17/04/2018

22490

Kế toán Tài sản cố định cần tránh các sai sót và chú ý khi kiểm tra lại đối với TSCĐ

Kế toán TSCĐ phải theo dõi tình hình về số lượng, tình hình biến động, hiện trạng kỹ thuật của TSCĐ, tiến hành kiểm tra, giám sát công tác bảo quản, sử dụng TSCĐ ở từng bộ phận trong đơn vị.

Th.S Trần Thị Hồng Huệ
Giảng viên: Khoa Kế toán

1. Kế toán TSCĐ phải theo dõi tình hình về số lượng, tình hình biến động, hiện trạng kỹ thuật của TSCĐ, tiến hành kiểm tra, giám sát công tác bảo quản, sử dụng TSCĐ ở từng bộ phận trong đơn vị.
2. Kế toán phải quản lý TSCĐ theo các chỉ tiêu: Nguyên giá, số khấu hao lũy kế, giá trị còn lại của TSCĐ và giá trị thanh lý ước tính.
3. Tại phòng kế toán của đơn vị, kế toán chi tiết TSCĐ sử dụng thẻ TSCĐ, sổ đăng ký thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ.
* Căn cứ để ghi vào thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng là các chứng từ về tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ có liên quan trong hướng dẫn về chứng từ kế toán đó là:
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ 
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan (hồ sơ TSCĐ).
4. Các chi phí sau khi ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá nếu cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu, đồng thời chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng TS đó như chí phí cải tạo, nâng cấp, lắp đặt trang bị thêm các bộ phận của TSCĐ và được ghi tăng như trường hợp đầu tư mới
5. Một số điểm cần chú ý khi tính khấu hao TSCĐ đó là:
Ø TSCĐ đi thuê hoạt động do đơn vị cho thuê tính khấu hao.
Ø Các đơn vị sản xuất theo thời vụ thì tính khấu hao cho cả năm và phân bổ số khấu hao đó cho các tháng, hoạt động thời vụ.
Ø TSCĐ mới đưa vào sử dụng, nếu chưa xác định được nguyên giá thì phải ước tính số khấu hao để tính vào chi phí sản xuất. Khi nào xác định được nguyên giá thì sẽ điều chỉnh lại số khấu hao.
6.  Không đủ tiêu chuẩn TSCĐ nhưng hạch toán TSCĐ (không đạt về nguyên giá).
 Ví dụ: Mua 10 tài sản hoạt động độc lập có tổng giá trị 250 triệu đồng, kế toán hạch toán vào TK 211
7. Chọn khung khấu hao không phù hợp với quy định hiện hành (Thông tư 45,147, 28). Rủi ro: Với việc chọn khung thời gian ngắn hơn mức tối thiểu, cơ quan thuế có quyền loại trừ chi phí vượt. Với việc chọn khung khấu hao thời gian dài hơn mức tối đa, cơ quan thuế có thể loại trừ phần chi phí cho những năm sau số năm max được trích khấu hao.
8.  Không hạch toán vào giá vốn đối với phần khấu hao tương ứng không đạt công suất
9. Hạch toán tiền thuê đất trả một lần (kể cả có bìa đỏ) sau ngày hiệu lực của luật đất đai năm 2003 vào TK 213: Phải hạch toán TK 242
10.  Không tạm tăng TSCĐ trong trường hợp tài sản đầu tư, xây dựng đã đưa vào sử dụng, phát sinh doanh thu nhưng chưa có hồ sơ quyết toán (mục c điều 4, mục 10 điều 9 theo TT 45)
11. Cùng một loại tài sản và trong cùng một điều kiện sử dụng nhưng chọn mức khấu hao khác nhau. Kế toán nên chọn mức khấu hao giống nhau tránh giải trình không cần thiết
12. Không hạch toán TSCĐ đối với những tài sản đã đạt tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
13.  Không loại trừ chi phí khấu hao khi tính thuế đối với tài sản đã ngừng sử dụng, không còn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
14.  Không vốn hóa lãi vay, vốn hóa không đúng đối với những khoản vay dùng cho đầu tư xây dựng…
15. Thời điểm trích khấu hao chưa đúng. Lưu ý thời điểm trích khấu hao là thời điểm tài sản ở trạng thái sẵn sàng sử dụng, việc trích khấu hao tài sản là khấu hao theo ngày, không được tròn tháng.
16. Không xuất hóa đơn đối với trường hợp điều chuyển tài sản từ nơi chịu thuế sang nơi không chịu thuế
17.  Khấu hao tài sản tạm ngừng do sửa chữa lớn, do di dời nhưng không có hồ sơ lưu trữ phù hợp với quy định của luật thuế.
18. Không loại trừ chi phí khấu hao đối với phần nguyên giá xe ô tô dưới 9 chổ ngồi vượt 1 tỷ 6 (không tính trường hợp xe dùng cho vận tải hành khách,hàng hóa….). Tham khảo Thông tư 78.
19.  Hạch toán tài khoản chi phí khấu hao chưa đúng. Kế toán cần lưu ý bộ phận sử dụng, mục đích sử dụng tài sản để lựa chọn TK hạch toán phù hợp: TK 642, TK 641, TK 627 …
20. Vẫn khấu hao tài sản mặc dù đã hết khấu hao.
21.  Bảng tính khấu hao không khớp với sổ cái tài khoản: Cần kiểm tra lại vì sao? để biết đúng hay sai chỗ nào.
22.  Quên tính khấu hao. Kế toán cần kiểm tra lại xem có tháng nào, tài sản nào quên trích khấu hao hay không?
23.  Phát hiện Tài sản trích thiếu khấu hao năm trước, kế toán không điều chỉnh vào năm trước mà điều chỉnh năm hiện hành, điều này cơ quan thuế có thể loại trừ chi phí khấu hao năm trước hạch toán trong năm nay với lý do chi phí không đúng kỳ.
24.  Bàn giao tài sản cố định thiếu biên bản bàn giao (bất cứ khâu bàn giao từ người này sang người khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác, công ty nên có biên bản bản giao để quản lý việc sử dụng tài sản, quy trách nhiệm nếu phát sinh các vấn đề liên quan mất mát, hư hỏng v.v…)
25.  Ghi tăng nguyên giá tài sản do nâng cấp nhưng lại không đủ hồ sơ, lý luận để chứng minh đó là nâng cấp tài sản
26.  Phân bổ chi phí sửa chữa lớn tài sản (TK 242) quá 3 năm(Theo TT 78 tối đa chỉ được 3 năm)
27. Nhận góp vốn bằng tài sản nhưng không đăng ký lại giấy tờ quyền sở hữu đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Trường hợp này rủi ro thuế loại trừ chi phí khấu hao.

Chúc các bạn thành công!

Tài liệu tham khảo:
1/ Chuẩn mực số 03: Tài sản cố định hữu hình
2/ Chuẩn mực số 04: Tài sản cố định vô hình
3/ Chuẩn mực số 06: Thuê tài sản
4/ Thông tư số 45/2013/TT_BTC ban hành ngày 25/4/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
5/ Thông tư 147/2016/TT-BTC ban hành ngày 13/10/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 45 quy định mới về quản lý và trích khấu hao TSCĐ.
6/ Thông tư 28/2017/TT-BTC ban hành ngày 12/4/2017 để sửa đổi TT 147 điều chỉnh thêm một số quy định về quản lý và trích khấu hao TSCĐ