21/05/2021

6900

Vì sao ngành Dược luôn trong tình trạng “khát” nhân lực?

Xã hội càng phát triển nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ y tế chất lượng cao của người dân càng lớn. Đây là những nhân tố cơ bản dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành Dược ở Việt Nam, mang đến cơ hội việc làm vô cùng tiềm năng và rộng mở cho sinh viên ngành Dược.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chi tiêu cho thuốc của người dân không ngừng tăng cao

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sử dụng thuốc của người dân Việt Nam không ngừng tăng cao trong những năm gần đây.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ năm 2011, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi sẽ chiếm 18% và sẽ tăng lên 26% vào năm 2050. Tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh chóng đồng nghĩa với nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sử dụng thuốc sẽ tăng lên không ngừng.

Bà Lê Thị Minh Chính – Chủ tịch Hội Nhà thuốc Hà Nội, giảng viên Khoa Dược Trường ĐH Đại Nam cho biết: “Không chỉ nhu cầu về thuốc điều trị thường xuyên, nhu cầu về thực phầm chức năng cũng tăng lên không ngừng trong những năm gần đây. Người dân ngày càng quan tâm sát sao hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, sẵn sàng chi trả cho các loại thuốc tốt, các dịch vụ y tế chất lượng…”

Khảo sát của Nielsen - Công ty đo lường hiệu quả kinh doanh toàn cầu cũng đã chỉ ra rằng: "Sức khỏe là mối quan tâm thứ 2 (sau công việc ổn định) của người tiêu dùng Việt Nam”.

Lý giải thực tế này, ông Nguyễn Thế Tin – Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Dược học Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Đào tạo liên tục ngành Dược Trường ĐH Đại Nam cho biết: “Khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, trình độ dân trí được cải thiện, môi trường sống ô nhiễm làm gia tăng các loại bệnh tật nguy hiểm đã khiến người dân Việt Nam ngày càng quan tâm hơn về sức khỏe. Người dân chủ động hơn trong việc thăm khám sức khỏe định kỳ, mong muốn và tìm mọi cách để được sử dụng các loại thuốc điều trị tốt, các loại thực phẩm chức năng an toàn, hiệu quả… Đây là những nhân tố cơ bản dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành Dược ở Việt Nam.”

Thống kê của Hãng nghiên cứu BMI Research, quy mô thị trường ngành Dược Việt Nam đã hơn giá trị 5,9 tỉ USD (năm 2018), đưa Việt Nam trở thành thị trường Dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á. Dự báo đến năm 2021 sẽ tăng lên đến 7,7 tỉ USD và năm 2026 sẽ lên đến 16,1 tỷ USD. Tỷ lệ chi tiêu cho thuốc tại Việt Nam đang ở mức khá cao với 33%, trong khi ở Campuchia là 44%, Trung Quốc 39%, Thái Lan 34%, Australia là 16%.

Vietnam Report đánh giá, trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành Dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới. 100% các chuyên gia nhận định ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số.

Ngành Dược luôn trong trong tình trạng “khát” nhân lực

Trải qua thời gian Dược vẫn luôn là ngành học giữ được "phong độ" đỉnh cao.

Số liệu từ Bộ Y tế tính tới năm 2021, dù lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo về Dược đã cao gấp 2 lần so với trước đây nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nhân lực của ngành này.

Các chuyên gia y tế cho biết, chính sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu của người tiêu dùng và quy mô thị trường đã đặt ngành Dược của Việt Nam vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng.

Theo đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường cần phải có 25.000 cán bộ ngành Dược có trình độ từ đại học trở lên, nhu cầu đối với Dược sĩ Đại học chiếm 85,63%; nhu cầu đối với các nhân lực trình độ cao hơn như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Dược sĩ chuyên khoa I và Dược sĩ chuyên khoa II chiếm 14,3%.

Kết quả khảo sát trên 600 ứng viên và 43 doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thiết bị y tế của Navigo Group (công bố tháng 6/2020) cho thấy, gần 1/2 ứng viên và doanh nghiệp cho biết luôn trong tình trạng thiếu nhân sự. Trong đó, 81% nhà tuyển dụng “khan hiếm nguồn ứng viên đạt yêu cầu”, 51% luôn có nhu cầu tuyển dụng trình dược viên; 30% có nhu cầu tuyển quản lý kinh doanh khu vực; 23% có nhu cầu tuyển dụng các vị trí khác như phát triển thị trường, dược sĩ…

Số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo về Dược hàng năm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nhân lực của ngành.

Đào tạo Dược sĩ năng động, chuẩn mực tại ĐH Đại Nam

Trường ĐH Đại Nam tham gia đào tạo nhân lực cho ngành Y tế bắt đầu từ năm 2013 với 03 ngành đào tạo mũi nhọn là: Y khoa, Dược học và Điều dưỡng thu hút hàng ngàn sinh viên theo học. Riêng với ngành Dược, tính đến năm 2021, trường đã có hơn 1.200 sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Để đào tạo tốt ngành Dược, ĐH Đại Nam đã đầu tư thời gian, tâm sức và tiền bạc đảm bảo cơ sở vật chất, trình độ giảng viên, chương trình đào tạo, hệ thống học liệu ngang tầm với các trường y dược lớn trong nước và khu vực, tiến tới hội nhập quốc tế.

>>> Xem thêm thông tin về chương trình đào tạo Dược sĩ năng động, chuẩn mực tại ĐH Đại Nam TẠI ĐÂY

Sinh viên Dược ĐH Đại Nam được học thực hành với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại ngay tại trường.

Trung tâm Thực hành Dược tách riêng, đặt ngay tại trường với 4 xưởng thực hành thí nghiệm dược hóa hơn 50 phòng; 10 xưởng thực hành kỹ thuật với diện tích 1.000 m2 đạt chuẩn quy định của Bộ Y tế đối với cơ sở đào tạo Dược sĩ đại học.

Nhà thuốc thực hành được trang bị theo mô hình nhà thuốc GPP để sinh viên thực hành bán thuốc, thực hành kỹ năng giao tiếp bán hàng, thực hành về tư vấn sử dụng thuốc và thực hành về phân tích đơn thuốc.

02 vườn cây thuốc được xây dựng theo danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Chương trình đào tạo thực tế, đội ngũ giảng viên nhiệt huyết giàu kinh nghiệm, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại của Khoa Dược Trường ĐH Đại Nam đảm bảo mọi lý thuyết đều được minh họa bằng thực tiễn, giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt, vận dụng kiến thức một cách nhanh chóng, hiệu quả.

100% sinh viên Khoa Dược ĐH Đại Nam tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành.

Năm học 2021-2022, Trường ĐH Đại Nam tuyển sinh ngành Dược học – mã ngành 7720201 - mã tổ hợp xét tuyển A00, A11, B00, D07 theo hai hình thức xét tuyển, xét học bạ lớp 12 và điểm thi tốt nghiệp THPT. Với phương thức xét tuyển học bạ lớp 12, thí sinh cần phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi và tổng điểm điểm 03 môn theo tổ hợp xét tuyển đạt từ 24 điểm trở lên. Với phương thức xét tuyển điểm thi THPT, ngưỡng đảm bảo chất lượng được Hội đồng tuyển sinh công bố công khai trước ngày 30/07/2021. Xem chi tiết thông tin tuyển sinh 2021 của ĐH Đại Nam TẠI ĐÂY.

BTT