PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong – Trung tâm ĐTLT Dược
Càn Long tên húy là “Ái Tân Giác Ma Hoàng Lịch”, sinh năm 1711, mất năm 1779, thọ 89 tuổi, là hoàng tử thứ tư của Ung Chính. Càn Long có 3 hoàng hậu (Phú Sát Thị, Ô Lạt Na Lạp Thị và Ngụy Giai Thị), 11 Quý Phi, 6 Tần và 19 Thị Thiếp. Sinh được 17 Hoàng Tử và 10 Hoàng Nữ. Tuổi thọ trung bình của các đời vua ở Trung Quốc chỉ là 39,2 nhưng Càn Long thọ được đến tuổi 89, là 1 trong 3 hoàng đế Trung Hoa có tuổi thọ cao nhất (Lương Vũ Đế Tiêu Diễm, thọ 86 tuổi và Võ Tắc Thiên, thọ 82 tuổi) là do ông có bí quyết dưỡng sinh theo 4 nguyên tắc, với 16 chữ : “Thanh lọc tim phổi, hoạt động cơ bắp, mười cần bốn kiêng và uống đúng thuốc bổ”. Mỗi buổi sáng, ông tập hít thở để thanh lọc tim phổi. Tập đi bộ, leo núi để hoạt động cơ bắp. 10 cần là: Gõ răng, nuốt nước bọt, vuốt tai, vuốt mũi, day mắt, mát xa mặt, mát xa chân, xoa bụng, kéo căng tay chân và luyện co cơ hậu môn. 4 kiêng là: Không nói khi ăn, không trò chuyện khi ngủ, khi uống không say, sắc giới không quá mê muội. Ông thực hiện theo đúng câu ngạn ngữ thời bấy giờ: “Rượu là thuốc độc của gan/Háo sắc là con dao sắc cắt gân của người”. Nguyên tắc thứ 4 là phải biết uống đúng loại thuốc bổ. Các loại thuốc bổ mà Càn Long hay dùng là: Dưỡng thận bổ dương, dưỡng tỳ vị hành khí, nhuận tràng thông tiện và giải nhiệt lương huyết, tùy vào mùa và thời tiết mà dùng. Càn Long là người đa tài, đa nghề, yêu thích văn chương, du lịch…nên tinh thần luôn sảng khoái. Luyện tập thư pháp cũng chính là rèn luyện sức khỏe. Bởi vì, khi luyện thư pháp, phải tập trung tư tưởng, tâm trí không xao động, khi múa bút, tâm phải tĩnh, khí phải hòa, tập trung toàn tâm ý vào nét chữ.
Càn Long tên húy là “Ái Tân Giác Ma Hoàng Lịch”, sinh năm 1711, mất năm 1779, thọ 89 tuổi, là hoàng tử thứ tư của Ung Chính. Càn Long có 3 hoàng hậu (Phú Sát Thị, Ô Lạt Na Lạp Thị và Ngụy Giai Thị), 11 Quý Phi, 6 Tần và 19 Thị Thiếp. Sinh được 17 Hoàng Tử và 10 Hoàng Nữ. Tuổi thọ trung bình của các đời vua ở Trung Quốc chỉ là 39,2 nhưng Càn Long thọ được đến tuổi 89, là 1 trong 3 hoàng đế Trung Hoa có tuổi thọ cao nhất (Lương Vũ Đế Tiêu Diễm, thọ 86 tuổi và Võ Tắc Thiên, thọ 82 tuổi) là do ông có bí quyết dưỡng sinh theo 4 nguyên tắc, với 16 chữ : “Thanh lọc tim phổi, hoạt động cơ bắp, mười cần bốn kiêng và uống đúng thuốc bổ”. Mỗi buổi sáng, ông tập hít thở để thanh lọc tim phổi. Tập đi bộ, leo núi để hoạt động cơ bắp. 10 cần là: Gõ răng, nuốt nước bọt, vuốt tai, vuốt mũi, day mắt, mát xa mặt, mát xa chân, xoa bụng, kéo căng tay chân và luyện co cơ hậu môn. 4 kiêng là: Không nói khi ăn, không trò chuyện khi ngủ, khi uống không say, sắc giới không quá mê muội. Ông thực hiện theo đúng câu ngạn ngữ thời bấy giờ: “Rượu là thuốc độc của gan/Háo sắc là con dao sắc cắt gân của người”. Nguyên tắc thứ 4 là phải biết uống đúng loại thuốc bổ. Các loại thuốc bổ mà Càn Long hay dùng là: Dưỡng thận bổ dương, dưỡng tỳ vị hành khí, nhuận tràng thông tiện và giải nhiệt lương huyết, tùy vào mùa và thời tiết mà dùng. Càn Long là người đa tài, đa nghề, yêu thích văn chương, du lịch…nên tinh thần luôn sảng khoái. Luyện tập thư pháp cũng chính là rèn luyện sức khỏe. Bởi vì, khi luyện thư pháp, phải tập trung tư tưởng, tâm trí không xao động, khi múa bút, tâm phải tĩnh, khí phải hòa, tập trung toàn tâm ý vào nét chữ.
.png)
Vua Minh Mạng và vua Càn Long là hai vị vua nổi tiếng của nhà Nguyễn (Việt Nam) và nhà Thành (Trung Quốc)
Nói về thuốc bổ cho các hàng vua chúa, không thể thiếu các loại “xuân dược” với tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý… Nhưng Càn Long là người hiểu biết, nên ông biết chọn và biết dùng, sao cho đúng nguyên tắc của ông là “sắc giới không quá mê muội”. Trong các bài xuân dược mà Càn Long hay dùng, có thể kể tuần tự theo thời gian như sau :
Bài “Giáp Linh Tập”, trong đó có thịt con chim sẻ, để bồi bổ sức lực, hoàn lại sinh khí, bổ thận tráng dương, ích tinh tủy. Trên nguyên lý của bài giáp linh tập, Minh Mạng đã chế thành “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” hoặc “Nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử”. Minh Mạng còn nói “nhất dạ lục giao tam hữu dựng” nghĩa là một đêm 6 lần, 3 lần có con.
Tiếp theo là bài “A Tô Cơ”, theo tài liệu còn ghi chép lại, là bài thuốc của các danh y kê cho Thành Cát Tư Hãn – Mông Cổ, gồm 3 vị: Thiên sơn tuyết liên, tinh hoàn hải cẩu và máu một loài chim trĩ không đuôi ở Mông Cổ. Thiên sơn tuyết liên, còn gọi là tuyết liên hoa hay còn được hiểu là “hạt sen chôn dưới đất”. Tương truyền rằng, ăn hoa loài cây này có thể cởi trần đi trong tuyết. Loài cúc tuyết này chỉ nở hoa vào ban đêm, khi cây vươn lên trên mặt tuyết, thu hái hoa mang về, chế thành nhựa là được vị thuốc thiên sơn tuyết liên. Loài chim trĩ không đuôi ở Mông Cổ, là loài chim có chu kỳ tình dục rất lạ đời và lâu nhất, kéo dài tư đầu đến cuối trăng, con đực dính vào con cái trên cây, mỏi thì rơi xuống sông suối, trôi cả chục dặm, chỉ khi thôi ân ái thì mới thả nhau ra. Bài thuốc này được Từ Anh Minh truyền cho Khang Hy, sau này là Ung Chính. Đến đời Càn Long, được các Lạt Ma bào chế thành dạng viên, cho dễ bảo quản. Mỗi lần ngậm 1 viên, tác dụng kéo dài cả đêm. Người khỏe uống vào tăng khoái cảm, nhưng nếu yếu sức mà lạm dùng, thì thuốc sẽ “vật” cho đến mức tàn phế, bất lực vĩnh viễn. Thế nên mới có lời khuyên “sắc giới không quá mê muội”. Ngày nay, cũng trên nguyên lý của bài A Tô Cơ, Trung Quốc bổ sung thêm nhân sâm, để bào chế thành “Trung Hoa Mãnh Nam” và “Hải Mã Tam Thận Hoàn”.
Bài Vương Dược của Càn Long, gồm dương vật và tinh hoàn của 5 loài động vật: Chó mực tuyền, hổ, khỉ, bò và hải cẩu, luyện với óc chó và nhân sâm. Ở nước ta, ngẩu pín là tên gọi của dương vật và tinh hoàn, thường là của chó, dê, bò, ngựa, hươu…có vị mặn, tính nóng, chứa các nội tiết tố nam, nên có tác dụng ích tinh, tráng dương, bổ thận, chữa thận hư, chứng thiểu năng sinh dục, liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối, thường được dùng dưới 3 dạng :
Dạng bột: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, thái nhỏ, sấy khô, tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.
Dạng cao lỏng: Thái nhỏ, nấu với rượu, thêm ít đường hoặc mật ong, cô đến sánh. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml với nước ấm.
Dạng rượu: Thái thành miếng, sấy khô, ngâm với 10 lần rượu, sau 15 ngày thì dùng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml.
Vị thuốc “Cẩu Thận” (Penis ét testis Canis) trong Y học Cổ truyền là dương vật hay tinh hoàn của chó, đã phơi hoặc sấy khô, chữa thận dương suy yếu, liệt dương, di tinh… Ngày dùng 4-12g dưới dạng bột hoàn thành viên, hay ngâm rượu. Ngoài ra, thịt chó (cẩu nhục), tim và máu chó cũng là những vị thuốc YHCT… Hải Thượng Lãn Ông đã viết như sau: “Cẩu nhục tục gọi là thịt chó/Không độc, ấm nhiều, vị chua mặn/Tráng dương, bổ thận, thương hàn bổ/Ấm vị, khỏe lưng, tinh tủy mạnh”. Thịt chó vừa là thực phẩm bổ dưỡng ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người máu hàn, người mới ốm dậy…Ở Việt Nam, hầu như chưa có kinh nghiệm dùng thịt chó để chế biến thành các vị thuốc. Ở Trung Quốc, thịt chó nấu với nghệ, riềng, đại hồi, quế hay trần bì… có tác dụng giảm đau, đặc biệt là đau dạ dày thể hàn. Thịt chó hầm với đảng sâm, hạt sen là thuốc bổ cho người mới ốm dậy, suy nhược, tinh thần hư lao, khí huyết không thông. Thịt chó hầm với củ cải và gừng tươi chữa đau dạ dày …Còn sỏi trong dạ dày chó (rất hiếm gặp) chữa bệnh nấc nghẹn, nôn mửa, mụn nhọt, ngộ độc…
Xương khỉ còn gọi là “hầu cốt”, đã được bào chế thành cao khỉ, sử dụng khá phổ biến. Ngoài ra, huyết linh và sỏi mật khỉ, cũng là những vị thuốc quý. Huyết linh là vị thuốc bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, mất máu, suy nhược, người lớn uống 3-5g, chiêu với nước ấm hoặc ngâm rượu. Để khử bớt mùi tanh có thể dùng thêm ít gừng giả nhỏ. Ở vùng núi, vào mùa khỉ sinh đẻ (tháng 6 – 7) đến những mõm đá là nơi khỉ hay ngồi sau khi sinh, cạo lấy những mảng huyết đọng lại đã khô đen, bẻ thành miếng, loại bỏ tạp chất, sấy khô, khi dùng mới tán thành bột. Còn sỏi mật, ở Trung Quốc dùng chữa sốt cao, co giật, ngộ độc, ho hen, phù thủng. Dương vật làm thuốc cường dương…
Hải cẩu là loài động vật chân vây. Pín của hải cẩu có tác dụng sinh tinh, nhưng cực kỳ tanh vì chứa nhiều tinh dịch. Pín của hải cẩu chứa lượng lớn hormon nam testosteeon, có tác dụng điều tiết hormon sinh dục, tăng khả năng sinh lý, đặc biệt là tăng khả năng “khởi động” quá trình hoạt động tình dục…nhưng phải sử dụng toàn bộ bộ phận sinh dục, gồm dương vật và 2 tinh hoàn. Hiện nay, có bày bán ở đảo Phú Quốc, nhưng có 2 nguồn cung cấp : Myanma và Canada, nhưng nguồn
Hàng từ Bắc Mỹ, thu từ loài hải cẩu Greenland là rất hiếm, chủ yếu là loại thu từ loài hải cẩu xám (Halichoerus grypus). Hiện nay pín của hải cẩu cũng bị làm giả, ví giá lên đến 280 – 330 USD/lạng khô. Có 2 loại hàng giả : Pín hải cẩu thật nhưng đã bị rút hết tinh chất và loại khác là lấy pín của bò làm thành pín hải cẩu.
Ngày nay, ở Trung Quốc bài thuốc “Vương Dược” của Càn Long đã bào chế thành thuốc “cửu ngưu lưỡng hổ thang” là thuốc cường dương cực mạnh./.
Bài “Giáp Linh Tập”, trong đó có thịt con chim sẻ, để bồi bổ sức lực, hoàn lại sinh khí, bổ thận tráng dương, ích tinh tủy. Trên nguyên lý của bài giáp linh tập, Minh Mạng đã chế thành “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” hoặc “Nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử”. Minh Mạng còn nói “nhất dạ lục giao tam hữu dựng” nghĩa là một đêm 6 lần, 3 lần có con.
Tiếp theo là bài “A Tô Cơ”, theo tài liệu còn ghi chép lại, là bài thuốc của các danh y kê cho Thành Cát Tư Hãn – Mông Cổ, gồm 3 vị: Thiên sơn tuyết liên, tinh hoàn hải cẩu và máu một loài chim trĩ không đuôi ở Mông Cổ. Thiên sơn tuyết liên, còn gọi là tuyết liên hoa hay còn được hiểu là “hạt sen chôn dưới đất”. Tương truyền rằng, ăn hoa loài cây này có thể cởi trần đi trong tuyết. Loài cúc tuyết này chỉ nở hoa vào ban đêm, khi cây vươn lên trên mặt tuyết, thu hái hoa mang về, chế thành nhựa là được vị thuốc thiên sơn tuyết liên. Loài chim trĩ không đuôi ở Mông Cổ, là loài chim có chu kỳ tình dục rất lạ đời và lâu nhất, kéo dài tư đầu đến cuối trăng, con đực dính vào con cái trên cây, mỏi thì rơi xuống sông suối, trôi cả chục dặm, chỉ khi thôi ân ái thì mới thả nhau ra. Bài thuốc này được Từ Anh Minh truyền cho Khang Hy, sau này là Ung Chính. Đến đời Càn Long, được các Lạt Ma bào chế thành dạng viên, cho dễ bảo quản. Mỗi lần ngậm 1 viên, tác dụng kéo dài cả đêm. Người khỏe uống vào tăng khoái cảm, nhưng nếu yếu sức mà lạm dùng, thì thuốc sẽ “vật” cho đến mức tàn phế, bất lực vĩnh viễn. Thế nên mới có lời khuyên “sắc giới không quá mê muội”. Ngày nay, cũng trên nguyên lý của bài A Tô Cơ, Trung Quốc bổ sung thêm nhân sâm, để bào chế thành “Trung Hoa Mãnh Nam” và “Hải Mã Tam Thận Hoàn”.
Bài Vương Dược của Càn Long, gồm dương vật và tinh hoàn của 5 loài động vật: Chó mực tuyền, hổ, khỉ, bò và hải cẩu, luyện với óc chó và nhân sâm. Ở nước ta, ngẩu pín là tên gọi của dương vật và tinh hoàn, thường là của chó, dê, bò, ngựa, hươu…có vị mặn, tính nóng, chứa các nội tiết tố nam, nên có tác dụng ích tinh, tráng dương, bổ thận, chữa thận hư, chứng thiểu năng sinh dục, liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối, thường được dùng dưới 3 dạng :
Dạng bột: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, thái nhỏ, sấy khô, tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.
Dạng cao lỏng: Thái nhỏ, nấu với rượu, thêm ít đường hoặc mật ong, cô đến sánh. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml với nước ấm.
Dạng rượu: Thái thành miếng, sấy khô, ngâm với 10 lần rượu, sau 15 ngày thì dùng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml.
Vị thuốc “Cẩu Thận” (Penis ét testis Canis) trong Y học Cổ truyền là dương vật hay tinh hoàn của chó, đã phơi hoặc sấy khô, chữa thận dương suy yếu, liệt dương, di tinh… Ngày dùng 4-12g dưới dạng bột hoàn thành viên, hay ngâm rượu. Ngoài ra, thịt chó (cẩu nhục), tim và máu chó cũng là những vị thuốc YHCT… Hải Thượng Lãn Ông đã viết như sau: “Cẩu nhục tục gọi là thịt chó/Không độc, ấm nhiều, vị chua mặn/Tráng dương, bổ thận, thương hàn bổ/Ấm vị, khỏe lưng, tinh tủy mạnh”. Thịt chó vừa là thực phẩm bổ dưỡng ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người máu hàn, người mới ốm dậy…Ở Việt Nam, hầu như chưa có kinh nghiệm dùng thịt chó để chế biến thành các vị thuốc. Ở Trung Quốc, thịt chó nấu với nghệ, riềng, đại hồi, quế hay trần bì… có tác dụng giảm đau, đặc biệt là đau dạ dày thể hàn. Thịt chó hầm với đảng sâm, hạt sen là thuốc bổ cho người mới ốm dậy, suy nhược, tinh thần hư lao, khí huyết không thông. Thịt chó hầm với củ cải và gừng tươi chữa đau dạ dày …Còn sỏi trong dạ dày chó (rất hiếm gặp) chữa bệnh nấc nghẹn, nôn mửa, mụn nhọt, ngộ độc…
Xương khỉ còn gọi là “hầu cốt”, đã được bào chế thành cao khỉ, sử dụng khá phổ biến. Ngoài ra, huyết linh và sỏi mật khỉ, cũng là những vị thuốc quý. Huyết linh là vị thuốc bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, mất máu, suy nhược, người lớn uống 3-5g, chiêu với nước ấm hoặc ngâm rượu. Để khử bớt mùi tanh có thể dùng thêm ít gừng giả nhỏ. Ở vùng núi, vào mùa khỉ sinh đẻ (tháng 6 – 7) đến những mõm đá là nơi khỉ hay ngồi sau khi sinh, cạo lấy những mảng huyết đọng lại đã khô đen, bẻ thành miếng, loại bỏ tạp chất, sấy khô, khi dùng mới tán thành bột. Còn sỏi mật, ở Trung Quốc dùng chữa sốt cao, co giật, ngộ độc, ho hen, phù thủng. Dương vật làm thuốc cường dương…
Hải cẩu là loài động vật chân vây. Pín của hải cẩu có tác dụng sinh tinh, nhưng cực kỳ tanh vì chứa nhiều tinh dịch. Pín của hải cẩu chứa lượng lớn hormon nam testosteeon, có tác dụng điều tiết hormon sinh dục, tăng khả năng sinh lý, đặc biệt là tăng khả năng “khởi động” quá trình hoạt động tình dục…nhưng phải sử dụng toàn bộ bộ phận sinh dục, gồm dương vật và 2 tinh hoàn. Hiện nay, có bày bán ở đảo Phú Quốc, nhưng có 2 nguồn cung cấp : Myanma và Canada, nhưng nguồn
Hàng từ Bắc Mỹ, thu từ loài hải cẩu Greenland là rất hiếm, chủ yếu là loại thu từ loài hải cẩu xám (Halichoerus grypus). Hiện nay pín của hải cẩu cũng bị làm giả, ví giá lên đến 280 – 330 USD/lạng khô. Có 2 loại hàng giả : Pín hải cẩu thật nhưng đã bị rút hết tinh chất và loại khác là lấy pín của bò làm thành pín hải cẩu.
Ngày nay, ở Trung Quốc bài thuốc “Vương Dược” của Càn Long đã bào chế thành thuốc “cửu ngưu lưỡng hổ thang” là thuốc cường dương cực mạnh./.