CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
Ngành: Luật Kinh tế
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐN ban hành ngày tháng năm
của Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam)
1. Thông tin chung
- Ngành đào tạo: Luật Kinh tế
- Mã chương trình: 8380107
- Tên chương trình: Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Luật Kinh tế
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Hình thức đào tạo: Chính qui
2. Tóm tắt về chương trình
2.1. Mục tiêu đào tạo
* Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế định hướng ứng dụng của Trường Đại học Đại Nam được xây dựng nhằm trang bị cho học viên các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Luật Kinh tế, cũng như các kỹ năng cần thiết để có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực. Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ có được những kiến thức hệ thống, hiện đại về pháp luật kinh tế, có năng lực làm việc trong khu vực công (cơ quan quản lý Nhà nước các cấp Bộ, ngành, địa phương) và các khu vực khác (trường học, tổ chức, doanh nghiệp).
* Mục tiêu cụ thể:
- Về kiến thức: Người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế định hướng ứng dụng của Trường Đại học Đại Nam sẽ làm chủ được những kiến thức chuyên sâu của ngành luật kinh tế của Việt Nam và quốc tế, có khả năng đảm nhiệm công việc ở cấp độ chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo. Bên cạnh đó, người học thạc sĩ Luật kinh tế của Trường Đại học Đại Nam sẽ là người có tư duy phản biện; có khả năng phản biện - nhận thức đa chiều và tìm ra giải pháp; có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.
- Về kỹ năng: Người học được đào tạo thạc sĩ luật kinh tế định hướng thực hành tại Trường Đại học Đại Nam sẽ:
+ Ứng dụng được lý thuyết pháp lý kinh tế chuyên sâu để giải quyết những vấn đề phức tạp trong thực tiễn về quản lý kinh tế và đầu tư, kinh doanh.
+ Kỹ năng nghiên cứu khoa học pháp lý để người học tiếp tục tự đào tạo, phát triển năng lực cá nhân.
+ Kỹ năng tiếng Anh đạt được mức đọc hiểu một báo cáo hay trình bày một bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành luật kinh tế; có thể diễn đạt bằng tiếng Anh trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn, trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh.
2. Chuẩn đầu ra
- Kiến thức:
- Hiểu rõ kiến thức lý thuyết và thực tế chuyên sâu về các trụ cột chính trong luật kinh tế như: pháp luật thương mại, pháp luật lao động và pháp luật tài chính – ngân hàng, pháp luật về đất đai, pháp luật về môi trường;
- Hiểu sâu những kiến thức về các chủ đề chính trong chương trình đào tạo gồm: chủ thể kinh doanh; thành lập, tổ chức, quản lý, tranh chấp, giải thể, phá sản, cạnh tranh; hợp đồng, thuế, thương mại quốc tế, thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, trách nhiệm xã hội v.v;
- Hiểu được những kiến thức liên ngành giữa luật kinh tế và các lĩnh vực liên quan như: tài sản, thừa kế, hôn nhân hay những kiến thức xã hội tổng thể khác;
- Hiểu được những kiến thức chung về quản trị, quản lý và vận dụng trong việc quản lý hoạt động chuyên môn, quản trị rủi ro.
- Kỹ năng:
- Vận dụng hiệu quả những công cụ, phương pháp tra cứu, tìm kiếm các văn bản và nội dung pháp luật kinh tế phục vụ cho công việc;
- Vận dụng thành thạo những kỹ thuật trong giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm;
- Phân tích sâu được những tình huống để đưa ra nội dung tư vấn, đàm phán và soạn thảo hợp đồng kinh tế hiệu quả;
- Tổng hợp, đánh giá được những phát sinh, tranh chấp trong hoạt động kinh doanh để đưa ra được những phương án giải quyết tối ưu;
- Đạt trình độ tiếng Anh bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Chủ động tổng hợp, phân tích tình huống nhằm phát hiện và giải quyết những vấn đề trong chuyên ngành luật kinh tế với những đề xuất sáng kiến có giá trị;
- Tích cực định hướng phát triển năng lực cá nhân thích nghi với môi trường có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn;
- Đánh giá vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ để đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia; đổng thời bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn đó;
- Phân tích, đánh giá các nhân tố và bối cảnh để quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; xây dựng các kế hoạch nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.
- Các vị trí công tác có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp: Người tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành đào tạo luật kinh tế theo định hướng ứng dụng có thể tham gia thực hiện công việc chuyên môn ở các vị trí:
- Làm công tác quản lí hoặc công tác thực tiễn khác trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
- Làm việc trong các công ty luật, các văn phòng luật sư, tổ chức trọng tài v.v;
- Làm công tác thực tiễn tại các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp khác trong bộ máy nhà nước như: Quốc hội, Chính phủ, hệ thống tòa án, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan quản lí kinh tế khác;
- Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật, các viện, trung tâm nghiên cứu luật.
2.3. Chương trình đào tạo tổng thể
Tổng số học phần: 60 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung: 12 tín chỉ (03 học phần)
- Khối kiến thức cơ sở ngành:
+ Các học phần bắt buộc: 09 tín chỉ (03 học phần)
+ Các học phần tự chọn: 08 tín chỉ (04 học phần)
- Phần kiến thức kiến thức chuyên ngành:
+ Các học phần bắt buộc: 09 tín chỉ (03 học phần)
+ Các học phần tự chọn: 10 tín chỉ (05 học phần)
- Luận văn: 12 tín chỉ.
Các học phần và luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Kinh tế được sắp xếp như sau:
TT |
MÃ HỌC PHẦN |
TÊN HỌC PHẦN |
KHỐI LƯỢNG (TÍN CHỈ) |
||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thảo luận, thực hành, kiểm tra |
|||
Phần I. KIẾN THỨC CHUNG |
12 |
||||
1 |
ĐNTH801 |
Triết học |
4 |
2 |
2 |
2 |
ĐNTA802 |
Tiếng Anh |
5 |
2.5 |
2.5 |
3 |
ĐNNC803 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học luật |
3 |
1.5 |
1.5 |
Phần II: KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH |
14 |
||||
Học phần bắt buộc: |
6 |
||||
4 |
ĐNTM810 |
Những vấn đề chuyên sâu và hiện đại về Luật thương mại |
2 |
1 |
1 |
5 |
ĐNLĐ811 |
Những vấn đề chuyên sâu và hiện đại về Luật lao động |
2 |
1 |
1 |
6 |
ĐNTN812 |
Những vấn đề chuyên sâu và hiện đại về Luật tài chính - Ngân hàng |
2 |
1 |
1 |
Học phần tự chọn: chọn 4 trong 8 học phần sau (4x2 = 8TC) |
8 |
||||
7 |
ĐNDN813 |
Pháp luật doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh khác |
2 |
1 |
1 |
8 |
ĐNĐĐ814 |
Những vấn đề chuyên sâu và hiện đại về Luật đất đai |
2 |
1 |
1 |
9 |
ĐNMT815 |
Những vấn đề chuyên sâu và hiện đại về Luật môi trường |
2 |
1 |
1 |
10 |
ĐNCT816 |
Pháp luật cạnh tranh |
2 |
1 |
1 |
11 |
ĐNĐT817 |
Pháp luật đầu tư |
2 |
1 |
1 |
12 |
ĐNPS818 |
Pháp luật phá sản |
2 |
1 |
1 |
13 |
ĐNQT819 |
Pháp luật thương mại quốc tế |
2 |
1 |
1 |
14 |
ĐNNN820 |
Quản lý Nhà nước về kinh tế |
2 |
1 |
1 |
Phần III: KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
22 |
||||
Học phần bắt buộc: |
9 |
||||
15 |
ĐNHĐ850 |
Đàm phán, soạn thảo hợp đồng trong kinh doanh |
3 |
1.5 |
1.5 |
16 |
ĐNTC851 |
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh |
3 |
1.5 |
1.5 |
17 |
ĐNQT852 |
Kỹ năng quản trị doanh nghiệp |
3 |
1.5 |
1.5 |
Học phần tự chọn: chọn 5 trong 10 học phần sau (5x2 = 8TC) |
10 |
||||
18 |
ĐNKL853 |
Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động |
2 |
1 |
1 |
19 |
ĐNBT954 |
Pháp luật về thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ tái định cư |
2 |
1 |
1 |
20 |
ĐNAT955 |
Áp dụng pháp luật về thuế trong hoạt động kinh doanh |
2 |
1 |
1 |
21 |
ĐNSH856 |
Pháp luật sở hữu trí tuệ trong kinh doanh |
2 |
1 |
1 |
22 |
ĐNCK857 |
Pháp luật về kinh doanh chứng khoán |
2 |
1 |
1 |
23 |
ĐNTD858 |
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng |
2 |
1 |
1 |
24 |
ĐNXH859 |
Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp |
2 |
1 |
1 |
25 |
ĐNBS860 |
Pháp luật về kinh doanh bất động sản |
2 |
1 |
1 |
26 |
ĐNTĐ861 |
Pháp luật thương mại điện tử |
2 |
1 |
1 |
27 |
ĐNBH827 |
Ứng dụng pháp luật về tiền lương và bảo hiểm trong doanh nghiệp |
2 |
1 |
1 |
28 |
ĐNTT828 |
Thực tập |
3 |
||
|
|
Luận văn tốt nghiệp |
12 |
|
|
TỔNG CỘNG |
60 |
Bạn có thể xem thêm thông tin tại thông báo tuyển sinh thạc sĩ