13/05/2022

2082

Ngành Du lịch đang phục hồi “thần tốc” trong bình thường mới, cơ hội tuyệt vời cho các bạn trẻ đam mê xê dịch

Đó là khẳng định của ông Mẫn Văn Chung – trợ lý Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đại Nam về ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành; Giám đốc điều hành chuỗi hệ thống khách sạn 3-5 sao và công ty lữ hành tại nhiều tỉnh, thành trong nước.

Để hiểu hơn về xu hướng phát triển của ngành Du lịch – lữ hành trong bối cảnh Covid-19 hiên nay, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Mẫn Văn Chung.

Ông Mẫn Văn Chung – trợ lý Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đại Nam về ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành.

Ngành Du lịch Việt đang phục hồi mạnh mẽ, xuất hiện nhiều xu hướng và sản phẩm dịch vụ du lịch mới

-Thưa ông, với kinh nghiệm hơn 20 năm quản lý trong lĩnh vực Du lịch – lữ hành, ông đánh giá và dự đoán như thế nào về xu hướng phát triển của ngành Du lịch – lữ hành trong bối cảnh COVID-19 hiện nay?

Do tác động của đại dịch COVID-19, ngành Du lịch Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Tuy vậy, trước làn sóng mở cửa toàn cầu, thời điểm này chính là cơ hội đặc biệt để ngành Du lịch phục hồi và đón đầu các xu hướng phát triển mới.

Việt Nam là 1 trong 10 nước có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới. Đây là một trong những cơ sở để Việt Nam tự tin mở cửa lại hoạt động du lịch quốc tế và nội địa thông qua đường hàng không, đường bộ, đường biển, đường sắt đảm bảo an toàn, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch COVID-19.

Ông Mẫn Văn Chung trao giấy khen và quà cho những sinh viên có thành tích học tập tốt của khoa Du lịch trường Đại học Đại Nam.

Trong đại dịch, lượng khách du lịch nội địa vẫn tăng cao thông qua các chương trình kích cầu du lịch nội địa, như: “Việt Nam, điểm đến an toàn, hấp dẫn”, “Việt Nam, đi để trải nghiệm”… Lượng khách quốc tế tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2022 cũng đang tăng mạnh. Đây là những tín hiệu đầy khả quan về chặng đường phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam.

Dự báo, khách du lịch nội địa Việt Nam sẽ ngày càng chiếm vai trò quan trọng hơn đối với sự phát triển của ngành Du lịch cũng như hình thành nên những xu hướng, sản phẩm dịch vụ du lịch mới.

Cụ thể:

- Các sản phẩm du lịch an toàn, thân thiện.

- Sản phẩm du lịch về chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng theo các chương trình trọn gói hay các combo.

- Các sản phẩm du lịch linh hoạt thích ứng và có tính cạnh tranh cao.

- Loại hình du lịch tự nhiên, miền quê, nông thôn, miền núi, các cộng đồng ít người...

- Hình thức du lịch bằng “hộ chiếu Vaccine” theo một quy trình “bong bóng khép kín”.

Ngành Du lịch phục hồi, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp tục "sốt".

Lựa chọn ngành nghề để theo học cần phải có cái nhìn xa, nắm bắt nhu cầu thực tế của 5-10 năm tới

-Theo ông, lựa chọn học Du lịch và lữ hành trong bối cảnh hiện nay có phải là lựa chọn khôn ngoan? Cụ thể, người học sẽ có những cơ hội và thách thức như thế nào?

Qua 2 năm qua đại dịch COVID-19 hoành hành, nhân lực du lịch đang bị “bào mòn” cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, dịch bệnh khiến cho một số lượng lớn sinh viên du lịch chuyển sang các ngành khác. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là dịch bệnh có phải chỉ có du lịch bị ảnh hưởng hay cả nền kinh tế? Khi đại dịch qua đi, du lịch phải phục hồi, ngành du lịch lại đứng trước nguy cơ thiếu hụt nhân lực thì đâu là cơ hội? Đây là bài toán mà người học nhất là giới trẻ cần tận dụng thời gian, thời cơ này để quyết định và trả lời.

Sinh viên khoa Du lịch trường Đại học Đại Nam thực hành nghiệp vụ tại khách sạn thực hành 5 sao Rosamia Đà Nẵng.

Tuy nhiên, để trả lời cho việc cơ hội và tiềm năng việc làm sau 3-4 năm nữa thì chính các em phải vượt qua được các áp lực lo sợ của bản thân, áp lực từ gia đình, từ xã hội do dịch bệnh làm xáo trộn trong 2 năm qua.

Nhưng khi các em chọn nghề phải có tầm nhìn hơi xa một chút, nhu cầu dài hạn trong 5 năm tới, thậm chí là 10 năm tới. Phát triển ngành du lịch là chiến lược phát triển kinh tế quốc gia nên chắc chắn thời gian tới sẽ càng phát triển, nhu cầu nhân lực sẽ ngày càng cao.

Vậy thời gian này, kiên định với nghề mình yêu thích, tận dụng tối đa để học thêm, tìm tòi thêm các xu thế, học thêm ngỗn ngữ, năng lực nghề nghiệp, thích ứng với mọi khó khăn cơ hội ắt sẽ đến.

Mặt khác, học ngành du lịch không chỉ là làm hướng dẫn viên du lịch, dẫn tour… mà còn có quản trị nhân sự, quản lý nhà hàng, quản lý khách sạn, bếp, pha chế, quản lý dịch vụ vận chuyển mặt đất, hàng không, đường thủy… Có thể nói là ngành này rất rộng, cơ hội việc làm rất nhiều, quan trọng là ở khả năng thích ứng của các em.

Lĩnh vực nghề nghiệp của ngành Du lịch rất rộng, cơ hội việc làm rất lớn.

Nhân lực ngành Du lịch luôn luôn trong tình trạng “cung không đủ cầu”

- Với tư cách nhà tuyển dụng, ông đánh giá như thế nào về chất lượng nguồn nhân lực của ngành Du lịch – lữ hành hiện nay, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường?

Từ nhiều năm nay, nhân lực ngành du lịch luôn luôn trong tình trạng “cung không đủ cầu”. Số lượng nhân lực còn ít, cơ cấu chưa đồng bộ và năng lực thực tiễn chưa tương xứng với bằng cấp. Nhân lực có trình độ, tay nghề cao chưa nhiều và ngày càng thiếu những cán bộ đầu đàn làm nòng cốt đào tạo nhân lực trẻ.

Kiến thức về lý thuyết quản trị nắm rất tốt nhưng năng lực quản trị và kinh nghiệm thực tiến còn hạn chế chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành và doanh nghiệp. Kiến thức hội nhập, ngoại ngữ và giao tiếp ứng xử còn còn hạn chế. Một bộ phận nguồn nhân lực ra trường còn thiếu tính tự học, kỹ năng thích ứng với các mô hình doanh nghiệp còn yếu. Tư duy là học xong ra phải là nhà quản lý, quản trị... trong khi năng lực nghề nghiệp lại rất yếu và quá bị động.

Đặc biệt, đa số sinh viên học xong cũng chưa xác định được du lịch có những linh vực công việc gì? Cần những yếu tố phẩm chất nào để thực hiện công việc và khởi nghiệp lập thân sau khi ra trường. Tính va chạm với công việc trong quá trình học tập không nhiều làm cho tâm lý ỷ lại trông chờ..., từ đó không xác định được năng lực nghề nghiệp của mình là làm ở đâu, vị trí nào.

Cả cơ sở đào tạo và người học cần phải thay đổi

- Vậy, để ghi điểm với nhà tuyển dụng, các ứng cử viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và thái độ như thế nào ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thưa ông? 

Các bạn sinh viên phải trang bị kiến thức tương đối phong phú về ngành du lịch, như: văn hóa, phong tục, ẩm thực, địa lý… trong đó có cả kiến thức về quản trị và điều công việc thực chiến.

Môi trường học tập năng động, hiện đại của sinh viên Du lịch DNU.

Các kỹ năng về nghề nghiệp về ngành nghề du lịch như: Nghiệp vụ lĩnh vực lưu trú, lĩnh vực lữ hành... để từ đó sinh viên phải thực hiện được công việc tối thiểu do doanh nghiệp yêu cầu. Những cũng là để quản trị được công việc được tốt nhất khi được đề bạt lên các vị trí cao hơn...

Kỹ năng về ngoại ngữ các bạn sinh viên cần thực hiện tốt. Nhiều sinh viên kiến thưc ngôn ngữ chung rất tốt nhưng kiến thức về chuyên ngành còn hạn chế.

Cần rèn luyện thêm về kỹ năng khác phục vụ cho công việc như: Kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng từ chối, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng lập kế hoạch làm theo nhóm, kỹ năng báo cáo và phản hồi...

Các cơ sở đào tạo cần xây dựng chương trình theo hướng ứng dụng năng lực nghề nghiệp, tăng cương trải nghiệm thực tế, thực hành, thực tập cho sinh viên trong suốt quá trình đào tạo.

Khoa Du lịch Đại học Đại Nam: Tập trung đào tạo năng lực nghề - quản trị công việc, hình thành năng lức nghề nghiệp cho sinh viên

-Theo ông, môi trường và chương trình đào tạo của khoa Du lịch Đại học Đại Nam có gì khác biệt so với các cơ sở đào tạo khác?

Chương trình đào tạo của Khoa Du lịch trường Đại học Đại Nam theo định hướng ứng dụng năng lực nghề nghiệp, tập trung từ đào tạo năng lực nghề - quản trị công việc từ đó hình thành năng lực nghề nghiệp cho mỗi sinh viên là điều này là một sự khác biệt.

 Quá trình đào tạo theo định hướng ứng dụng và rèn năng lực nghề nghiệp từ năm nhất đến năm bốn, sinh viên  phải trải nghiệm và thực tập nhiều ở cơ sở thực hành và doanh nghiệp đó là sự khác biệt rất lớn so với các sở đào tạo khác.

Quá trình học và đánh giá năng lực người học theo tiêu chuẩn nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu và có sự tham gia của doanh nghiệp. Điều này, giúp cho sinh viên ra trường là thực hiện được công việc giao cho không phải đào tạo lại. Điều này được thể hiện trong quá trình sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp như: CatBa Island Resort & Spa, Khách sạn Sahul, Khách sạn Rosamia - Đà Nẵng, InterContinental Hanoi Landmark72, Sofitel Legend Metropole Hanoi Hotel, hay các doanh nghiệp từ Nhật Bản...

Một điểm khác biệt lớn nữa đó là: 100% giảng viên giảng dạy ở khoa du lịch là những người có kinh nghiệm tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, lữ hành…

Sinh viên Du lịch DNU được trải nghiệm và thực tập nhiều ở cơ sở thực hành và doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong qua trình học.

- Được biệt ông đã từng trực tiếp tiếp nhận các lứa sinh viên Du lịch của DNU đến thực tập và tuyển dụng, ông đánh giá như thế nào về năng lực của các bạn?

Đầu tiên, các bạn có thái độ và nhận thức nghề nghiệp rất tốt. Cầu thị, ham học hỏi và sẵn sàng “lăn xả” với công việc. Đây là phẩm chất bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần.

Do được thực hành liên tục trong quá trình đào tạo, sinh viên khoa Du lịch DNU bắt nhịp rất nhanh với yêu cầu thực tế của công việc, chúng tôi không phải mất quá nhiều thời gian để đào tạo.

Ngoài kiến thức chuyên môn, các bạn có kỹ năng mềm tốt, biết cách xử lý khéo léo các tình huồng công việc thực tế.

-Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông!

Ban Truyền thông (thực hiện)