 524

Tài chính công

3

1,5

1,5

19.

CH PT 522

Phân tích tài chính

3

1,5

1,5

20.

CH DA 525

Thẩm định tài chính dự án đầu tư

3

1,5

1,5

21.

CH TS 526

Định giá tài sản

3

1,5

1,5

22.

CH NH 527

Ngân hàng Trung ương

3

1,5

1,5

23.

CH MK 528

Marketing ngân hàng

3

1,5

1,5

24.

CH NH 530

Quản trị ngân hàng thương mại

3

1,5

1,5

25.

CH TC 531

Tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

3

1,5

1,5

26.

CH TC 529

Tài chính công ty đa quốc gia

3

1,5

1,5

3. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 20%

12

 

12

Tổng toàn khóa ( Tín chỉ )

60

24

36

 

8. Kế hoạch đào tạo

STT

Mã học phần

Tên học phần

Khối lượng
(Tín chỉ)

Ghi chú

HỌC KỲ I:

18

 

1.

CH TH 501

Triết học

4

 

2.

CH EL 503

Tiếng Anh

5

 

3.

CH VM 504

Kinh tế vi mô

3

 

4.

 

Tự chọn 1 (môn cơ sở tự chọn thứ nhất)

3

 

5.

 

Tự chọn 2 (môn cơ sở tự chọn thứ hai)

3

 

HỌC KỲ II:

15

 

1.

CH TT 513

Tài chính – Tiền tệ

3

 

2.

CH TD 520

Tài chính doanh nghiệp

3

 

3.

CH NH 523

Ngân hàng thương mại

3

 

4.

 

Tự chọn 3 (môn cơ sở tự chọn thứ ba)

3

 

5.

 

Tự chọn 4 (môn chuyên ngành tự chọn thứ nhất)

3

 

HỌC KỲ III:

15

 

1.

CH NK 502

Nghiên cứu khoa học

3

 

2.

CH TQ 521

Tài chính quốc tế

3

 

3.

CH CK 522

Thị trường chứng khoán

3

 

4.

 

Tự chọn 5 (môn chuyên ngành tự chọn thứ hai)

3

 

5.

 

Tự chọn 6 (môn chuyên ngành tự chọn thứ ba)

3

 

HỌC KỲ IV: (Làm luận văn và bảo vệ luận văn)

12

 

        

 

 

       
     
           
         
               

b. Chương trình đào tạo

STT

Mã học phần

Học phần

Tín chỉ

Tổng

LT

TH/TL,BT

1. KIẾN THỨC CHUNG 20%

12

6

6

1.

CH TH 501

Triết học

4

2

2

2.

CH NK 502

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

1,5

1,5

3.

CH EL 503

Tiếng Anh

5

2,5

2,5

2. KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH 58%

36

18

18

2.1 Kiến thức cơ sở 25%

15

7,5

7,5

a) Các học phần bắt buộc (2 học phần)

6

3

3

4.

CH VM 504

Kinh tế vi mô

3

1,5

1,5

5.

CH TT 513

Tài chính – Tiền tệ

3

1,5

1,5

b) Các học phần tự chọn (chọn 3 trong 8 học phần)

9

4,5

4,5

6.

CH VM 505

Kinh tế vĩ mô

3

1,5

1,5

7.

CH KL 510

Kinh tế lượng

3

1,5

1,5

8.

CH KP 511

Kinh tế phát triển

3

1,5

1,5

9.

CH QT 508

Quản trị học

3

1,5

1,5

10.

CH KT 514

Kế toán tài chính

3

1,5

1,5

11.

CH PL 515

Pháp luật Tài chính – Ngân hàng

3

1,5

1,5

12.

CH HT 516

Hệ thống thông tin quản lý

3

1,5

1,5

13.

CH VH 517

Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

3

1,5

1,5

2.2

Kiến thức chuyên ngành 35%

21

10,5

10,5

a. Các học phần bắt buộc (4 học phần)

12

6

6

14.

CH TD 520

Tài chính doanh nghiệp

3

1,5

1,5

15.

CH TQ 521

Tài chính quốc tế

3

1,5

1,5

16.

CH CK 522

Thị trường chứng khoán

3

1,5

1,5

17.

CH NH 523

Ngân hàng thương mại

3

1,5

1,5

b. Các học phần tự chọn (chọn 3 trong 9 học phần sau)

9

3

3

18.

CH TC 524

Tài chính công

3

1,5

1,5

19.

CH PT 522

Phân tích tài chính

3

1,5

1,5

20.

CH DA 525

Thẩm định tài chính dự án đầu tư

3

1,5

1,5

21.

CH TS 526

Định giá tài sản

3

1,5

1,5

22.

CH NH 527

Ngân hàng Trung ương

3

1,5

1,5

23.

CH MK 528

Marketing ngân hàng

3

1,5

1,5

24.

CH NH 530

Quản trị ngân hàng thương mại

3

1,5

1,5

25.

CH TC 531

Tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

3

1,5

1,5

26.

CH TC 529

Tài chính công ty đa quốc gia

3

1,5

1,5

3. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 20%

12

 

12

Tổng toàn khóa ( Tín chỉ )

60

24

36

 

8. Kế hoạch đào tạo

STT

Mã học phần

Tên học phần

Khối lượng
(Tín chỉ)

Ghi chú

HỌC KỲ I:

18

 

1.

CH TH 501

Triết học

4

 

2.

CH EL 503

Tiếng Anh

5

 

3.

CH VM 504

Kinh tế vi mô

3

 

4.

 

Tự chọn 1 (môn cơ sở tự chọn thứ nhất)

3

 

5.

 

Tự chọn 2 (môn cơ sở tự chọn thứ hai)

3

 

HỌC KỲ II:

15

 

1.

CH TT 513

Tài chính – Tiền tệ

3

 

2.

CH TD 520

Tài chính doanh nghiệp

3

 

3.

CH NH 523

Ngân hàng thương mại

3

 

4.

 

Tự chọn 3 (môn cơ sở tự chọn thứ ba)

3

 

5.

 

Tự chọn 4 (môn chuyên ngành tự chọn thứ nhất)

3

 

HỌC KỲ III:

15

 

1.

CH NK 502

Nghiên cứu khoa học

3

 

2.

CH TQ 521

Tài chính quốc tế

3

 

3.

CH CK 522

Thị trường chứng khoán

3

 

4.

 

Tự chọn 5 (môn chuyên ngành tự chọn thứ hai)

3

 

5.

 

Tự chọn 6 (môn chuyên ngành tự chọn thứ ba)

3

 

HỌC KỲ IV: (Làm luận văn và bảo vệ luận văn)

12

 

           9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

9.1. Triết học (4 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Học viên đã hoàn thành học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh, Triết học bậc đại học

Môn học gồm có 8 chương, bao gồm các kiến thức cơ bản về lịch sử Triết học và Triết học Mác – Lênin. Các kiến thức đó kế thừa các kiến thức đã có ở bậc Đại học, từ đó bổ sung và phát triển lên một trình mới độ mới cao hơn gắn liền với các thành tựu mới của khoa học và công nghệ, với các vấn đề của thời đại và thực tiễn đất nước đang đặt ra, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

9.2. Tiếng Anh (5 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh học ở các bậc đại học trình độ A1 khung ngoại ngữ bậc 6 Việt Nam.

Học viên sẽ  có cơ hội ôn tập những vấn đề ngữ pháp và từ vựng cơ bản trong chương trình tiếng Anh B1 Châu Âu

Ngữ pháp: các thời của động từ, câu bị động, danh từ số ít, số nhiều, sự hợp thời giữa chủ ngữ và động từ, câu điều kiện, câu trực tiếp, gián tiếp, các mệnh đề trong tiếng Anh, liên từ, và cách dùng động từ nguyên thể dạng -Ing.

Từ vựng: các chủ đề từ vựng quen thuộc như: gia đình, bạn bè, công việc, cuộc sống, giáo dục, thể thao. Khó khăn và giải pháp…

Kỹ năng: luyện các kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc viết dựa trên ngữ liệu được soạn trong giáo trình, đáp ứng yêu cầu trình độ B1 Châu Âu

9.3. Phương pháp nghiên cứu khoa học (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần cung cấp cơ sở phương pháp luận về NCKH, quy trình và thiết kế nghiên cứu một đề tài NCKH, các công cụ hữu hiệu cần được sử dụng trong quá trình thực hiện một đề tài nghiên cứu, cách trình bày kết quả nghiên cứu. Học phần này sẽ mang lại những kiến thức bổ ích, những thông tin thiết thực cho học viên và những người bắt đầu làm công tác NCKH

9.4. Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Không

Ở bậc Đại học, Kinh tế vi mô đã cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sự vận luật của nền kinh tế thị trường thông qua việc phân tích quy luật cung cầu, lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng, nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Ở bậc cao học, học phần này sẽ bao gồm 3 phần chính: Trong phần đầu sẽ giới thiệu lý thuyết lựa chọn trong điều kiện bất định, định giá trong điều kiện có sứ mạnh thị trường nghiên cứu các mô hình của thị trường độc quyền nhóm và lý thuyết trò chơi. Phần thứ hai nghiên cứu tính hiệu quả của thị trường và chỉ ra những tổn thất xã hội từ các chính sách can thiệp của Chính phủ. Phần cuối cùng là phân tích những thất bại của thị trường và thảo luận vai trò của Chính phủ trong việc sửa chữa những thất bại này.

9.5. Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô

Ở bậc Đại học, sinh viên được giới thiệu khái quát các chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản và nhấn mạnh vào vai trò quản lý của nhà nước bằng các chính sách kinh tế vĩ mô. Ở bậc học sau đại học này, Kinh tế vĩ mô nâng cao được chia làm 3 phần chính sau đây. Phần đầu tiên chỉ ra tác động của chính sách ngân sách và tiền tệ trong khuôn khổ của mô hình IS-LM. Trọng tâm của phần này là phân tích nền tảng kinh tế vi mô của các bộ phận cấu thành tổng cầu. Phần thứ 2 trình bày tổng quát mô hình tổng cung và tổng cầu và những mô hình giải thích chu kỳ kinh doanh hiện đại và các lý thuyết về chính sách kinh tế vĩ mô. Phần cuối cùng trình bày các mô hình tăng trưởng kinh tế.

9.6. Tài chính – Tiền tệ (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức lý luận chuyên sâu về tài chính, tiền tệ trong nền kinh tế thị trường, làm nền tảng để nghiên cứu các môn nghiệp vụ thuộc khối ngành Kinh tế và Tài chính – Tiền tệ như: Tổng quan về tài chính tiền tệ; các nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế; Cấu trúc tài chính doanh nghiệp và khuynh hướng tài trợ doanh nghiệp; Thị trường tài chính; Hệ thống tiền tệ, khủng hoảng tài chính tiền tệ và tự do hoá tài chính.

9.7. Kinh tế lượng (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Không

Môn học Kinh tế lượng gồm 2 phần chính: Phần thứ nhất giới thiệu mô hình hồi quy tuyến tính, phương pháp OLS ước lượng mô hình này cũng như thực hiện các suy diễn thống kê đối với các kết quả ước lượng. Phần thứ hai bao gồm việc kiểm định chất lượng các mô hình thông qua kiểm tra các điều kiện của giả thiết cơ bản và giải pháp khắc phục. Trình bày và sử dụng phân tích dự báo theo chương trình phần mềm MFIT3.

9.8. Kinh tế phát triển (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô và vĩ mô, Kinh tế phát triển – Đại cương và Kinh tế lượng từ bậc đại học.

Học phần nghiên cứu chuyên sâu về phát triển kinh tế trong điều kiện kém phát triển, quá trình chuyển một nền kinh tế từ tình trạng trì trệ, lạc hậu, tăng trưởng thấp, tỷ lệ nghèo đói và mất công bằng xã hội cao sang một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, có hiệu quả và với các tiêu chí xã hội ngày càng được cải thiện.

9.9. Quản trị học (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Không

Môn học cung cấp kiến thức cho người học về các Kỹ năng quản trị, các học thuyết quản trị khác nhau, sự ảnh hưởng của môi trường quản trị, Tiến trình ra quyết định quản trị, các chức năng Hoạch định – Tổ chức – Điều khiển – Kiểm tra trong quản trị.

9.10. Kế toán tài chính (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần này trang bị những kiến thức nâng cao, phương pháp phân tích và kỹ năng quản trị kế toán tài chính như: bản chất, chức năng, yêu cầu, nguyên tắc của kế toán tài chính hệ thống và phương pháp kế toán tài chính, hình thức sổ kế toán, trình tự chung trong công tác kế toán tài chính đối với các yếu tố, các quá trình kinh doanh chủ yếu.

 

9.11. Pháp luật Tài chính – Ngân hàng (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Tài chính tiền tệ, Luật kinh tế

Môn Pháp luật Tài chính – Ngân hàng cung cấp kiến thức mới nhất và nâng cao so với bậc đại học nhằ giúp các học viên có đủ khả năng nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật tài chính và ngân hàng. Học viên được tiếp cận học phần với 2 nội dung cơ bản: Pháp luật về tài chính và Pháp luật về ngân hàng.

9.12. Hệ thống thông tin quản lý (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Tin học đại cương, tiếng Anh căn bản

Học phần này cung cấp kiến thức chuyên sâu về cơ sở dữ liệu của hệ thống CNTT, phân tích hệ thống CNTT, thiết kế và triển khai hệ thống CNTT và hệ thống CNTT trong công tác quản lý doanh nghiệp (tài chính, nhân lực, marketing…)

9.13. Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần cung cấp các kiến thức về đạo đức kinh doanh (chuẩn mực đạo đức kinh doanh, xây dựng đạo đức kinh doanh) và văn hoá doanh nghiệp (xây dựng văn hoá doanh nghiệp, nhân tố tạo lập văn hoá doanh nghiệp, xây dựng văn hoá doanh nghiệp và văn hoá trong các hoạt động kinh doanh).

9.14. Tài chính doanh nghiệp (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Tài chính doanh nghiệp bậc đại học

Học phần Tài chính doanh nghiệp tập trung vào những vấn đề có tính chất cốt lõi của tài chính doanh nghiệp, trang bị cho học viên những kiến thức chuyên sâu về học thuyết, nguyên tắc và kỹ thuật nâng cao để ra các quyết định tài chính: quyết định đầu tư, tài trợ và cổ tức. Những chủ đề chính cả học phần bao gồm: hoạch định ngân sách vốn đầu tư, quyết định tài trợ, Cơ cấu tài chính và chính sách cổ tức, dự báo và phân tích tài chính, quản trị rủi ro tài chính.

9.15. Tài chính quốc tế (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Tài chính doanh nghiệp bậc đại học, Lý thuyết tài chính tiền tệ

Học phần Tài chính quốc tế cung cấp cho người học một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản và nâng cao về môi trường hoạt động của các công ty đa quốc gia, môi trường tài chính quốc tế. Nội dung học phần này bao gồm kiến thức về thị trường tài chính quốc tế, các hành vi tỷ giá hối đoái và chương về khủng hoảng tài chính quốc tế. Bên cạnh đó học phần này còn dựa trên các kiến thức nền tảng của học phần Tài chính doanh nghiệp để trang bị cho học viên các kiến thức nâng cao về quản trị tài chính của các công ty đa quốc gia trong môi trường hội nhập và cạnh tranh toàn cầu. Các nội dung được giảng dạy ở bậc cao học, một mặt kế thừa các kiến thức cơ sở ở bậc đại học, mặt khác bổ sung thêm những nội dung mới và cập nhật những kiến thức cao cấp chưa được giảng dạy ở bậc đại học, chủ yếu là giới thiệu cho học viên cao học khả năng nghiên cứu là chính.

9.16. Thị trường chứng khoán (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Không

Học viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về thị trường chứng khoán: chủ thể, hoạt động lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ chứng khoán; cơ chế quản lý, giám sát hoạt động trên thị trường chứng khoán.

9.17. Ngân hàng thương mại (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Ngân hàng thương mại bậc đại học, Pháp luật Tài chính Ngân hàng, Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng.

Môn học Ngân hàng thương mại gồm 5 chương: Chương 1 xem xét những nội dung mang tính tổng quan về ngân hàng và hoạt động ngân hàng; Chương 2 trình bày về Quản trị rủi ro thị trường của ngân hàng thương mại, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá. Chương 3 trình bày sâu về Quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại. Chương 4 xem xét về Quản trị TS – Nợ trong NHTM, chương 5 trình bày về cấu trúc hệ thống NHTM.

9.18. Tài chính công (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Pháp luật Tài chính – Ngân hàng

Học phần sẽ trang bị cho người học những lý luận nâng cao và có tính chuyên sâu về khu vực công và tài chính công, trên cơ sở đó lý giải sự can thiệp của Chính phủ thông qua công cụ thuế và chi tiêu đối với nền kinh tế, đây là hai công cụ chủ yếu của tài chính công. Bên cạnh đó, học phần nghiên cứu chuyên sâu về phân tích sự bền vững của ngân sách thông qua việc tài trợ thâm hụt ngân sách và nợ công, phân tích lợi ích và chi phí dự án công.

9.19. Phân tích tài chính (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính – Tiền tệ.

Cung cấp kiến thức nâng cao trong việc phân tích chi phí giá thành và kết quả sản xuất kinh doanh; phân tích cơ cấu tài chính, phân tích hiệu quả sử dụng vốn, phân tích khả năng thanh toán và phân tích lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp; đánh giá chung về tình hình tài chính và đưa các quyết định và giải pháp mang tính chiến lược về tài chính của doanh nghiệp.

9.20. Thẩm định tài chính dự án đầu tư (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Tài chính doanh nghiệp

Học viên được học chuyên sâu về thẩm định tài chính dự án đầu tư, bao gồm các kiến thức nâng cao về lập và phân tích dòng ngân lưu của dự án, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án từ các quan điểm khác nhau và định lượng rủi ro cũng như độ an toàn tài chính của dự án trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh. Các nội dung được giảng dạy ở bậc cao học kế thừa các kiến thức cơ sở ở bậc đại học để bổ sung thêm những nội dung mới và cập nhật những kiến thức chuyên sâu chưa được giảng dạy ở bậc đại học, kèm theo các kiến thức thực hành, kỹ năng sử dụng phần mềm Excel để phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng như độ nhậy của dự án.

9.21. Định giá tài sản (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Tài chính doanh nghiệp

Trên cơ sở các lý thuyết cơ bản đã được học ở bậc đại học, học phần này trang bị cho người học những kiến thức chuyên sâu hơn về định giá tài sản để học viên có thể quản lý được các công tác công tác tài chính có liên quan đến hoạt động định giá doanh nghiệp làm cơ sở ra cac quyết định cho tài chính đối với các tổ chức như doanh nghiệp, ngân hàng, cơ bản quản lý nhà nước đó là việc hệ thống hoá nâng cao các khái niệm, quan điểm về cơ sở thị trường, cơ sở phi thị trường trong định giá tài sản, hiểu và vận dụng thành thạo các tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản và các phương pháp định giá tài sản trong nền kinh tế thị trường.

9.22. Ngân hàng Trung ương (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Ngân hàng thương mại, Tài chính tiền tệ

Trang bị cho học viên kiến thức chuyên sâu về Ngân hàng Trung ương; các nghiệp vụ của Ngân hàng Trung ương; việc sử dụng các công cụ và chính sách tiền tệ để điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông, và quản lý nhà nước của Ngân hàng Trung ương đối với hệ thông các tổ chức tín dụng.

9.23. Marketing ngân hàng (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Marketing cơ bản bậc đại học, Lý thuyết tài chính tiền tệ

Khái quát những vấn đề chung của Marketing và quá trình xâm nhập của marketing vào hoạt động ngân hàng;

Kinh nghiệm tiến hành hoạt động marketing trong lĩnh vực của một số ngân hàng, định chế tài chính trong và ngoài nước;

Một số vấn đề liên quan đến việc tổ chức thực hiện hoạt động marketing trong các ngân hàng.

9.24. Quản trị ngân hàng thương mại (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Pháp luật tài chính – ngân hàng

Trang bị cho học viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng các kiến thức cơ bản, hệ thống và toàn diện về quản trị hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Nội dung cơ bản của Học phần bao gồm (1) Tổng quan về quản trị và chiến lược kinh doanh của ngân hàng; (2) Khái quát quản lý tài sản Nợ  - Tài sản Có; (3) Quản trị nghiệp vụ cấp tín dụng; (4) Quản lý nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh vốn; (5) Quản lý rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản; (6) Quản lý rủi ro hoạt động (rủi ro vận hành); (7) Quản trị nguồn nhân lực và xây dựng văn hoá kinh doanh ngân hàng; (8) Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng.

9.25. Tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (3 tín chỉ)

Học phần cung cấp kiến thức chuyên sâu và nâng cao về quản trị NHTMCP Việt Nam, gồm hệ thống quản trị NHTMCP, các hoạt động quản trị NHTMCP tại Việt Nam. Học phần được triển khai dưới dạng chuyên đề nâng cao.

9.26. Tài chính công ty đa quốc gia (3 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Pháp luật Tài chính Ngân hàng

Môn học này là sự tiếp nối của những kiến thức đã được trang bị từ môn học Tài chính doanh nghiệp và Tài chính quốc tế. Các kiến thức được trang bị trong môn học này chủ yếu là những nội dung có liên quan đến quản trị tài chính ở các công ty đa quốc gia. Các nội dung chính là đo lường độ nhạy cảm giao dịch đối với các dao động tỷ giá; đo lường độ nhảy cảm kinh tế đối với các dao động tỷ giá; đo lường độ nhạy cảm chuyển đổi đối với các dao động tỷ giá; phòng ngừa rủi ro và độ nhạy cảm đối với các dao động tỷ giá.

           10. Luận văn tốt nghiệp (12 tín chỉ)

Điều kiện tiên quyết: Đã hoàn thành tất cả các học phần trong khoá học

Với các học phần được trang bị trong quá trình học tập, học viên lựa chọn một đề tài luận văn có tính ứng dụng cao đối với ngành/chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Việc giải quyết đề tài phải dựa trên cơ sở hệ thống hoá các lý luận đã được trang bị, vận dụng vào thực tiễn, đưa ra được những nhận xét và các giải pháp thiết thực. Đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của học viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên ngành/chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng có học vị bậc Tiến sĩ trở lên.

           11. Hướng dẫn thực hiện chương trình

1. Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành/chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng được xây dựng trên cơ sở đề án mở ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành/chuyên ngành Tài chính Ngân hàng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt và Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 về việc ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đạt được đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

2. Chương trình được thiết kế theo định hướng ứng dụng, thời gian đào tạo 1,5 – 2 năm

3. Hình thức đào tạo: Tập trung định kỳ nhưng phải đảm bảo khối lượng kiến thức quy định 60 tín chỉ. Vì vậy thời gian đào tạo có thể cho phép kéo dài nhưng không vượt quá 2 năm

4. Tuân thủ lộ trình các học phần theo kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt. Việc đánh giá kết quả các học phần, luận văn tốt nghiệp, xét tốt nghiệp thực hiện theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Viện Đào tạo Sau Đại học, phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, phòng Đào tạo, phòng Tài chính kế toán và các đơn vị liên quan thực hiện chương trình trên cơ sở phân công nhiệm vụ quản lý đào tạo sau đại học của nhà trường

Bạn có thể xem thêm thông tin tại thông báo tuyển sinh thạc sĩ