12/02/2020

4389

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Thực trạng tham nhũng và việc hoàn thiện pháp luật phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về nội dung “Thực trạng tham nhũng và việc hoàn thiện pháp luật phòng chống tham những ở nước ta hiện nay” được chủ trì bởi TS. Đỗ Gia Thư – Phó trưởng khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Đại Nam cùng với sự tham gia của Phó trưởng khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Đại Nam – TS. Đỗ Thị Minh Thư và ThS. Phạm Thị Phượng của Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ. Đề tài đã được nghiệm thu và công nhận kết quả theo quyết định số 21001/QĐ-ĐN ngày 10/2/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đại Nam với kết quả xếp loại Xuất sắc.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG:

“THỰC TRẠNG THAM NHŨNG VÀ VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY”

 

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về nội dung “Thực trạng tham nhũng và việc hoàn thiện pháp luật phòng chống tham những ở nước ta hiện nay” được chủ trì bởi TS. Đỗ Gia Thư – Phó trưởng khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Đại Nam cùng với sự tham gia của Phó trưởng khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Đại Nam – TS. Đỗ Thị Minh Thư và ThS. Phạm Thị Phượng của Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ. Đề tài nằm trong kế hoạch năm học 2018 – 2019 của Viện đào tạo Sau đại học, được thực hiện theo quyết định số 12503/QĐ-ĐN ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đại Nam về việc giao đề tài nghiên cứu khoa học năm 2018 – 2019. Đề tài được thực hiện trong vòng 01 năm từ tháng 11/2018 đến tháng 12/2019.

Luật Phòng, chống tham nhũng được ban hành từ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2007 và 2012, làm cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay. Sau 10 năm thi hành Luật phòng, chống tham nhũng, công tác Phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; giúp cải thiện môi trường kinh doanh; từng bước giúp tạo ra môi trường thể chế công khai, minh bạch. Tuy nhiên, việc đấu tranh Phòng, chống tham nhũng còn gặp nhiều hạn chế, bất cập. Tình hình tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, xẩy ra trên khắp các lĩnh vực đời sống xã hội, nhưng chưa được đẩy lùi. Quy mô, mức độ tham nhũng ngày càng lớn, có cả yếu tố của nước ngoài. Tham nhũng vặt thì tràn lan, đã lây lan sang cả khu vực ngoài nhà nước. Pháp luật về Phòng, chống tham nhũng tuy thời gian gần đây đã được sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới, nhất là ở Bộ luật hình sự năm 2015 và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, tuy nhiên, có nhiều quy định tính khả thi kém hoặc chưa đồng bộ; văn bản hướng dẫn chậm được ban hành; khâu tổ chức thực hiện thì “trên nóng, dưới lạnh”, do vậy hiệu quả hoạt động Phòng, chống tham nhũng vẫn chưa có sự chuyển biến rõ rệt, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhân dân.

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội thường thấy ở tất cả các nước. Tham nhũng luôn gắn với quyền lực nhưng cũng bị chi phối bởi s soát quyền lực. Ở Việt Nam, tham nhũng thực sự đã trở thành một quốc nạn, là một căn bệnh trầm kha, nhức nhối đối với Đảng, Nhà nước và đối với tất cả những người dân lương thiện. Tham nhũng, dưới các dạng thức như tham nhũng vật chất, tham nhũng quyền lực hay tham nhũng chính trị là hệ quả tất yếu của những kẽ hở trong quản lý kinh tế - xã hội. Bất cứ lĩnh vực nào tồn tại lỗ hổng về mặt quản lý thì nơi đó, sai phạm, tham nhũng có “đất” để nảy sinh. Tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành phổ biến, hành vi này xảy ra ở tất cả các ngành, các cấp thậm chí xẩy ra ngay trong những cơ quan có chức năng chống tham nhũng. Đáng nguy hại hơn, một bộ phận cán bộ, công chức còn coi hành vi tham nhũng là điều đường nhiên, và thực hiện nó một cách công khai, khiến người dân cảm thấy bức xúc và mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Hoạt động phòng, chống tham nhũng muốn đạt được hiệu quả thì hệ thống pháp luật phải đầy đủ và ổn định.

Đề tài của nhóm tác giả đã nhận diện các hành vi tham nhũng; đánh giá tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay và các nguyên nhân dẫn đến tham nhũng. Phân tích những bất cập của pháp luật về phòng chống tham nhũng hiện hành và nêu ra được những vấn đề đặt ra tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng. Trong điều kiện hiện nay, Đảng, Nhà nước ta cần phải không ngừng đổi mới cơ chế, chính sách pháp luật, đảm bảo tính thống nhất liên kết giữa các quy định về quản lý kinh tế- xã hội chuyên ngành với các quy định về phòng, chống tham nhũng; kịp thời sửa đổi, bổ sung những quy định đã lạc hậu, không để việc lợi dụng cơ chế, chính sách để làm giàu và tham nhũng; tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhất là các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chống tham nhũng chuyên nghiệp, trong sạch.

Đề tài của nhóm tác giả đã có được một đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Đề tài đã được nghiệm thu và công nhận kết quả theo quyết định số 21001/QĐ-ĐN ngày 10/2/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đại Nam với kết quả xếp loại Xuất sắc.