12/02/2020

931

Đề tài NCKH cấp trường: “Phát triển chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế theo định hướng ứng dụng”

Đề tài nghiên cứu khoa học về nội dung “Phát triển chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế theo định hướng ứng dụng” được chủ trì và thực hiện bởi PGS.TS. Trần Anh Tài thuộc Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Đại Nam.

“PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG”

 

 

 

Đề tài nghiên cứu khoa học về nội dung “Phát triển chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế theo định hướng ứng dụng” được chủ trì và thực hiện bởi PGS.TS. Trần Anh Tài thuộc Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Đại Nam. Đề tài nằm trong kế hoạch năm học 2018 – 2019 của Viện đào tạo Sau đại học, được thực hiện theo quyết định số 12503/QĐ-ĐN ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đại Nam về việc giao đề tài nghiên cứu khoa học năm 2018 – 2019. Đề tài được hoàn thành trong vòng 06 tháng (từ 1/2019 đến 06/2019).

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Quản lý Kinh tế, mã số 8340410 (trước đây là mã số 60340410) của Trường Đại học Đại Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo theo Quyết định số 3777/QĐ-BGDĐT ngày 23/9/2015. Chương trình 60 tín chỉ được thiết kế trong 27 học phần theo tỷ lệ số tín chỉ giữa kiến thức chung – kiến thức cơ sở – kiến thức chuyên ngành – luận văn lần lượt là 12 – 15 – 21 – 12 tín chỉ. Sau 05 năm triển khai, chương trình đã góp phần đào tạo được hàng nghìn học viên cao học ngành Quản lý Kinh tế, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cơ quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần, các lĩnh vực kinh tế. Các phẩm đào tạo của chương trình cơ bản có chất lượng tốt, được người học, các nhà sử dụng lao động, các tổ chức doanh nghiệp đánh giá cao, phù hợp với mục tiêu đào tạo chuẩn đầu ra của chương trình về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Tuy nhiên, đứng trước thực tế về xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra và nhấn mạnh hơn vào tính ứng dụng, nên đề tài đã đưa ra những đề xuất cụ thể:

  • Thứ nhất, về mục tiêu chúng: Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành QLKT định hướng thực hành có kiến thức hệ thống, hiện đại về quản lý kinh tế, có năng lực làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước bộ, ngành, địa phương và các tổ chức doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
  • Thứ hai, về mục tiêu cụ thể: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành quản lý kinh tế được xây dựng theo định hướng ứng dụng nhằm giúp người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt đọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng tổ chức và vận hành công tác quản lý kinh tế, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành trong việc thực hiện các công việc phù hợp với điều kiện thực tế tại khu vực công và cá khu vực khác; có phương pháp nghiên cứu khoa học và có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ.
  • Chương trình đào tạo mới do đề tài nghiên cứu đề xuất về tổng thể vẫn giữ nguyên số tín chỉ là 60 nhưng số tín chỉ của kiến thức cơ sở – kiến thức chuyên ngành – luận văn có sự điểu chỉnh thành 14 – 20 – 14. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã xây dựng lại chuẩn đầu ra về các mặt kiến thức chung, kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng mềm, ngoại ngữ, năng lực tự chủ và trách nhiệm.

Đề tài đã được nghiệm thu và công nhận kết quả theo quyết định số 21001/QĐ-ĐN ngày 10/2/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đại Nam với kết quả xếp loại Tốt. Đề xuất khung chương trình đào tạo của đề tài cho trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế theo định hướng ứng dụng của trường Đại học Đại Nam sẽ được áp dụng cho các khóa tuyển sinh từ năm 2020.