06/04/2023

11942

Điểm khác biệt trong chương trình đào của khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số trường Đại học Đại Nam

1.Tầm nhìn - Sứ mệnh của khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số

Tầm nhìn: “Đến năm 2030, trở thành địa chỉ đào tạo tin cậy hàng đầu về Thương mại điện tử, Kinh tế số, Kinh tế, Phân tích dữ liệu kinh doanh tại Việt Nam". 

Sứ mệnh: “Đào tạo để người học ra trường có nền tảng tư duy tốt, thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của nền kinh tế số, xã hội số để có cuộc sống tốt và là công dân tốt”.

2. Các ngành, chuyên ngành đào tạo

STT

Tên ngành

Mã ngành

Tổ hợp xét tuyển

1

Thương mại điện tử

7340122

A00 – A01 – C01 – D01

2

Kinh tế số

7310109

A00 – A01 – C01 – D01

3

Kinh tế

7310101

A00 – A01 – D01 – D07

4

Phân tích dữ liệu kinh doanh

7340125

A00 – A01 – D01 – D07

3. Bằng cấp sau khi tốt nghiệp

+ Cử nhân Thương mạ điện tử

+ Cử nhân Kinh tế số

+ Cử nhân Kinh tế

+ Cử nhân Phân tích dữ liệu kinh doanh.

4. Thời gian đào tạo

+ 3 năm – 9 học kỳ.

Sinh viên tốt nghiệp ra trường đi làm sớm 1 năm, tiết kiệm hàng trăm triệu đồng chi phí ăn ở, sinh hoạt trong quá trình học đại học, có cơ hội tiếp cận thị trường lao động sớm... và tiết kiệm thời gian học lên thạc sĩ, tiến sĩ (nếu có nhu cầu).

5. Nét đặc sắc trong chương trình đào tạo của khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số

5.1 Nét đặc sắc trong chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử

Chương trình đào tạo cử nhân Thương mại điện tử của trường Đại học Đại Nam được thiết kế dựa trên nền tảng kiến thức quản trị kinh doanh và ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp tới người học các kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm thực hiện các hành vi kinh doanh, marketing, bán hàng…, và khởi nghiệp trên nền tảng số.

Cử nhân ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì, ở đâu sau khi ra trường?

Nhóm vị trí việc làm 01: Nhân viên kinh doanh, bán hàng, phân tích thị trường, chăm sóc khách hàng, marketing…, tại các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh trên môi trường số nói riêng (kỳ vọng ngay trong khi đang học và sau khi tốt nghiệp);

Nhóm vị trí việc làm 02: Chuyên viên, tư vấn viên về phân tích kinh doanh, chiến lược, thị trường, marketing, bán hàng, truyền thông mạng xã hội, biên tập nội dung điện tử, thanh toán điện tử…, trong các sàn giao dịch điện tử, các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước… (kỳ vọng sau 1 – 2 năm kể từ khi tốt nghiệp);

Nhóm vị trí việc làm 03: Quản lý cấp trung vào cao trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử và kinh tế số… (kỳ vọng sau 2 - 5 năm kể từ khi tốt nghiệp);

Nhóm vị trí việc làm 04: Khởi nghiệp và tự kinh doanh: thành lập doanh nghiệp (start – up), tự tổ chức kinh doanh qua mạng, các sàn thương mại điện tử, và kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số (kỳ vọng ngay trong khi đang học và sau khi tốt nghiệp).

Nhóm vị trí việc làm 05: Trở thành cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng thương mại điện tử tại các tổ chức và doanh nghiệp (kỳ vọng sau 2 - 5 năm kể từ khi tốt nghiệp).

5.2 Nét đặc sắc trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế số

Chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế số của Trường đại học Đại Nam hướng đến trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng, và năng lực tự chủ và trách nhiệm gắn với 03 nền tảng của Kinh tế, Công nghệ thông tin ứng dụng và Toán ứng dụng để trở thành những công dân toàn cầu, sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và chuyển đổi số cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Sinh viên có cơ hội làm việc tại các đơn vị thực tập ngay trong quá trình học tập từ năm thứ 2.

Đặc biệt, sinh viên có cơ hội tạo thu nhập và gia tăng thu nhập ngay từ khi đang theo học ở nhà trường thông qua việc thực hành, thực tập tại doanh nghiệp và thực hành các môn học ngay tại trường như: Xây dựng kế hoạch kinh doanh online, Sàn thương mại điện tử, Digital marketing, Thương mại di động...

Cử nhân ngành Kinh tế số ra trường làm gì, ở đâu?

Nhóm vị trí việc làm 01: Nhân viên kinh doanh, bán hàng, phân tích thị trường, chăm sóc khách hàng, marketing…, tại các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh trên môi trường số nói riêng;

Nhóm vị trí việc làm 02: Chuyên viên, tư vấn viên về phân tích kinh doanh, chiến lược, thị trường, marketing online, bán hàng online, tư vấn kinh doanh trên các sàn giao dịch điện tử, thực hiện các hoạt động thanh toán điện tử…, trong các sàn giao dịch điện tử, các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước… (kỳ vọng sau 1 – 2 năm kể từ khi tốt nghiệp);

Nhóm vị trí việc làm 03: Quản lý cấp trung vào cao trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, kinh tế số, các dự án chuyển đổi số… (kỳ vọng sau 2 - 5 năm kể từ khi tốt nghiệp);

Nhóm vị trí việc làm 04: Khởi nghiệp và tự kinh doanh: thành lập doanh nghiệp, tự tổ chức kinh doanh qua mạng, các sàn thương mại điện tử, và kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ, số hóa;

Nhóm vị trí việc làm 05: Trở thành cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng thương mại điện tử tại các tổ chức và doanh nghiệp.

Mức thu nhập khởi điểm khoảng 10 triệu đồng/tháng, nhưng có nhiều cơ hội gia tăng thu nhập thông qua doanh số bán, khai thác dữ liệu trên nền tảng số, phân tích thị trường, thu nhập tăng thêm từ các hoạt động liên kết mạng lưới…

Đặc biệt sinh viên có cơ hội tạo thu nhập và gia tăng thu nhập ngay từ khi đang theo học ở nhà trường thông qua việc thực hành, thực tập tại doanh nghiệp và thực hành các môn học ngay tại trường như: Xây dựng kế hoạch kinh doanh online, Sàn thương mại điện tử, Digital marketing, Thương mại di động..., qua đó, sinh viên được thực hành bán hàng thật, mở shop thật, livetream bán hàng và hưởng hoa hồng trên doanh thu.

5.3 Nét đặc sắc trong chương trình đào tạo ngành Kinh tế


 

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kinh tế của Trường Đại học Đại Nam trang bị cho người học kiến thức hệ thống về kinh tế học và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế - quản lý, phân tích và dự báo về cung – cầu, đầu tư, tài chính – tiền tệ... theo xu hướng thương mại điện tử, kinh tế số, xã hội số.

Bên cạnh đó, cử nhân ngành Kinh tế có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị, pháp luật và được cung cấp các kỹ năng cần thiết giúp người học có năng lực tự chủ trách nhiệm và khả năng tự học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động kinh tế - kinh doanh trong các doanh nghiệp, tổ chức, hoặc tự kinh doanh cá nhân như một nhà đầu tư độc lập về kinh tế, tài chính – tiền tệ...; trở thành những công dân toàn cầu, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế của Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số của Trường Đại học Đại Nam được thiết kế với định hướng Kinh tế đầu tư và Kinh tế tài chính – tiền tệ với 123 tín chỉ và đào tạo trong 03 năm, 09 kỳ.

Chương trình có tỉ trọng thực hành, thực tập, thực tế cao, sinh viên được thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, và nhà trường dành riêng 2 kỳ cuối cho thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp. Sinh viên được đi làm trực tiếp tại doanh nghiệp và có thu nhập ngay từ khi đang theo học.

Sinh viên làm gì, ở đâu sau khi tốt nghiệp?

Nhóm vị trí việc làm 01: Nhân viên kinh doanh; nghiên cứu thị trường (cung - cầu); phân tích và dự báo thị trường, thị trường đầu tư, marketing…, tại các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nói chung. Đặc biệt, thích nghi nhanh với bối cảnh thương mại điện tử, kinh tế số, xã hội số hiện nay;

Nhóm vị trí việc làm 02: Chuyên viên, tư vấn viên về phân tích kinh doanh, phân tích và dự báo cung – cầu thị trường, phân tích đầu tư, phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư, tư vấn đầu tư kinh doanh, đầu tư tài chính, quản lý…, tại các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước, sàn chứng khoán…, trong nền kinh tế số hiện nay (kỳ vọng sau 1 – 2 năm kể từ khi tốt nghiệp);

Nhóm vị trí việc làm 03: Quản lý cấp trung và cao trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước về phân tích và dự báo thị trường, phân tích đầu tư, hoạch định chính sách, quản lý dự án đầu tư, tư vấn chiến lược, quản lý các hoạt động kinh tế - kinh doanh của doanh nghiệp,… trong nền kinh tế số hiện nay (kỳ vọng sau 2 - 5 năm kể từ khi tốt nghiệp);

Nhóm vị trí việc làm 04: Khởi nghiệp và tự kinh doanh: Tự quản lý tài chính, đầu tư tài chính cá nhân (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản); Quản lý, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính cho tổ chức/doanh nghiệp; Tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình trong bối cảnh thương mại điện tử, kinh tế số, xã hội số hiện nay;

Nhóm vị trí việc làm 05: Trở thành cán bộ giảng dạy, nghiên cứu về kinh tế, kinh tế đầu tư, đầu tư tài chính… tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu của các tổ chức, doanh nghiệp...

5.4 Nét đặc sắc trong chương trình đào tạo ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh

- Thời gian đào tạo ngắn: 3 năm và 9 kỳ.

- CTĐT trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng về kinh tế, phân tích dữ liệu, công nghệ thông tin và các kiến thức chuyên sâu theo hai chuyên ngành phân tích dữ liệu tài chính và phân tích dữ liệu marketing.

-  CTĐT được xây dựng dựa trên khung chương trình từ các trường Đại học hàng đầu của Mỹ, Australia và xây dựng dựa trên các quy chuẩn nghề nghiệp đối với nhà quản lý và chuyên viên làm việc trong lĩnh vực Phân tích kinh doanh của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Viện Phân tích Kinh doanh quốc tế (IIBA).

- Chương trình học chú trọng vào đào tạo, phát triển các kĩ năng nghề nghiệp, khả năng thực hành và ứng dụng thực tế cho sinh viên. Đây là điểm khác biệt rất lớn so với các cơ sở đào tạo khác.

- Tỉ lệ thực hành, thực tập, thực tế cao, trong đó có 02 kỳ thực tập tại doanh nghiệp, công ty phân tích dữ liệu, hay thực hành phân tích dữ liệu kinh doanh tại các doanhn nghiệp. Đây là điểm khác biệt rất lớn so với các cơ sở đào tạo khác.

 

- Ngay từ năm thứ 2, sinh viên được tham dự các buổi làm việc cùng chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp để trao đổi kinh nghiệm thực tế. Nhà trường cũng chú trọng vào phát triển các câu lạc bộ chuyên ngành, tổ chức các cuộc thi học thuật, nghiên cứu giúp sinh viên trau dồi kiến thức, khai thác tiềm năng và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.

- Sinh viên sẽ có cơ hội làm việc và hưởng lương tại các doanh nghiệp đối tác từ năm thứ 2.

Cử nhân ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh làm gì, ở đâu sau khi tốt nghiệp?

+ Chuyên viên phân tích rủi ro tín dụng, rủi ro tài chính.

+ Chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên tư vấn đầu tư

+ Chuyên viên phân tích thị trường, phân tích tiêu dùng bán lẻ và nghiên cứu thị trường trong các doanh nghiệp thương mại.

+ Chuyên viên phân tích khách hàng.

+ Chuyên viên quản lý sản phẩm trong chuỗi cung ứng và tối ưu hệ thống cung ứng trong doanh nghiệp logistics.

+ Sau 2 - 5 năm tốt nghiệp, cử nhân ngành phân tích dữ liệu kinh doanh có thể làm ở vị trí quản lý cấp trung và cao trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước về phân tích và dự báo thị trường, phân tích đầu tư, hoạch định chính sách, quản lý dự án đầu tư, tư vấn chiến lược, quản lý các hoạt động kinh tế - kinh doanh của doanh nghiệp…

+ Khởi nghiệp và tự kinh doanh; tự quản lý tài chính cá nhân, đầu tư tài chính cá nhân (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản), quản lý, cung cấp dịch vụ và khai thác các hoạt động truyền thông, marketing; tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình.

+ Trở thành cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng phân tích dữ liệu kinh doanh tại các tổ chức và doanh nghiệp.

6. Đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực chiến, tận tâm với người học

- Trưởng khoa: PGS.TS Trương Đức Thao với gần 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, quản lý tại các trường đại học, học viện.

- Danh sách giảng viên khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số:

Số TT

Họ và tên

Học hàm/học vị

Ngành Thương mại điện tử

  1.  

Đàm Gia Mạnh

PGS.TS

  1.  

Trần Công Sách

PGS.TS

  1.  

Trương Đức Thao

PGS.TS

  1.  

Phạm Huy Điển

PGS.TS

  1.  

Nguyễn Đức Tài

TS

  1.  

Lưu Văn Hiệu

ThS

  1.  

Nguyễn Thị Duyên

ThS

  1.  

Trần Thị Thu

ThS

  1.  

Đỗ Thị Thu Uyên

ThS

  1.  

Lê Tiến Dũng

ThS

  1.  

Đào Thị Thu Hiền

ThS

  1.  

Trần Sỹ Nguyên

ThS

  1.  

Nguyễn Văn Sơn

ThS

  1.  

Trịnh Thị Mai

ThS

  1.  

Nguyễn Thị Đăng Thu

ThS

  1.  

Lê Mạnh Hùng

ThS

Ngành Kinh tế số

  1.  

Đồng Xuân Ninh

PGS.TS

  1.  

Nguyễn Hoàng

TS

  1.  

Lê Thanh Tùng

TS

  1.  

Trần Mạnh Dũng

TS

  1.  

Nguyễn Văn Sáu

TS

  1.  

Kiều Văn Hải

ThS

  1.  

Hoàng Bá Thịnh

ThS

  1.  

Lê Anh Đức

ThS

  1.  

Nguyễn Ngọc Tú

ThS

  1.  

Vũ Đức Năng

ThS

Ngành Kinh tế

  1.  

Đỗ Thị Ngọc

PGS.TS

  1.  

Nguyễn Ngọc Thanh

PGS.TS

  1.  

Phạm Văn Hồng

PGS.TS

  1.  

Phùng Văn Dũng

TS

  1.  

Trần Văn Sơn

TS

  1.  

Hoàng Xuân Long

TS

  1.  

Ngô Thị Ngọc Hà

ThS

  1.  

Hoàng Kim Thúy

ThS

  1.  

Ngô Minh Tuấn

ThS

  1.  

Ngô Mạnh Linh

ThS

  1.  

Ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh

 

  1.  

Nguyễn Thanh Huyền

TS

  1.  

Lưu Thị Hương

PGS.TS

  1.  

Trần Thái Ninh

TS

  1.  

Nguyễn Thị Đông

PGS.TS

  1.  

Đỗ Tiến Minh

TS

  1.  

Lê Thanh Hải

ThS

  1.  

Trần Thanh Mai

ThS

  1.  

Phan Huệ Minh

ThS

  1.  

Đồng Ngọc Anh

ThS

  1.  

Nguyễn Ngọc Tâm

ThS

 

7. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Sinh viên khoa Thương mại điện tử được học tập, trải nghiệm và phát triển con người toàn diện trong môi trường đại học năng động, hiện đại, quần thể trường gần 10 ha.

Ngoài cơ sở vật chất chung của toàn trường, khoa được nhà trường đầu tư Trung tâm thực hành Thương mại điện tử với hệ thống phòng livestream, trung tâm thực hành sàn và phân tích dữ liệu.

8. Sinh viên thực hành – thực tập ở đâu?

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, Công ty Amazon, Công ty Cổ phần Công nghệ Getfly Việt Nam, Công ty Cổ phần tư vấn và phát triển Thương mại điện tử Eco Academy, Kcavina Group, Công ty TNHH giải pháp phát triển doanh nghiệp iViet (iViet Solutions), Công ty Cổ phần tư vấn và phát triển Thương mại điện tử Eco Academy, Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Toàn cầu Đông Tài, Công ty Cổ phần EcomGroup, Công ty TNHH phần mềm Nhân Hòa…

Đặc biệt, trong chương trình đào tạo các ngành của khoa, sinh viên sẽ được trải nghiệm trọn vẹn 01 kỳ thực tập thực tế tại doanh nghiệp (ngoài đợt thực tập tốt nghiệp) và có cơ hội làm việc tại doanh nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp.

9. Chính sách Học bổng

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam dành quỹ học bổng 55 tỷ đồng cho tân sinh viên K18.

Cụ thể:

+ Học bổng Tài năng 50-100% học phí toàn khóa học (trị giá từ 60.5 - 576 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).

+ Học bổng Khuyến khích 100% học phí học kỳ 1 năm học 2024 – 2025 (trị giá từ 11 - 32  triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).

+ Học bổng Giáo dục – Y tế từ 10 – 30 triệu đồng.

+ Học bổng tiếp sức từ 20-30% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.

+ Học bổng Khuyến tài từ 50 – 100% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.

+ Học bổng “Người Đại Nam” từ 10-30% học phí toàn khóa học (trị giá từ 12.1 - 172.8 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).

+ Học bổng “tự hào Hà Đông” 10% học phí học kỳ 1 năm học 2024-2025.

+ Ngoài 07 chương trình học bổng, sinh viên DNU còn được nhận các học bổng giá trị khác, như: Học bổng thường niên, học bổng doanh nghiệp, học bổng du học Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…

10. Đa dạng các hoạt động trải nghiệm phát triển con người toàn diện

Ngoài các hoạt động trải nghiệm chung, Khoa còn có nhiều hoạt động trải nghiệm khác như:

+ Cuộc thi tài năng sinh viên kinh doanh số do Hiệp hội TMĐT (VECOM) tổ chức hàng năm;

+ Cuộc thi “Đột phá kinh doanh số (DBIC)” được tổ chức hàng năm do Khoa chủ trì…, các cuộc thi này giúp sinh viên phát triển các ý tưởng kinh doanh của mình trên nền tảng số và gia tăng cơ hội học tập thực tế, việc làm cho sinh viên.

11. 100% sinh viên ra trường được kết nối việc làm bởi trung tâm việc làm và khởi nghiệp sinh viên của Nhà trường.

12. Đối tác chiến lược của khoa

Stt

Đối tác chiến lược

1

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương

2

Công ty Amazon

3

Công ty Cổ phần Công nghệ Getfly Việt Nam

4

Công ty Cổ phần tư vấn và phát triển Thương mại điện tử Eco Academy

5

Kcavina Group

6

Công ty TNHH giải pháp phát triển doanh nghiệp iViet (iViet Solutions)

7

Công ty Cổ phần tư vấn và phát triển Thương mại điện tử Eco Academy

8

Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Toàn cầu Đông Tài

9

Công ty Cổ phần EcomGroup

10

Công ty TNHH phần mềm Nhân Hòa…

Các phương thức xét tuyển và liên hệ

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN SỚM TẠI ĐÂY