29/06/2022

1479

Thực tập CNTT – Môn học đặc biệt chỉ có ở Khoa CNTT trường Đại học Đại Nam

Một trong những điểm nổi bật trong chương trình đào tạo của Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) trường Đại học Đại Nam là đưa môn học “Thực tập CNTT” vào chương trình học và trở thành môn học bắt buộc.

Khác với các đợt thực tập chuyên ngành thông thường ở các trường đại học khác, chỉ dành cho sinh viên năm cuối và chỉ diễn ra trong vòng 1-2 tháng, môn học “Thực tập CNTT” tại Khoa CNTT Đại học Đại Nam sẽ bắt đầu ngay từ năm thứ nhất và kéo dài đến hết năm thứ tư. Vậy, môn học này có gì đặc biệt? Sinh viên “được” gì với môn học này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Với tiêu chí lấy người học làm trung tâm, môn Thực tập CNTT giúp khơi dậy niềm cảm hứng học tập CNTT cho sinh viên ngay từ năm học đầu tiên. Sinh viên được các giảng viên giỏi hướng dẫn tìm hiểu và áp dụng ngay các công nghệ mới vào các sản phẩm thông qua 15 chuyên đề, được thiết kế cho mỗi học kỳ. Kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đạt được từ môn học này sẽ trở thành nền tảng bổ trợ cho các môn học chuyên ngành hoặc chuyên sâu trong chương trình đào tạo ngành CNTT.

Với phương châm “Học phải hành”, “Cầm tay chỉ việc”, môn học “Thực tập CNTT” sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết từ cơ bản tới nâng cao dành cho một kỹ sư CNTT; giúp sinh viên sớm tiếp cận với công nghệ và môi trường làm việc chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT.

Tham gia vào các buổi học này, sinh viên FIT – DNU sẽ được làm việc 8 tiếng/ ngày, được phân công làm việc theo từng nhóm, được tự do thể hiện năng lực làm việc, năng lực lãnh đạo, thay phiên nhau làm trưởng nhóm, thay phiên nhau thuyết trình sản phẩm…

Kết thúc mỗi học phần, sinh viên sẽ được hướng dẫn triển khai các bài tập lớn nhằm vận dụng, tổng hợp các kiến thức đã học vào giải quyết một bài toán lớn hơn trong thực tế. Đồng thời bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

Chương trình học của môn học Thực tập CNTT tại FIT – DNU có gì đặc biệt?

Năm thứ nhất, sinh viên được tiếp cận và thực tập những kiến thức tổng quan về các ứng dụng CNTT phổ biến, các dịch vụ tiện ích CNTT nâng cao và cả các công cụ phát triển các ứng dụng CNTT trong thực tế. Giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng cơ bản về cài đặt, phân tích và phát triển ứng dụng.

Trong học kỳ 1, sinh viên sẽ được làm quen với các ứng dụng, tiện ích CNTT từ cơ bản đến nâng cao, như: mạng xã hội, thương mại điện tử, các phần mềm văn phòng, các dịch vụ chuyên nghiệp được cung cấp bởi các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Google, Amazon, Oracle, Microsoft…

Sang học kỳ 2, sinh viên sẽ được tìm hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Được cung cấp các kỹ năng cơ bản về cài đặt, vận hành, bảo trì thiết bị và hệ thống CNTT; được làm quen với các thiết bị phần cứng, các phần mềm hệ thống, bảo mật và quản trị hệ thống mạng doanh nghiệp cơ bản…

Năm thứ hai, sinh viên sẽ được tiếp tục huấn luyện các kỹ năng và làm quen với các công cụ cần thiết để tham gia vào các dự án phát triển ứng dụng thực sự và nghiên cứu các công nghệ tiên tiến nhất trong môn thực hành. Sinh viên sẽ được tiếp cận các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về phát triển các ứng dụng tích hợp trong doanh nghiệp, bao gồm ứng dụng web, mobile và nhúng.

Năm thứ ba, sinh viên sẽ được vận dụng các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về cài đặt, thiết kế, quản trị và khai thác cơ sở dữ liệu từ đó sẽ giúp sinh viên có thể sáng tạo ra các phần mềm tốt, có hiệu năng cao và đặc biệt đáp ứng nhu cầu thực tiễn. 

Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về lập trình mạng máy tính, xây dựng kiến trúc Microservice và lập trình nhúng với FPGA, GPU

Năm thứ tư, sinh viên sẽ nắm vững các công cụ tích hợp hệ thống và đặc biệt sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng của một kiến trúc sư CNTT, bao gồm: các kiến thức cơ bản đến nâng cao về ứng dụng CNTT, bảo mật và quản lý tài nguyên trong doanh nghiệp, trong chính phủ điện tử, nắm được tổng quan và cách thức xây dựng kiến trúc hệ thống CNTT trong doanh nghiệp và trong Chính phủ điện tử.

Môn học “Thực tập CNTT” lần đầu tiên được đưa vào chương trình đào tạo ngành CNTT ở bậc Đại học tại Đại học Đại nam là một phần trong chương trình đào tạo CNTT tiên tiến được xây dựng bài bản, công phu, bám sát với nhu cầu thực tế. Cùng với lợi thế của ĐH Đại Nam là một môi trường đào tạo năng động, kỷ luật, có tính chủ động cao, sẵn sàng cung cấp những kiến thức và kỹ năng tốt nhất cho người học đã và đang giúp cho ngành đào tạo CNTT tại ĐH Đại Nam ngày càng phát triển bền vững, được sinh viên và cộng đồng doanh nghiệp thừa nhận.

02 phương thức xét tuyển vào ngành CNTT trường Đại học Đại Nam

- Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

- Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

Liên hệ Hotline/Zalo: 0971595599/ 0961595599/ 0931595599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

 

Khoa CNTT