23/05/2023

2922

Nét đặc sắc trong chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của trường Đại học Đại Nam

Để đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Đại Nam không chỉ đầu tự xây dựng hệ thống khách sạn thực hành 3 sao, 4 sao, 5 sao tại các tỉnh, thành; Trung tâm lữ hành để vừa kinh doanh du lịch, vừa làm cơ sở thực hành, thực tế và làm việc cho sinh viên mà còn liên tục ký kết hợp tác đào tạo với nhiều khách sạn cao cấp để sinh viên khoa Du lịch được trải nghiệm đa dạng hơn môi trường làm việc.

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?

Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành là ngành học bao gồm tổng hợp các hoạt động liên quan đến quá trình quản lý, điều hành du lịch, gồm 04 lĩnh vực:

-           Lĩnh vực lưu trú;

-           Lĩnh vực Lữ hành;

-           Lĩnh vực Vận tải khách du lịch;

-           Lĩnh vực về ăn uống, giải trí, thể thao, chăm sóc sức khỏe....

Nét đặc sắc chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của trường Đại học Đại Nam

- Thời gian đào tạo: 3 năm/khoá (áp dụng từ K17)

Hiện nay, Khoa Du lịch đã xây dựng và đào tạo ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành với 02 chuyên ngành chính: Quản trị lữ hành, Quản trị khách sạn.

Chuyên ngành Quản trị lữ hành trang bị cho người học các năng lực nghề nghiệp thuộc 04 lĩnh vực: Lưu trú du lịch, Dịch vụ lữ hành, Dịch vụ vận chuyển khách du lịch, Dịch vụ du lịch khác. Sinh viên theo đuổi chuyên ngành này ra trường có môi trường việc làm rộng mở, cơ hội trở thành những nhà quản trị trong ngành du lịch rất cao.

Chuyên ngành Quản trị khách sạn trang bị cho người học năng lực quản trị buồng khách sạn, đồ uống, lễ tân; Kiểm soát giá vốn; Marketing dịch vụ lưu trú; Quản trị dịch vụ hội nghị/hội thảo; Quản trị doanh thu; Quản trị các dịch vụ giải trí; Thiết kế nội thất khách sạn; Tổ chức sự kiện;  Quản trị tiệc;  Marketing hội nghị/hội thảo; Quản trị nhà hàng…

Các học phần lý luận trong chương trình đào tạo bậc Đại học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ sở ngành, hệ thống kỹ năng mềm, tư duy logic, ngoại ngữ

Các học phần Nghiệp vụ & Quản lý dịch vụ lưu trú: Sinh viên học lý thuyết và thực hành tại khách sạn thực hành của khoa và được cử đi thực tập ở các khách sạn liên kết với khoa đáp ứng kỹ năng FB

Các học phần Nghiệp vụ & Quản lý Lễ tân: Sinh viên học lý thuyết và thực hành tại Khách sạn thực hành của khoa và được cử đi thực tập ở các khách sạn liên kết với khoa đáp ứng năng lực FO

Các học phần Nghiệp vụ Hướng dẫn viên: Đào tạo sinh viên đạt chuẩn Năng lực (Thái độ- Kiến thức- Kỹ năng) cho vị trí Công việc Hướng dẫn viên du lịch-TG

Các học phần Nghiệp vụ điều hành Tour: Sinh viên là người trực tiếp thiết kế chương trình, liên hệ các đơn vị cung cấp dịch vụ, tổ chức hướng dẫn, hậu cần trong các chương trình thực tập tour tuyến.

Với phương pháp đào tạo ưu tiên trải nghiệm thực tế tại chính các cơ sở (công ty tour và các khách sạn) hiện đại của trường, sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của trường Đại học Đại Nam sẽ được tiếp cận và có cơ hội trực tiếp vừa học lý thuyết vừa thực hành để ghi nhớ các kiến thức, kỹ năng chuyên môn.

Ngoài học lý thuyết trên giảng đường, sinh viên Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành DNU liên tục được trải nghiệm các hoạt động, như: sinh hoạt ngoại khoá; tham quan các điểm du lịch nổi tiếng; tham quan các công ty du lịch uy tín; thực hành các bài tập cá nhân, nhóm liên quan đến nghiệp vụ hướng dẫn viên, điều hành tour hay quản trị tuyến điểm du lịch… Đặc biệt, sinh viên khi thực tập tại các đơn vị liên kết của trường được đào tạo và trả lương như một nhân viên chính thức. Những sinh viên hoàn thành xuất sắc quá trình thực tập sẽ được ứng tuyển, làm việc tại các công ty, tập đoàn du lịch.

Sở hữu tới 3 khách sạn thực hành đạt tiêu chuẩn: 3 sao, 4 sao và 5 sao tại Hà Nội, Bắc Ninh và Đà Nẵng; liên kết với hàng loạt các đơn vị uy tín như khách sạn Intercontinental Landmark 72, Khách sạn Sài gòn Hạ Long, Hạ Long Plaza, Flamingo Resort Vĩnh Phúc, Cát Bà, CatBa Island Resort & Spa… khoa Du lịch trường Đại học Đại Nam là cơ sở duy nhất hiện nay đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất tại chỗ đào tạo chuyên ngành Quản trị khách sạn.

Bên cạnh đó, khoa Du lịch còn rất nhanh nhạy trong việc đưa sinh viên tới thực tập tại các bộ phận quan trọng trong các khách sạn ngay từ năm đầu tiên để áp dụng lý thuyết vào thực tế.

Chuẩn đầu ra theo năng lực

Năm 1:

-           Kiến thức giáo dục đại cương

-           Ngoại ngữ

-           Cơ sở ngành

-           Lý thuyết và thực hành, thực tập theo mô đun khối khách sạn

Năm 2:

-           Các mô đun chuyên ngành

-           Lý thuyết và thực hành, thực tập theo mô đun khối khách sạn

-           Ngoại ngữ

-           Kỹ năng mềm

Năm 3:

-           Các mô đun chuyên ngành

-           Lý thuyết và thực hành, thực tập theo mô đun khối Lữ hành

-           Ngoại ngữ

-           Kỹ năng chuyên biệt trong Du lịch

Học kỳ cuối

-           Kiến thức về quản trị trong ngành du lịch

-           Thực tập tổng hợp

-           Bồi dưỡng kỹ năng giám sát, quản lý

-           Khóa luận tốt nghiệp

Cơ hội việc làm của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:

- Quản lý hoặc chuyên viên các bộ phận tiền sảnh- lễ tân, phòng, ẩm thực, bếp, hội nghị yến tiệc, nhân sự, tài chính- kế toán, kinh doanh- tiếp thị, hành chính, nhân lực, tài chính, marketing… tại các resort, khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.

- Cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước

- Chuyên viên tại các Sở, Ban, Ngành vè Du lịch hoặc nghiên cứu và giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu

- Khởi nghiệp bằng con đường nghề nghiệp trong ngành du lịch

- Hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận: lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị - sự kiện

- Quản trị, điều hành, thiết kế tour tại các công ty du lịch trong và ngoài nước, các tổ chức phi chinh phủ.

Mức lương sau khi tốt nghiệp như thế nào?

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, với tốc độ tăng trưởng liên tục của ngành du lịch như hiện nay tại Việt Nam thì nước ta cần có ít nhất khoảng 870.000 lao động đạt chất lượng. Với mức thu nhập bình quân của ngành Du lịch ngày nay dao động từ 10 triệu - 15 triệu/tháng gấp 2-3 lần so với các ngành nghề khác.

Các phương thức xét tuyển vào ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Đại học Đại Nam

Năm học 2023 – 2024, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 200 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Quản trị Du lịch và lữ hành theo 3 phương thức xét tuyển.

Cụ thể:

Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

Phương thức 2: Sử dụng kết quả học bạ, điểm 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển. Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.

>>> Thí sinh đăng ký xét tuyển TẠI ĐÂY