21/07/2020

2155

Những ngành nghề “lên ngôi” trong kỷ nguyên 4.0

Lựa chọn ngành học và trường đại học là quyết định rất quan trọng, là bước ngoặt trong cuộc đời mỗi con người. Quyết định này có tác động rất lớn đến việc bạn sẽ trở thành những con người như thế nào, cống hiến được những gì cho xã hội.

Lựa chọn ngành học và trường đại học là quyết định rất quan trọng, là bước ngoặt trong cuộc đời mỗi con người. Quyết định này có tác động rất lớn đến việc bạn sẽ trở thành những con người như thế nào, cống hiến được những gì cho xã hội. Vậy, làm thế nào để lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân và đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của xã hội trong kỷ nguyên 4.0? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Y khoa, Dược học, Điều dưỡng – ngành học nóng và cần thiết trong mọi thời đại

Khác với những ngành nghề khác, trải qua thời gian và các biến động kinh tế - chính trị - xã hội, Y khoa - Dược học và Điều dưỡng vẫn luôn là những ngành học giữ được “phong độ” đỉnh cao.

Y khoa, Dược học và Điều dưỡng là 03 ngành đào tạo thuộc trục đào tào cốt lõi của Trường Đại học Đại Nam.

Ngay từ thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, mỗi học sinh phổ thông khi chọn lựa nghề nghiệp đều truyền tai nhau câu nói “nhất Y nhì Dược". Trải qua thời gian, Y - Dược và Điều dưỡng vẫn luôn là ngành học thu hút sự quan tâm hàng đầu của người học. Minh chứng là năm 2019 có 33.000 chỉ tiêu xét tuyển vào các trường khối sức khỏe trong khi đó tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển cao gấp gần 5 lần…

Vị trí của ngành Y - Dược và Điều dưỡng không chỉ được đo bằng chất lượng đầu vào và chất lượng đầu ra mà còn được khẳng định thông qua vị trí, vai trò của ngành nghề này với xã hội. Xã hội càng phát triển, nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của con người ngày càng nâng cao. Mặt trái của quá trình công nghiệp hóa cũng đem đến rất nhiều rủi ro cho sức khỏe của con người, đó là ung thư, dịch bệnh… và những căn bệnh nguy hiểm mới. Chỉ có y tế mới có thể đảm bảo được sức khỏe của con người, làm cho cuộc sống an toàn và chất lượng hơn.

Trường ĐH Đại Nam chính thức đào tạo ngành Y khoa từ năm 2020.

Bên cạnh đó, Y - Dược và Điều dưỡng là ngành nghề có cơ hội việc làm rất vượt trội so với các ngành nghề khác trong xã hội. Bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng có mức lương và cơ hội thăng tiến trong công việc cao. Đặc biệt, dù nền kinh tế - chính trị - xã hội có thay đổi như thế nào cũng không làm ảnh hưởng quá nhiều đến vai trò và chức năng của ngành y tế.

Công nghệ thông tin – Top 3 ngành có mức lương KHỦNG nhất tại Việt Nam

Theo Vietnamwork - website tuyển dụng lớn nhất của Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, Công nghệ thông tin (CNTT) là bộ phận không thể thiếu trong bất cứ công ty, doanh nghiệp nào. Với mức lương trung bình 18.865.691 VNĐ, CNTT đứng thứ 3 trong nhóm 10 ngành nghề có mức lương cao nhất tại Việt Nam, chỉ đứng sau bất động sản và y – dược. Đặc biệt, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 càng khiến ngành này thêm HOT và hấp dẫn người học.

Thống kê của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, mỗi năm, ngành CNTT cần khoảng 80.000 - 100.000 nhân lực. Trong khi đó, số sinh viên CNTT tốt nghiệp chỉ ở mức 30.000 người/năm. Nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT từ năm 2017 đến nay đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Hiện có gần 15.000 công việc thuộc lĩnh vực này được tuyển dụng và con số này sẽ tiếp tục tăng lên. Đến năm 2020, nước ta sẽ cần khoảng 1,2 triệu nhân lực ngành CNTT, con số còn thiếu khoảng 500.000 người.

Sinh viên Khoa CNTT Đại học Đại Nam học thực hành tại phòng Lab hiện đại.

Không chỉ có tiềm năng phát triển trong nước, cơ hội việc làm ở nước ngoài với dân IT cũng rất lớn. Rất nhiều công ty mạng sẵn sàng chi trên 1.000 USD để mời lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, thiết kế lập trình game, an ninh mạng… về làm việc.

Xây dựng và Kiến trúc – ngành nghề khan hiếm nguồn nhân lực

Trong bối cảnh bùng nổ về nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường cũng như các công trình xây dựng khác, sinh viên tốt nghiệp ngành xây dựng không bao giờ lo thất nghiệp. Ngược lại, các kỹ sư xây dựng còn có rất nhiều cơ hội việc làm tốt với các điều kiện phát triển bản thân tuyệt vời.

Sinh viên Khoa Xây dựng – Kiến trúc Đại học Đại Nam trong ngày nhận bằng tốt nghiệp.

Theo báo cáo của Tổng Hội Xây dựng, cả nước đang có gần 78.000 doanh nghiệp xây dựng với khoảng 4 triệu lao động. Con số này khá thấp bởi theo quy hoạch, đến năm 2020, nhân lực ngành xây dựng phải đạt từ 8-9 triệu người. Hiện trung bình mỗi năm Việt Nam dành từ 30-40% GDP cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển các khu công nghiệp, ngành nghề, đô thị hóa và các công trình văn hóa, giáo dục, dịch vụ. Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho nhóm ngành này trong thời gian sắp tới là rất lớn.

Dự báo từ nay đến năm 2020, nhân sự ngành xây dựng mỗi năm sẽ phải tăng thêm 400.000 - 500.000 người.

Kết quả khảo sát của Tạp chí Kiến trúc Architect magazine, kiến trúc đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng những nghề nghiệp sáng tạo nhất trên thế giới và thứ 19 trong bảng xếp hạng những ngành nghề thuộc nhóm Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) có mức thu nhập cao.

Các nghiên cứu, khảo sát cũng chỉ ra rằng, kiến trúc là một trong những ngành nghề HOT trong 5-10 năm tới. Số lượng công trình kiến trúc ngày một tăng, nhu cầu nhân lực cũng tăng theo, tạo ra vô số việc làm cho ngành kiến trúc. Bên cạnh đó, cơ hội làm việc tại nước ngoài của các kiến trúc sư cũng rất rộng mở. Hiện Mỹ, Châu âu, Singapore, Nhật Bản… và các nước châu Á phát triển đang thu hút rất nhiều kiến trúc sư từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Quản trị khách sạn du lịch và lữ hành – ngành kinh tế mũi nhọn, cần nhiều nhân lực

Sinh viên Khoa Du lịch ĐH Đại Nam được thực tập, trải nghiệm tại các khách sạn 3 sao, 4 sao và 5 sao ngay từ học kỳ đầu tiên của năm thứ nhất.

Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm Việt Nam cần thêm khoảng 40.000 lao động mới trong lĩnh vực du lịch, trong khi đó số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành học này mới đạt 15.000 sinh viên/năm. Ngành du lịch đang có khoảng 650.000 việc làm trực tiếp và 2 triệu việc làm gián tiếp, lao động làm quản lý dự kiến tăng 25% mỗi năm. Tuy nhiên, lực lượng lao động du lịch qua đào tạo và chuẩn nghề còn thấp, doanh nghiệp phải mất công đào tạo lại.

Với mô hình khách sạn thực hành, sinh viên Khoa Du lịch Đại Nam được thực hành nghiệp vụ ngay từ năm thứ nhất với tổng thời gian thực hành lên tới 50% thời gian học.

Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Thị trường du lịch khách sạn nhà hàng tại Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ và nóng hơn bao giờ hết. Ngành này đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong một môi trường đẳng cấp chuyên nghiệp, không gian sang trọng, văn minh, giao tiếp rộng và mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với mặt bằng việc làm chung của xã hội.

Ngành du lịch, quản lý khách sạn sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội cọ xát, gặp gỡ với nhiều người đến từ khắp nơi trên thế giới. Đây là một lực chọn thông minh cho những bạn trẻ năng động, thích học hỏi và khám phá.

Quản trị kinh doanh – chưa bao giờ hết hấp dẫn với các bạn trẻ năng động

Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường, hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp phải không ngừng phát triển.

Có thể nói, chưa bao giờ kinh doanh, doanh nghiệp ở Việt Nam lại phát triển như ngày nay. Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta đã có khoảng 20 vạn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn, liên doanh, doanh nghiệp hoạt động ngoài nước cũng rất phát triển. Đây là cơ hội về số lượng việc làm trong ngành này nhưng cũng đặt ra thách thức rất lớn về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực.

Thầy trò Khoa QTKD Trường ĐH Đại Nam tại chương trình trải nghiệm kỹ năng mềm cho 10.000 học sinh THPT năm 2019.

(Còn nữa)

Năm học 2021-2022, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh hệ đại học chính quy ở 18 ngành học thuộc 4 khối đào tạo, gồm: Sức khỏe, kỹ thuật, kinh tế và khoa học xã hội – nhân văn theo hai phương thức xét tuyển. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

 

Thu Hòe