30/06/2023

7425

Học đại học hay đi làm sớm?

Trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề, nhiều thí sinh và phụ huynh hoang mang đặt câu hỏi: Có nên học đại học không khi nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp? Trào lưu XKLĐ, làm công nhân tại các KCN mang lại thu nhập trước mắt hàng chục triệu đồng/tháng; dẫn chứng về những tỷ phú nổi tiếng thế giới không cần không học đại học như Bill Gates, Steve Jobs… càng khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn: “Trường học hay trường đời?”

Trường đại học mang đến cho người trẻ cơ hội, điều kiện tốt nhất để tiếp cận tri thức, hòa nhập với cuộc sống hiện đại và có tương lai lâu dài.

Bỏ học đại học đi làm sớm - Lợi trước mắt, hại trăm năm

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, những năm gần đây, xu hướng thí sinh không xét tuyển đại học để đi học nghề, du học, XKLĐ, làm công nhân tại KCN… ngày càng tăng.

Cụ thể, năm 2022 có gần 35% thí sinh bỏ xét tuyển đại học, số thí sinh đăng ký xét tuyển giảm 20% so với năm 2021 và chỉ giảm 3,4% so với năm 2020.

Hằng năm, ở Nghệ An có khoảng 50% học sinh chọn học cao đẳng, đại học, còn lại chọn học nghề, du học nghề, XKLĐ, đi làm công nhân... 

Năm 2022, nhiều trường THPT trên địa bàn các huyện Can Lộc, Lộc Hà… của tỉnh Hà Tĩnh chỉ có 30% học sinh đăng ký học đại học.

Việc dễ dàng xin được vào làm công nhân tại các KCN (không cần bằng cấp, không cần kinh nghiệm, miễn là trẻ và có sức khỏe) với mức lương lên đến hàng chục triệu đồng/tháng (tăng ca 12 -14 tiếng/ngày) giúp giải quyết hầu hết các nhu cầu trước mắt khiến nhiều bạn trẻ sẵn sàng dẹp bỏ ước mơ đại học để đi làm sớm.

Tuy nhiên, nếu tính dài hơi sau khi hết tuổi lao động bị cho nghỉ việc, lúc đó người lao động sẽ đi về đâu khi tuổi trẻ không còn và bằng cấp không có? 

Bên cạnh đó, nhiều gia đình lại định hướng cho con đi XKLĐ, sẵn sàng bỏ ra một số tiền cọc lớn với hy vọng “đổi đời” sau 4-5 năm lao động nơi xứ người. Đây cũng là lời giải khá hay cho bài toán "việc nặng lương cao chi phí khủng". Tuy nhiên, vấn đề sau 4 - 5 năm lao động xứ người lúc trở về cũng khó có công việc ổn định lâu dài khi bằng cấp không có…  

Thực tế đã chứng minh, đi làm sớm có thể giúp giải bài toán kinh tế trước mắt nhưng hệ lụy của nó với cá nhân, gia đình và xã hội rất lớn. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cuộc sống của con người từng giờ, từng ngày. Nếu không có tri thức, con người rất khó bắt kịp những thay đổi của thế giới để tồn tại và phát triển? Và tất nhiên, không ai mong muốn một đất nước "toàn thợ". Thế hệ trẻ  - lực lượng nhân sự giường cột Quốc gia tương lai phải bán chất xám, sức lực nơi xứ người bởi như vây muốn phát triển đất nước lớn mạnh hùng cường là rất khó.

Thành công của con người không trông chờ vào sự may – rủi hay những tính toán ngắn hạn

Môi trường học tập năng động, hiện đại ở bậc đại học giúp sinh viên phát triển toàn diện về kiến thức – kỹ năng – thái độ.

TS. Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED cho biết: Hiện nay có rất nhiều quan điểm về việc học đại học, trong đó có quan điểm “không cần học đại học vẫn thành công” với rất nhiều ví dụ điển hình như: Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg… Tuy nhiên, chúng ta chỉ nhìn vào bằng cấp mà không biết rằng chính họ đều là những người học nhiều nhất và chưa bao giờ dừng học tập.

“Có rất nhiều con đường để thành công, nhưng chỉ có sự học và thực học mới tạo nên giá trị và quyết định số phận của mỗi người”, TS. Giản Tư Trung nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đại Nam cho rằng, những trường hợp như Bill Gates, Steve Job rất hiếm hoi, mang tính chất động viên kiểu AQ cho những người không học đại học chứ không mang tính chất xây dựng để giới trẻ noi gương.

TS. Lê Thẩm Dương - người sáng lập trường Doanh Nhân PR phân tích: “Bill Gates là người học nhiều nhất cho nên buộc các trường đại học ở Mỹ phải mời ông ta vào với tư cách giáo sư danh dự. Bill Gates cũng luôn khuyên giới trẻ, muốn thành công thì phải học. Hay Steve Jobs cũng từng chia sẻ, không có ai không học mà lại thành công”.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, 80% người nghèo khổ trong xã hội không có học sau phổ thông; 90% người giàu là người có học từ đại học trở lên.

TS. Lê Đắc Sơn cho rằng, con số thống kê này phản ánh rất đúng bản chất và tác động của tri thức với cuộc sống con người. Sự thành công của con người không chờ được vào may - rủi mà phụ thuộc vào tri thức, trình độ và kỹ năng.

“Chỉ những người có kiến thức, được đào tạo cơ bản, mới có thể nhanh nhạy nhận biết cơ hội và trở nên giàu có, thành đạt”, TS. Lê Đắc Sơn nhấn mạnh.

Đại học không phải con đường học tập duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất và ổn định nhất đưa con người đến thành công

Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các diễn giả cho rằng, chỉ có những người không biết nhìn xa trông rộng mới “từ chối” học đại học.

“Đại học không phải là con đường học tập duy nhất; bằng đại học không đảm bảo cho bất kỳ ai một cuộc sống dễ chịu hơn nếu bản thân người đó không cố gắng, không nỗ lực học tập và tích lũy tri thức. Tuy nhiên, vào đại học là một lợi thế cạnh tranh lớn. Trường đại học mang đến cho chúng ta cơ hội và điều kiện tốt nhất để tiếp cận tri thức một cách cơ bản, bắt nhịp được cuộc sống hiện đại. Bằng đại học là giấy thông hành quan trọng đưa bạn đến với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế…” TS. Lê Đắc Sơn chia sẻ.

Theo TS. Lê Thẩm Dương, lý do nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp là chuẩn toàn cầu không đạt. “Nếu không học đại học thì bạn làm sao có được năng lực và tư duy toàn cầu? Các trường nghề chỉ dạy cho các bạn kỹ năng thôi. Còn bậc đại học mới giúp các bạn hiểu và giải quyết được vấn đề và nó phù hợp với thời đại mọi thứ phát triển như hiện nay”.

Học đại học giúp hình thành phẩm chất làm việc ở khu vực nhưng có tư duy toàn cầu.

Đại học giúp người học phát triển toàn diện, có tư duy và phương pháp hành động chuẩn mực

TS. Lê Đắc Sơn nhận định: Nếu bậc phổ thông dạy văn hóa, cách sống, cách làm người và những kiến thức cơ bản để hòa nhập đại trà vào xã hội thì trường đại học dạy cách tư duy, cách phát triển tri thức để giải quyết công việc ở mức độ cao phục vụ cho việc kiếm sống, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội một cách bền vững.

TS. Giản Tư Trung cũng khẳng định: “Học đại học sẽ giúp chúng ta lấy tri thức, lấy bằng, lấy nghề và trở thành con người mình mong muốn, sống cuộc đời mình mơ ước…”

Bằng đại học mang đến những cơ hội nghề nghiệp lâu dài

Bằng đại học là giấy thông hành quan trọng đưa các bạn đến với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế.

Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 3 không có ý định học lên mà quyết định đi làm công nhân, XKLĐ. Tầm nhìn ngắn hạn cho thấy các em mới giải quyết được bài toán "có việc làm, có thu nhập". Tuy nhiên, về lâu dài, khả năng thăng tiến rất thấp, dễ bị đào thải khi sức trẻ và sức khỏe sa sút, thất nghiệp khi tuổi cao… Nếu học đại học thì điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Bởi đại học sẽ cho chúng ta trình độ, kỹ năng và bằng cấp và có thể học thêm hơn nữa, làm được những việc lớn lao hơn…. Khi có đủ những yếu tố trên, cơ hội phát triển và thăng tiến trong công việc là điều chắc chắn.

4 phương thức xét tuyển vào trường Đại học Đại Nam năm 2023

Năm 2023, trường ĐH Đại Nam tuyển sinh 7.030 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ở 24 ngành đào tạo thuộc 04 khối ngành: Sức khỏe, Kỹ thuật – Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh, Khoa học xã hội.

Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

Thí sinh có kết quả thi đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng do Trường quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, riêng Khối ngành Sức khỏe do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Phương thức 2: Sử dụng kết quả học bạ, điểm 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

  • Ngành Y khoa, Dược học phải có học lực lớp 12 xếp loại Giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên và tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển  ≥ 24 điểm.
  • Ngành Điều dưỡng phải có học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên và tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển đạt  ≥ 19,5 điểm.
  • Các ngành còn lại: tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.

Ngoài điều kiện chung là thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, thí sinh phải đạt một trong các quy định về xét tuyển thẳng được quy định tại Điều 8 Quy chế Tuyển sinh đại học của Trường Đại học Đại Nam.

Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài.

Ngành xét tuyển: Y khoa (50 chỉ tiêu).

Ngoài điều kiện chung là thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương như trên, thí sinh đăng ký xét tuyển cần đáp ứng các điều kiện bắt buộc là phải tốt nghiệp THPT của nước ngoài hoặc ở Việt Nam. Căn cứ kết quả học tập THPT của thí sinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Đại Nam xem xét quyết định cho vào học.

Đăng ký xét tuyển tại Website: https://xettuyen.dainam.edu.vn

Điền hồ sơ online tại: http://hosoxettuyen.dainam.edu.vn

PHÒNG TUYỂN SINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 01 Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội

Website: https://dainam.edu.vnhttps://tuyensinh.dainam.edu.vn

Email: tuyensinh@dainam.edu.vn

Hotline/Zalo: 0931 595 599;  0961 595 599 ; 0971 595 599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

BTT