27/07/2024

274

Nhu cầu nhân lực khủng của ngành Kinh tế xây dựng

Ngành Kinh tế xây dựng đang chứng kiến nhu cầu nhân lực tăng vọt, trở thành một trong những ngành học "nóng" nhất hiện nay với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn và mức lương cao.

Nhu cầu nhân lực khủng của ngành Kinh tế xây dựng

Nhiều chuyên gia dự báo, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay thì số lượng lao động làm việc trong ngành Xây dựng vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12 – 13 triệu người. Nhân lực của ngành Vật liệu xây dựng dự kiến cũng sẽ tăng lên gần 3 triệu người.

Không chỉ tăng số lượng, ngành Xây dựng còn đặt mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện tại, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, và mục tiêu đến năm 2030 là 75%.

Với nhu cầu nhân lực khủng, sinh viên ngành Kinh tế xây dựng hoàn toàn yên tâm về cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Học Kinh tế xây dựng ra trường làm gì? ở đâu?

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Kinh tế xây dựng có nhiều lựa chọn việc làm:

- Chuyên viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng thuộc các bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư xây dựng

- Cán bộ kinh tế kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp thi công xây dựng, doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đấu thầu…

- Chuyên viên làm việc trong các viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao công nghệ xây dựng, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.

- Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Mức lương bao nhiêu?

Mức lương của ngành Kinh tế xây dựng dành cho sinh viên mới tốt nghiệp ra trường dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.

Tùy vào kinh nghiệm và vị trí công việc mà mức lương này có thể lên đến 35 triệu đồng/tháng.

Nên học ngành Kinh tế xây dựng ở đâu?

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kinh tế xây dựng (mã ngành: 7580301).

Theo học ngành Kinh tế xây dựng tại trường Đại học Đại Nam, sinh viên được:

  • Ra trường sớm: Sinh viên chỉ mất 04 năm (12 kỳ) để hoàn thành chương trình đào tạo. Nhận bằng Kỹ sư Kinh tế xây dựng sau khi ra trường

Sinh viên được hưởng lợi mọi mặt về thời gian, tài chính, cơ hội việc làm, cơ hội phát triển bản thân... khi ra trường sớm 01 năm.

  • Chương trình đào tạo chú trọng ứng dụng thực hành – thực tế, bám sát thực tiễn, đào tạo theo nhu cầu và “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp. Sinh viên có thể bắt tay vào công việc ngay, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, tăng khả năng cạnh tranh.
  • Học thực hành với 03 cấp độ: thực hành trên lớp, thực hành tại cơ sở mô phỏng, thực hành tại các doanh nghiệp – tương tác trực tiếp với tiêu chuẩn nghề nghiệp và mối quan hệ đồng nghiệp.
  • Kết nối việc làm đúng chuyên môn, giúp sinh viên có thu nhập từ năm thứ 3.
  • 100% sinh viên được Trung tâm Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên kết nôi, hỗ trợ việc làm ngay sau khi ra trường.
  • Học tập trong môi trường năng động, hiện đại, giàu trải nghiệm.

  • Khai phóng và truyển lửa bởi đội ngũ giảng viên giỏi, tận tâm, chuyên nghiệp.

  • Nhận học bổng từ quỹ học bổng của Nhà trường và doanh nghiệp lên tới hàng chục tỉ đồng mỗi năm, giảm tối đa áp lực tài chính.

  • Cơ hội nhận học bổng và du học tại các nước có nền giáo dục tiên tiến như: Hoa Kỳ, Đài Loan, Nhật Bản…
  • Được thực tập tại các doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực Xây dựng như: Tập đoàn xây dựng TECCO, Công ty TSQ VN, Công ty Cổ phần ACC – 244, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển số 18, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dân dụng công nghiệp hạ tầng Hà Nội…

03 phương thức xét tuyển vào ngành Kinh tế xây dựng Đại học Đại Nam

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY