09/04/2018

1588

Tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ, đợt 1 năm 2018

Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ, đợt 1 năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:  70 /TB-ĐN-SĐH
Hà Nội, ngày  07  tháng 03 năm 2018
THÔNG BÁO
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2018

 
Căn cứ Qui chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Trường Đại học Đại Nam thông báo tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ đợt 1 năm 2018 như sau:
1. CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO:
1.1. Chuyên ngành đào tạo:
          - Quản lý kinh tế
          - Tài chính – Ngân hàng
          - Kế toán
1.2. Hình thức đào tạo: Chính qui
1.3. Thời gian đào tạo: 02 năm
2. ĐIỀU KIỆN DỰ THI:
          Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ ngành/chuyên ngành đào tạo phải có các điều kiện sau đây:
2.1. Về văn bằng:
          - Đã có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp với ngành/chuyên ngành đăng ký dự thi. (Khác nhau không quá 10% về nội dung và khối lượng kiến thức theo chương trình của Trường Đại học Đại Nam).
          - Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành/chuyên ngành đăng ký dự thi (khác nhau không quá 40% về nội dung và khối lượng kiến thức) phải học các môn học bổ sung kiến thức trước khi dự thi. Danh mục các môn học chuyển đổi được quy định tại Phụ lục kèm theo.
          - Người tốt nghiệp đại học ngành khác ngành đăng ký dự thi phải học các môn học bổ sung kiến thức trước khi dự thi. Danh mục các môn học chuyển đổi được quy định tại Phụ lục kèm theo.
          - Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
2.2. Có lý lịch bản thân rõ ràng (không trong thời gian thi hành kỷ luật từ cảnh cáo trở lên)
2.3. Có đủ sức khỏe để học tập
2.4. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Trường Đại học Đại Nam
3. NỘI DUNG THI TUYỂN
3.1. Các môn thi tuyển ngành Quản lý kinh tế: 3 môn
1. Môn chủ chốt ngành/chuyên ngành: Khoa học quản lý
2. Môn cơ sở ngành: Kinh tế học
3. Môn Tiếng Anh (Theo dạng thức cấp độ B1 của khung Châu Âu)
3.2. Các môn thi tuyển ngành Tài chính – Ngân hàng: 3 môn
1. Môn chủ chốt ngành/chuyên ngành bao gồm các môn: Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại.
2. Môn Kinh tế học
3. Môn Tiếng Anh (Theo dạng thức cấp độ B1của  khung Châu Âu)
3.3. Các môn thi tuyển ngành Kế toán: 3 môn
1. Môn chủ chốt ngành/chuyên ngành: Kế toán tài chính
2. Môn Kinh tế học
3. Môn Tiếng Anh (Theo dạng thức cấp độ B1của khung Châu Âu)
Các trường hợp sau được miễn thi môn tiếng Anh:
          - Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài mà ngôn ngữ học tập bằng tiếng Anh, được công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.
          - Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
          - Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Ngôn ngữ Anh.
          - Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (phụ lục II, kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào  tạo) trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào  tạo cho phép hoặc công nhận.
4. CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN:
4.1. Đối tượng ưu tiên:
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực I trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
c) Con liệt sĩ;
d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
đ) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định là khu vực I trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;
e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.
4.2 Chính sách ưu tiên:
          Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng 1 điểm vào kết quả thi (thang điểm 10) cho môn chủ chốt ngành/chuyên ngành và 10 điểm cho môn tiếng Anh (thang điểm 100).
5. HỒ SƠ TUYỂN SINH:
Hồ sơ tuyển sinh bao gồm:
- Phiếu đăng ký dự tuyển (01 bản theo mẫu);
- Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của cơ quan/chính quyền;
- Bản sao Giấy khai sinh (có công chứng);
- Bản sao Văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm (có công chứng). Trường hợp thí sinh liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học thì phải có bằng, bảng điểm trung cấp, cao đẳng kèm theo; Nếu đăng ký dự thi theo văn bằng 2 thì phải có bằng, bảng điểm của văn bằng 1;
- Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên có công chứng (nếu có);
- Giấy chứng nhận sức khỏe (của Bệnh viện đa khoa hoặc Trung tâm y tế, không quá 3 tháng);
- 02 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của thí sinh;
- 04 ảnh 4x6.
6. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THI
6.1. Thời gian thi tuyển dự kiến: Ngày 12,13/05/2018
6.2. Địa điểm thi tuyển: Trường Đại học Đại Nam – Số 1, phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.
7. PHÁT HÀNH VÀ THU HỒ SƠ
Hồ sơ dự thi phát hành và thu trực tiếp từ ngày 08/03/2018 – 28/04/2018 tại Viện Đào tạo Sau Đại học – Trường Đại học Đại Nam
Địa chỉ: Tầng 2 của tòa nhà số 56 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại:  02435406166
                   0988 532 959 (Ms Thơm)
                   0968 505 039 (Ms Ngân)
                  
Ghi chú:
          - Khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh phải xem kỹ điều kiện được dự thi theo thông báo tuyển sinh của Trường. Hồ sơ dự thi nếu không được Hội đồng tuyển sinh của trường xét duyệt sẽ không hoàn trả hồ sơ và lệ phí đã nộp.
 

 
 HIỆU TRƯỞNG
 
(đã ký)
 
 
TS. Lương Cao Đông
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 

Phụ lục các học phần học bổ sung kiến thức theo mục 2.1:
STT Danh mục Số lượng học phần học bổ sung Tên các học phần Số tín chỉ
1.      Đối với ngành Quản lý kinh tế
  - Ngành đúng và phù hợp ngành Quản lý kinh tế
 
Không Không Không
  - Ngành đúng và phù hợp (trên 5 năm) và ngành gần Quản lý kinh tế 5 học phần 1. Quản trị học 3
2. Khoa học quản lý 3
3. Quản lý Nhà nước về kinh tế 3
4. Tài chính- tiền tệ 3
5. Kinh tế quốc tế 3
  - Ngành khác ngành Quản lý kinh tế
 
9 học phần 1. Kinh tế vi mô 3
2. Kinh tế vĩ mô 3
3. Quản trị học   3
4. Marketing  3
5. Khoa học quản lý 3
6. Quản lý Nhà nước về kinh tế 3
7. Tài chính- tiền tệ 3
8. Kế toán tài chính     3
9. Kinh tế quốc tế 3
2.      Đối với ngành Tài chính Ngân hàng
1 - Ngành đúng và phù hợp:
(Tài chính- Ngân hàng)
Không Không Không
2 - Ngành đúng và phù hợp (trên 5 năm) và
- Ngành gần:
(Bằng cử nhân kinh tế khác ngành/chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng và các bằng kỹ sư kinh tế các ngành)
5 học phần 1.    Lý thuyết tài chính 3
2.    Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng 3
3. Tài chính doanh nghiệp 3
4. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 3
5. Phân tích tài chính doanh nghiệp 3
3.      Đối với ngành Kế toán
1 - Ngành đúng và phù hợp:
(Kế toán)
Không Không Không
2 - Ngành đúng và phù hợp (trên 5 năm) và
- Ngành gần:
(Bằng cử nhân kinh tế khác ngành/chuyên ngành Kế toán và các bằng kỹ sư kinh tế các ngành)
5 học phần 1.     Kế toán tài chính 3
2.     Kế toán quản trị 3
3.     Tài chính doanh nghiệp 3
4.     Lý thuyết kiểm toán       3
5.     Phân tích tài chính 3