13/06/2020

1454

Thạc sĩ Kế toán

Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ Kế toán được xây dựng theo định hướng ứng dụng nhằm giúp người học nâng cao  kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động trong nghề Kế toán; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng tổ chức và vận hành công tác Kế toán, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành trong việc thực hiện các công việc phù hợp với điều kiện thực tế tại các đơn vị kinh tế và đơn vị sự nghiệp hành chính công; có phương pháp nghiên cứu khoa học và có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

Ngành: Kế toán

(Ban hành kèm theo Quyết định số:         /QĐ-ĐN ban hành ngày     tháng     năm 

của Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam)

     

         1. Thông tin chung:

  • Ngành đào tạo: Kế toán
  • Mã chương trình: 8340301
  • Tên chương trình: Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Kế toán
  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Hình thức đào tạo: Chính qui

          2. Mục tiêu đào tạo

        Căn cứ vào quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành, chuyên ngành Kế toán được xây dựng theo định hướng ứng dụng nhằm giúp người học nâng cao  kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động trong nghề Kế toán; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng tổ chức và vận hành công tác Kế toán, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành trong việc thực hiện các công việc phù hợp với điều kiện thực tế tại các đơn vị kinh tế và đơn vị sự nghiệp hành chính công; có phương pháp nghiên cứu khoa học và có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ.

          2.1. Mục tiêu chung

          Cung cấp cho học viên kiến thức chuyên sâu về Kế toán; sử dụng tốt các công cụ  kế toán tài chính trong kinh doanh, trong quản lý Tài chính tại các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội; vận dụng thành thạo kiến thức về kế toán kiểm toán trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược tài chính của đơn vị theo tầm nhìn mới của nền kinh tế hiện đại.

          Học viên tốt nghiệp cao học ngành Kế toán có đủ năng lực để giải quyết các vấn đề chuyên môn Kế toán, kiểm toán có độ phức tạp cao có tính liên ngành và có năng lực nghiên cứu khoa học

          2.2. Mục tiêu cụ thể

Kiến thức:

Trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, phục vụ cho việc tổng hợp, phân tích và luận giải các vấn đề liên quan đến hệ thống kế toán, kiểm toán và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trang bị cho người học những kiến thức, phương pháp phục vụ cho công tác hoạch định và quản trị tài chính trong các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội.

Kỹ năng:

- Kỹ năng nghề nghiệp

+ Kỹ năng tổng hợp, phân tích, hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách và quyết định về kế toán và kiểm toán;

+ Kỹ năng quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp;

+ Kỹ năng phân tích, đánh giá tình hình tài chính chung cũng nhu tình hình tài chính của các doanh nghiệp;

+ Có khả năng tư duy hệ thống, phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách độc lập, sáng tạo;

- Kỹ năng mềm

+ Kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo và chịu được áp lực công việc;

+ Kỹ năng thuyết trình, quản lý và lãnh đạo nhóm;

+ Sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc (tương đương B1 Châu Âu)

Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

+ Có năng lực tự chủ và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán;

+ Có năng lực dẫn dắt chuyên môn, chuyên ngành kế toán, kiểm toán, bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn;

+ Có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực kế toán, kiểm toán;

+ Có khả năng định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao.

Thái độ, hành vi: Học viên sẽ được đào tạo không chỉ trở thành các chuyên gia có trình độ nghề nghiệp cao, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt mà còn có tinh thần xây dựng và phát triển cộng đồng, sử dụng kiến thức một cách hữu ích cho xã hội.

Các vị trí công tác có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:

- Chuyên gia hoạch định, phân tích, tư vấn chính sách về các hoạt động liên quan tới lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, làm việc tại các tập đoàn, tổng công ty, các tổ chức kinh tế - xã hội từ Trung ương tới địa phương;

- Chuyên gia cao cấp về phân tích, quản trị tài chính và kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế;

- Nghiên cứu viên và giảng viên về kế toán – kiểm toán, tài chính tại các Viện nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng;

- Các nhà quản lý tại cơ quan quản lý Nhà nước hay giám đốc tài chính tại các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế.

          3. Chương trình đào tạo

Chương trình gồm 3 phần với 15 học phần tương đương 60   tín chỉ:

Phần I: Khối kiến thức chung: 3 học phần, 12 TC (20%)

Phần II: Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành : 12 học phần, 36 TC (60%)

Bắt buộc: 6 học phần, 18 TC (30%)

Tự chọn: 6 học phần, 18 TC (30%)

Phần III: Luận văn Thạc sĩ 12 TC (20%)

a. Khối lượng chương trình đào tạo

Khối lượng chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý kinh tế (15 HP, 60 TC)

Phần I: Kiến thức chung (3HP, 12TC, 20%)

Phần II: Kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành
12 HP, 36 TC (60%)

Phần III: Luận văn 12 TC (20%)

 

2.1. Kiến thức cơ sở

2.2. Kiến thức chuyên ngành

 

a. Bắt buộc

b. Tự chọn

a. Bắt buộc

b. Tự chọn

 

 

2 HP, 6 TC

3 HP, 9 TC

4 HP, 12 TC

3 HP, 9 TC

 

               

b. Chương trình đào tạo

STT

Mã học phần

Học phần

Tín chỉ

Tổng

LT

TH/TL,BT

1. KIẾN THỨC CHUNG 20%

12

6

6

1.

CH TH 501

Triết học

4

2

2

2.

CH NK 502

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

1,5

1,5

3.

CH EL 503

Tiếng Anh

5

2,5

2,5

2. KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH 60%

36

18

18

2.1 Kiến thức cơ sở (25%)

15

7,5

7,5

a) Các học phần bắt buộc

6

3

3

4.

CH VM 504

Kinh tế vi mô

3

1,5

1,5

5.

CH TT 510

Nguyên lý kế toán

3

1,5

1,5

b) Các học phần tự chọn

9

4,5

4,5

6.

CH VM 505

Kinh tế vĩ mô

3

1,5

1,5

7.

CH TT 513

Tài chính – Tiền tệ

3

1,5

1,5

8.

CH LKT 506

Pháp luật kinh tế - tài chính

3

1,5

1,5

9.

CH KL 510

Kinh tế lượng

3

1,5

1,5

10.

CH MK 507

Marketing

3

1,5

1,5

11.

CH QT 508

Quản trị học

3

1,5

1,5

12.

CH LK 526

Lý thuyết kiểm toán

3

1,5

1,5

2.2

Kiến thức chuyên ngành 35%

21

10,5

10,5

a. Các học phần bắt buộc

12

6

6

13.

CH KT 514

Kế toán tài chính

3

1,5

1,5

14.

CH KT 520

Kế toán quản trị

3

1,5

1,5

15.

CH KT 521

Kiểm toán tài chính

3

1,5

1,5

16.

CH PT 522

Phân tích tài chính

3

1,5

1,5

b. Các học phần tự chọn

9

4,5

4,5

17.

CH KT 523

Kế toán công

3

1,5

1,5

18.

CH KT 524

Kế toán thuế

3

1,5

1,5

19.

CH KT 525

Kế toán quốc tế

3

1,5

1,5

20.

CH KT 526

Kiểm toán hoạt động

3

1,5

1,5

21.

CH ĐG 527

Định giá doanh nghiệp

3

1,5

1,5

22.

CH TT 511

Hệ thống thông tin kế toán

3

1,5

1,5

23.

CH TD 520

Tài chính doanh nghiệp

3

1,5

1,5

24.

CH TC 524

Tài chính công

3

1,5

1,5

25.

CH PT 526

Phân tích và thẩm định dự án đầu tư

3

1,5

1,5

26.

CH KS 527

Kiểm soát quản lý

3

1,5

1,5

3. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 20%

12

 

12

Tổng toàn khóa ( Tín chỉ )

60

24

36

Bạn có thể xem thêm thông tin tại thông báo tuyển sinh thạc sĩ