“Sinh viên Y khoa trường Đại học Đại Nam được đối xử ngang bằng và tạo mọi điều kiện như sinh viên Y khoa các trường công lập. Tuyệt đối không có sự phân biệt nào khi sinh viên đến bệnh viện Xanh-Pôn thực tập lâm sàng…” Đó là khẳng định của PGS, TS. Trần Ngọc Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn tại buổi đón tiếp sinh viên Y khoa trường Đại học Đại Nam đến thực tập lâm sàng tại bệnh viện, sáng 13/3.
“Cắm chốt” thực hành tại bệnh viện và trực đêm như một bác sĩ thực thụ
Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn tiếp nhận sinh viên Y khoa trường Đại học Đại Nam đến thực tập.
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là đối tác chiến lược, bệnh viện thực hành của sinh viên nhóm ngành Sức khỏe.
Đào tạo đội ngũ bác sĩ đa khoa năng động, giỏi chuyên môn, vững kỹ năng, có trách nhiệm cộng đồng cao là phương châm của trường Đại học Đại Nam. Theo đó, Nhà trường không ngừng mở rộng hợp tác chiến lược với các bệnh viện hàng đầu trên cả nước, đẩy mạnh mô hình đào tạo Viện – Trường; đưa sinh viên đến thực hành, thực tập tại bệnh viện; trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, điều trị bệnh…
Đặc biệt, sinh viên Y khoa trường Đại học Đại Nam sẽ “cắm chốt” tại bệnh viện, đi học lâm sàng cả ngày và trực đêm như một bác sĩ thực thụ thay vì chỉ học lâm sàng buổi sáng như sinh viên các trường khác. Điều này giúp sinh viên có nhiều thời gian tiếp xúc với người bệnh, có nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng lâm sàng và y đức.
PGS, TS, TTND. Hoàng Đức Hạnh thay mặt nhà trường “gửi gắm” sinh viên.
Thực hiện kế hoạch đào tạo ngành Y khoa, lãnh đạo khoa Y cùng các thầy cô đã đưa sinh viên Y khoa K14 đến 2 bệnh viện hạng I của Thành phố Hà Nội là bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn và bệnh viện Đa khoa Hà Đông để thực hành lâm sàng. 89 sinh viên được chia thành 04 tổ thực tập Nội khoa cơ sở và Ngoại khoa cơ sở luân phiên ở cả hai bệnh viện trong vòng 12 tuần (6 tuần ở bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn, 6 tuần ở bệnh viện Đa khoa Hà Đông).
PGS, TS, TTND Hoàng Đức Hạnh – Trưởng khoa Y cho biết: Thực hành lâm sàng tại bệnh viện là cần thiết để sinh viên được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, hiểu được quy trình vận hành của bệnh viện, được học hỏi và đào tạo bởi đội ngũ y bác sĩ có bề dày kinh nghiệm; từ đó giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện y đức để trở thành các bác sĩ giỏi, trách nhiệm với cộng đồng.
“Thầy mong các em tận dụng tốt cơ hội thực tập lâm sàng để rèn nghề, rèn người, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân; để lại hình ảnh đẹp về sinh viên Đại học Đại Nam chăm chỉ, năng động trong mắt thầy cô, các y bác sĩ và người bệnh tại các bệnh viện”.
Sự háo hức, mong chờ của các bác sĩ tương lai.
Không có sự phân biệt giữa sinh viên trường công và trường tư khi đi thực tập lâm sàng tại bệnh viện
PGS, TS. Trần Ngọc Sơn – Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn cho biết: Đại học Đại Nam là trường NCL đầu tiên đưa sinh viên đến thực tập lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn. Tuy nhiên, không có sự phân biệt nào giữa sinh viên trường công và trường NCL. Sinh viên Y khoa trường Đại học Đại Nam sẽ được đối xử ngang bằng như sinh viên các trường khác.
“Chúng tôi cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên Y khoa trường Đại học Đại Nam được học tập, thực hành; đảm bảo sau khi kết thúc thời gian thực tập, sinh viên sẽ có những trải nghiệm nghề nghiệp bổ ích, đáp ứng được yêu cầu chương trình học mà thầy cô tận tâm xây dựng”, PGS, TS. Trần Ngọc Sơn nói.
PGS, TS. Trần Ngọc Sơn chia sẻ với sinh viên.
Trong quá trình thực tập, các sinh viên sẽ được chia thành các nhóm nhỏ (2-3 sinh viên/nhóm) để trực tiếp theo dõi diễn biến của người bệnh tại các buồng bệnh và tham gia trực ngoài giờ hành chính cùng cán bộ y tế của các khoa.
Tại đây, sinh viên sẽ được giảng dạy dưới các hình thức: Giao ban các buổi sáng, hướng dẫn mẫu bệnh án nội/ngoại khoa và bình bệnh án nội/ngoại khoa trên người bệnh cụ theo tổ (20 – 25 sinh viên/tổ), đi buồng học cách thăm khám phát hiện triệu chứng bệnh trên người bệnh cụ thể theo nhóm nhỏ (10 – 13 sinh viên/nhóm).
Sinh viên được thực hiện các kỹ năng chăm sóc người bệnh như: đo dấu hiệu sinh tồn, hút thông đường thở, cho người bệnh thở oxy, cho người bệnh ăn qua ống thông dạ dày, thông tiểu, thụt tháo, thay băng, cắt chỉ vết mổ… dưới sự giám sát hỗ trợ của các thầy cô và cán bộ y tế của khoa.
Sau thời gian thực tập, sinh viên nắm vững các kỹ năng: khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh, thăm khám phát hiện triệu chứng lâm sàng, phân tích các kết quả xét nghiệm; viết bệnh án và thực hiện thuần thục các kỹ thuật chăm sóc người bệnh.
Sinh viên được chia về các Khoa và có cán bộ bệnh viện trực tiếp hướng dẫn.
PGS, TS. Trần Ngọc Sơn nhắn nhủ các bạn sinh viên: “Trong quá trình thực hành, các bạn nên chủ động tương tác với người bệnh để nắm được tiền sử bệnh, tình trạng bệnh. Khi nhận được sự tin tưởng của người bệnh, các bạn sẽ dễ dàng thăm khám và chăm sóc. Đừng ngại hỏi các bác sĩ, y tá, điều dưỡng khi có thắc mắc, băn khoăn. Đặc biệt, nghề y là nghề học cả đời nên các bạn cần tích cực nghiên cứu, trao đổi cùng thầy cô, bạn bè để cập nhật kiến thức…”
Nguyễn Thị Ánh Dương – sinh viên lớp YK 14- 01 chia sẻ: “Dù đã được học lý thuyết và thực hành khá thuần thục trên mô hình và người bệnh giả định tại trường nhưng em vẫn thấy lo lắng khi đến bệnh viện, đứng trước các bác sĩ và người bệnh thực sự. Tuy nhiên, sự chu đáo của thầy cô và sự tiếp đón tận tình của bệnh viện giúp em đỡ căng thẳng hơn. Em sẽ nỗ lực hết mình để tiếp thu các kiến thức thầy cô chỉ bảo, áp dụng vào thực hành một cách chuẩn chỉ nhất”.
Các bác sĩ tương lai sẵn sàng bước vào kỳ thực tập lâm sàng đầu tiên.
Cách để trở thành sinh viên ngành Y khoa trường Đại học Đại Nam
04 phương thức tuyển sinh ngành Y khoa trường Đại học Đại Nam
- Phương thức 1: xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023.
- Phương thức 2: xét tuyển theo học bạ lớp 12 THPT (Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 24 điểm).
- Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
- Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài.
Tổ hợp xét tuyển ngành Y khoa
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- B08: Toán, Sinh, Anh
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY
BTT