Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông khởi đầu và phát triển
Đăng ngày 10/12/2018
2.280 lượt xem

Vào thời điểm cuối những năm 2000, ở Việt Nam, PR là một ngành nghề mới, non trẻ nhưng đã được báo chí xếp hạng là 1 trong 10 nghề “hot” nhất trên thị trường lao động. Ý thức được tầm quan trọng và sức mạnh của PR nên các tổ chức, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư tới ngành này ngày càng lớn. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực này tăng nhanh đáng kể. Trong khi các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được số lượng nhân lực có chuyên môn. Nắm bắt tình hình thực tiễn đó, năm 2011, Đại học Đại Nam là một trong số rất ít trường đại học đầu tiên mở ngành Quan hệ công chúng.
Vào thời điểm cuối những năm 2000, ở Việt Nam, PR là một ngành nghề mới, non trẻ nhưng đã được báo chí xếp hạng là 1 trong 10 nghề “hot” nhất trên thị trường lao động. Ý thức được tầm quan trọng và sức mạnh của PR nên các tổ chức, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư tới ngành này ngày càng lớn. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực này tăng nhanh đáng kể. Trong khi các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được số lượng nhân lực có chuyên môn. Nắm bắt tình hình thực tiễn đó, năm 2011, Đại học Đại Nam là một trong số rất ít trường đại học đầu tiên mở ngành Quan hệ công chúng.
Tiên phong mở ngành Quan hệ công chúng
Vào thời điểm cuối những năm 2000, ở Việt Nam, PR là một ngành nghề mới, non trẻ nhưng đã được báo chí xếp hạng là 1 trong 10 nghề “hot” nhất trên thị trường lao động. Ý thức được tầm quan trọng và sức mạnh của PR nên các tổ chức, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư tới ngành này ngày càng lớn. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực này tăng nhanh đáng kể. Trong khi các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được số lượng nhân lực có chuyên môn. Nắm bắt tình hình thực tiễn đó, năm 2011, Đại học Đại Nam là một trong số rất ít trường đại học đầu tiên mở ngành Quan hệ công chúng.
Tiên phong mở ngành Quan hệ công chúng
Vào thời điểm cuối những năm 2000, ở Việt Nam, PR là một ngành nghề mới, non trẻ nhưng đã được báo chí xếp hạng là 1 trong 10 nghề “hot” nhất trên thị trường lao động. Ý thức được tầm quan trọng và sức mạnh của PR nên các tổ chức, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư tới ngành này ngày càng lớn. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực này tăng nhanh đáng kể. Trong khi các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được số lượng nhân lực có chuyên môn. Nắm bắt tình hình thực tiễn đó, năm 2011, Đại học Đại Nam là một trong số rất ít trường đại học đầu tiên mở ngành Quan hệ công chúng.

Trường ĐH Đại Nam là một trong những trường đại học đầu tiên ở miền Bắc đào tạo ngành Quan hệ công chúng và truyền thông.
PR-05 (niên khóa 2011-2015) là lứa sinh viên đầu tiên yêu thích và mạnh dạn đăng ký chuyên ngành PR. Mặc dù quá trình học tập còn một số khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực cố gắng, đam mê khám phá, sáng tạo của cả thầy và trò; từ chỗ tập làm quen thầy trò khoa Quan hệ công chúng đã bước đầu tạo được dấu ấn qua hoạt động học tập và tổ chức các sự kiện chuyên ngành.
Thường xuyên đổi mới chương trình, củng cố nhân lực
Khoa luôn quan tâm đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo. Cuối năm 2013 Khoa đã tổ chức Hội thảo xây dựng chương trình PR có sự tham vấn của nhiều chuyên gia nhằm mục tiêu xác định sắc nét hơn chuyên ngành PR, cụ thể rõ ràng qua chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng. Theo chỉ đạo của Nhà trường, Khoa xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, thực hành. Sinh viên tốt nghiệp ngành QHCC ra trường có khả năng làm cán bộ, nhân viên PR trong các công ty truyền thông; cán bộ, nhân viên PR trong các đơn vị, tổ chức có bộ phận truyền thông, PR, quảng cáo. Ngoài ra, người được đào tạo còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến chuyên môn ngành PR, truyền thông. Năm 2015 -2017 Khoa đã xây dựng và tiếp tục bổ sung nhóm các học phần đào tạo kỹ năng và mời các chuyên gia đang hoạt động thực tiễn trực tiếp giảng dạy theo hướng “cầm tay chỉ vệc”.
Thường xuyên đổi mới chương trình, củng cố nhân lực
Khoa luôn quan tâm đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo. Cuối năm 2013 Khoa đã tổ chức Hội thảo xây dựng chương trình PR có sự tham vấn của nhiều chuyên gia nhằm mục tiêu xác định sắc nét hơn chuyên ngành PR, cụ thể rõ ràng qua chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng. Theo chỉ đạo của Nhà trường, Khoa xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, thực hành. Sinh viên tốt nghiệp ngành QHCC ra trường có khả năng làm cán bộ, nhân viên PR trong các công ty truyền thông; cán bộ, nhân viên PR trong các đơn vị, tổ chức có bộ phận truyền thông, PR, quảng cáo. Ngoài ra, người được đào tạo còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến chuyên môn ngành PR, truyền thông. Năm 2015 -2017 Khoa đã xây dựng và tiếp tục bổ sung nhóm các học phần đào tạo kỹ năng và mời các chuyên gia đang hoạt động thực tiễn trực tiếp giảng dạy theo hướng “cầm tay chỉ vệc”.

Chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao, sinh viên được giảng viên cầm tay chỉ việc, học đến đâu thực hành đến đó.
Do chương trình đào tạo mang tính thực hành kỹ năng cao nên cơ cấu nhân lực của khoa PR cũng có đặc thù riêng. Giảng viên cơ hữu của khoa không chỉ là những người có kiến thức chuyên môn mà còn là những người đang hoạt động trong các doanh nghiệp, công ty truyền thông. Khoa không nhiều giáo viên cơ hữu nhưng mời gọi được đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đông đảo, giàu kinh nghiệm chuyên môn và có trách nhiệm nghề nghiệp.
Tăng cường phương pháp đào tạo tích cực đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội
Trong chương trình học tập các môn học chuyên ngành, sinh viên không học gạo, học suông mà phải ứng dụng lý thuyết linh hoạt vào các tình huống thực tế. Hình thức thi của các môn học chuyên ngành QHCC không kiểm tra học thuộc mà hầu hết là các bài tập, sản phẩm. Sau các môn học nghiệp vụ, cá nhân hoặc các nhóm sinh viên phải biết lập một kế hoạch truyền thông; biết cách tổ chức hội nghị, hội thảo, họp báo; biết viết và tổ chức tin, bài, sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện…Ví dụ với môn học Tổ chức sự kiện, Khoa hợp tác “đặt hàng” với lớp tổ chức các sự kiện trong kế hoạch thường niên mà Khoa đã đăng ký. Từ PR-05, PR-06, PR-07, PR-08…hằng năm đều diễn ra các sự kiện do chính các em tìm đề tài, sáng tạo kịch bản, xin tài trợ… và tổ chức thực hiện. Nhiều sự kiện phong phú, đa dạng để lại dấu ấn khó phai trong cuộc đời sinh viên ngành PR như: Đông Ấm yêu thương, Hành trình PR, Văn hóa đọc thời @, Nói ngọng và giải pháp khắc phục, Kỹ năng dẫn chương trình, From night,...
Đặt người học và vị trí trung tâm, bản thân giảng viên đã tạo ra môi trường để sinh viên không thể học theo kiểu thụ động mà buộc phải có thay đổi để đáp ứng yêu cầu, thử thách trong từng môn học. Sau khi nỗ lực để có sản phẩm, các em thường xuyên phải xuất hiện trước các bạn trong lớp để trình bày, thuyết phục mọi người quan tâm, ủng hộ sản phẩm của mình. Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn, sinh viên có cơ hội để rèn các kỹ năng mềm như: làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, đàm phán… Do vậy, học ngành QHCC (PR), sinh viên chắc chắn sẽ có sự thay đổi khác hẳn nhất là về kỹ năng giao tiếp - ứng xử, sự tự tin, bản lĩnh và niềm đam mê với các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện, hoạt động nhằm thu hút sinh viên tham gia vào các hoạt động ý nghĩa. Đây chính là môi trường, là “sân chơi” lý tưởng cho sinh viên ngành QHCC thực hành, rèn luyện để có thể nhập cuộc ngay với thị trường lao động khi ra trường.
Tăng cường phương pháp đào tạo tích cực đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội
Trong chương trình học tập các môn học chuyên ngành, sinh viên không học gạo, học suông mà phải ứng dụng lý thuyết linh hoạt vào các tình huống thực tế. Hình thức thi của các môn học chuyên ngành QHCC không kiểm tra học thuộc mà hầu hết là các bài tập, sản phẩm. Sau các môn học nghiệp vụ, cá nhân hoặc các nhóm sinh viên phải biết lập một kế hoạch truyền thông; biết cách tổ chức hội nghị, hội thảo, họp báo; biết viết và tổ chức tin, bài, sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện…Ví dụ với môn học Tổ chức sự kiện, Khoa hợp tác “đặt hàng” với lớp tổ chức các sự kiện trong kế hoạch thường niên mà Khoa đã đăng ký. Từ PR-05, PR-06, PR-07, PR-08…hằng năm đều diễn ra các sự kiện do chính các em tìm đề tài, sáng tạo kịch bản, xin tài trợ… và tổ chức thực hiện. Nhiều sự kiện phong phú, đa dạng để lại dấu ấn khó phai trong cuộc đời sinh viên ngành PR như: Đông Ấm yêu thương, Hành trình PR, Văn hóa đọc thời @, Nói ngọng và giải pháp khắc phục, Kỹ năng dẫn chương trình, From night,...
Đặt người học và vị trí trung tâm, bản thân giảng viên đã tạo ra môi trường để sinh viên không thể học theo kiểu thụ động mà buộc phải có thay đổi để đáp ứng yêu cầu, thử thách trong từng môn học. Sau khi nỗ lực để có sản phẩm, các em thường xuyên phải xuất hiện trước các bạn trong lớp để trình bày, thuyết phục mọi người quan tâm, ủng hộ sản phẩm của mình. Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn, sinh viên có cơ hội để rèn các kỹ năng mềm như: làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, đàm phán… Do vậy, học ngành QHCC (PR), sinh viên chắc chắn sẽ có sự thay đổi khác hẳn nhất là về kỹ năng giao tiếp - ứng xử, sự tự tin, bản lĩnh và niềm đam mê với các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện, hoạt động nhằm thu hút sinh viên tham gia vào các hoạt động ý nghĩa. Đây chính là môi trường, là “sân chơi” lý tưởng cho sinh viên ngành QHCC thực hành, rèn luyện để có thể nhập cuộc ngay với thị trường lao động khi ra trường.

Từ năm 3, 4, nhiều sinh viên khoa QHCC&TT đã có việc làm thêm. Có em được đảm nhận những vị trí công việc chủ chốt trong bộ phận truyền thông của cơ quan, doanh nghiệp. Theo khảo sát mới đây của trường ĐH Đại Nam với cựu sinh viên khóa 5 và 6, 100% sinh viên của Khoa ra trường có việc làm, phần lớn là các công việc đúng chuyên ngành. Khá nhiều em đã tự tin khẳng định khả năng của bản thân trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm. Sinh viên Vũ Thu Hương (sinh viên tiêu biểu lớp PR-07) trong lễ nhận bằng tốt nghiệp đã phát biểu: “Bốn năm không phải là quãng thời gian quá dài, nhưng chúng em tự tin khi ra trường đã được các thầy cô trang bị cho kiến thức và kỹ năng để cạnh tranh với sinh viên trường khác”.

Những nụ cười rạng rỡ của sinh viên khi hoàn thành xuất sắc bài kiểm tra cuối kỳ
Kết quả đó đã phần nào khẳng định những định hướng đúng đắn và là món quà “vô giá” ghi nhận thành công ban đầu của thầy trò Khoa QHCC&TT.
Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông - Trường ĐH Đại Nam
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết