06/09/2022

2008

Học ngành Thương mại điện tử - Những cơ hội vàng

Trải qua 2 năm đại dịch, trong khi các ngành nghề khác ở trong tình trạng “đóng băng” thì TMĐT lại phát triển bùng nổ và trở thành xu thế tất yếu trong cuộc sống hiện đại. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu về nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực TMĐT có trình độ và kỹ thuật cao được ưu tiên hơn bao giờ hết. Vậy tiềm năng và cơ hội làm việc của ngành TMĐT hiện nay rộng mở như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tiềm năng phát triển ngành TMĐT

Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm và tiêu dùng của người dân trên toàn thế giới. Xu hướng dịch chuyển từ mua bán trực tiếp sang online, sử dụng các nền tảng trực tuyến làm trung gian giúp lưu thông hàng hóa ngày một gia tăng.

Khoa TMĐT&KTS Trường Đại học Nam đào tạo thế hệ 4.0 theo cơ chế đặc thù, tăng thời lượng học phần thực tập tại các doanh nghiệp.

Dù gặp những ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19, TMĐT Việt Nam vẫn có những bước tăng tốc mạnh mẽ, trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain&Company, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Điều này là minh chứng cho thấy, tiềm năng phát triển của ngành TMĐT trên thế giới và tại Việt Nam là rất lớn.

Cơ hội việc làm ngành TMĐT

Cơ hội việc làm của ngành TMĐT rất rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc:

 - Chuyên gia Chuyển đổi số;

- Chuyên viên Digital Marketing;

- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh online tại doanh nghiệp;

- Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển TMĐT&KTS.

- Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử và chuyển đổi số;

- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành;

- Giảng viên ngành Thương mại điện tử, chuyên ngành Kinh tế số tại các trường đại học, học viện, viện, cao đẳng và trung cấp…

Sinh viên ngành TMĐT sau khi ra trường có thể đạt mức lương lên đến 8 con số.

Làm việc tại:

- Các doanh nghiệp TMĐT, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, logistic…

- Các cơ quan Nhà nước về TMĐT - Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương.

- Các trường Đại học có đào tạo chuyên ngành TMĐT.

- Đặc biệt nhất của sinh viên TMĐT là có thể khởi nghiệp - start up với chính những kỹ năng được trau dồi trong quá trình học.

Mức lương sau khi tốt nghiệp của Cử nhân ngành TMĐT dao động từ: 8-20 triệu/tháng, tùy theo vị trí và năng lực.

Đẩy mạnh chất lượng đào tạo cử nhân ngành TMĐT

Theo khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, trong 3 năm trở lại đây, vấn đề doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về TMĐT và công nghệ thông tin ngày càng tăng.

Khảo sát từ các công ty cung cấp giải pháp TMĐT cũng cho thấy, nguồn nhân lực TMĐT đang thiếu hụt trầm trọng, có dưới 30% nhân lực được đào tạo chính quy TMĐT, 55% đào tạo từ các ngành kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin, còn lại là các ngành nghề khác.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành TMĐT có việc làm được ghi nhận tại một số trường Đại học, Cao đẳng đạt tới trên 90%. Hình thức đào tạo TMĐT hiện nay chủ yếu theo đơn đặt hàng chiếm 37%; đào tạo ngắn hạn tập trung 33%, đào tạo chính quy dài hạn chiếm 16%, đào tạo trực tuyến chiếm 9%.

Những con số trên phản ánh công tác đào tạo chính quy nguồn nhân lực TMĐT hiện nay mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu thực tế. Do đó, việc đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này theo hình thức chính quy và không chính quy đều là những vấn đề lớn cần được quan tâm trong giai đoạn tới”.

Vì sao nên học TMĐT tại Đại học Đại Nam?

Khoa TMĐT&KTS Trường Đại học Nam là đơn vị tiên phong trong việc đào tạo thế hệ 4.0 theo cơ chế đặc thù, tăng thời lượng học phần thực tập tại các doanh nghiệp. Sinh viên có cơ hội được học tập và làm việc với các chuyên gia, đặc biệt được các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực này trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy.

Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề.

Cấu trúc chương trình được xây dựng theo hướng ứng dụng với việc tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và kỹ năng ngoại ngữ. Chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm đáp ứng với vu hướng phát triển không ngừng của TMĐT&KTS.

Đặc biệt, khoa TMĐT&KTS Trường Đại học Đại Nam kết hợp Cục TMĐT&KTS – Bộ Công Thương, Hiệp hội Thương mại điện tử, Các đối tác doanh nghiệp đầu ngành tạo ra hệ sinh thái lớn về khởi nghiệp TMĐT để sinh viên có cơ hội thực hành, kiến tập và thực tập ngay từ năm nhất.

Khoa TMĐT&KTS Trường Đại học Đại Nam đã ký hợp tác chiến lược với Cục TMĐT&KTS – Bộ Công thương.

Sau khi ra trường, sinh viên khoa TMĐT&KTS Trường Đại học Đại Nam tự tin đầy đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất từ nhà tuyển dụng. Cùng với đó là cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai với mức lương 8 con số.

Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được đào tạo bởi độ ngũ giảng viên tinh hoa, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực chiến, tâm huyết và nhiệt thành với nghề.

Sinh viên khoa TMĐT&KTS Trường Đại học Đại Nam được học tập trong môi trường năng động, hiện đại; trải nghiệm phòng học chuyên biệt như phòng học kỹ năng mềm, giảng đường dốc, hệ thống phòng thực hành máy tính cấu hình cao…

Môi trường học tập hiện đại của sinh viên Đại học Đại Nam.

Đặc biệt, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động phong trào đa dạng, hấp dẫn, như: Tấm bánh nghĩa tình, Hội trại truyền thống, Mùa hè xanh, Đông ấm yêu thương, Cháo ấm, Tết đoàn viên, Hiến máu tình nguyện… Đây là sân chơi để sinh viên trải nghiệm, phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách, góp phần nâng cao sức sáng tạo, nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết, tình nguyện vì cộng đồng.

Ngoài ra, sinh viên có thể thực hành, rèn luyện và phát triển bản thân tại hơn 30 CLB của Nhà trường; trong đó có nhiều CLB học thuật, như: CLB E- commerce From DNU (khoa TMĐT&KTS), CLB sinh viên khởi nghiệp (khoa Quản trị kinh doanh), Cộng đồng học tập (khoa CNTT),…

Đối với những bạn trẻ đang loay hoay tìm cho mình một ngành học có tương lai, Thương mại điện tử là một lựa chọn đúng đắn. Đây không chỉ là ngành cần lực lượng nhân sự lớn mà còn có rất nhiều tiềm năng phát triển trong thời đại số hiện nay.

Cách thức để trở thành sinh viên Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, Đại học Đại Nam

- Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

- Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

04 tổ hợp môn xét tuyển:

Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01)

 Toán, Ngữ văn, Vật lý (C01)

 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

Liên hệ Hotline/Zalo: 0971595599/ 0961595599/ 0931595599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

ThS. Trần Văn Tuấn Hùng

Giảng viên Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số