06/01/2020

11510

ĐH Đại Nam đã được thành lập như thế nào?

Bất cứ cơ sở giáo dục đại học nào ra đời và đi vào hoạt động cần phải đáp ứng các tiêu chí kiểm duyệt chặt chẽ của Chính phủ. Đầu tiên là của Bộ GD-ĐT, sau đó là các cơ quản quản lý Nhà nước có thẩm quyền ở cấp cao hơn trước khi trình Thủ tướng chính phủ ký quyết định. Vậy, các tiêu chí để thành lập một trường đại học là gì? Trường ĐH Đại Nam đã được thành lập trường như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Bất cứ cơ sở giáo dục đại học nào ra đời và đi vào hoạt động cần phải đáp ứng các tiêu chí kiểm duyệt chặt chẽ của Chính phủ. Đầu tiên là của Bộ GD-ĐT, sau đó là các cơ quản quản lý Nhà nước có thẩm quyền ở cấp cao hơn trước khi trình Thủ tướng chính phủ ký quyết định. Vậy, các tiêu chí để thành lập một trường đại học là gì? Trường ĐH Đại Nam đã được thành lập trường như thế nào?  Mời bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Những tiêu chí chung đề thành lập trường đại học

 
Có Đề án thành lập trường là điều kiện tiên quyết trong quá trình hình thành của một trường đại học. Đề án thành lập trường đại học cần được xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nội dung Đề án thành lập trường đại học cần phải nêu rõ: Tên gọi; ngành, nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo; nguồn lực tài chính; đất đai; cơ sở vật chất; đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội.

Đối với trường đại học công lập, khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định. Đối với trường đại học tư thục, khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Bên cạnh Đề án thành lập cần có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

Bất cứ cơ sở giáo dục đại học nào muốn được ra đời và đi vào hoạt động cần phải chứng minh được quyền sở hữu (có sổ đỏ)  diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu  diện tích xây dựng là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.

Về tài chính, đối với trường đại học công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch. Đối với trường đại học tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng  tiền mặt nằm trong tài khoản của ngân hàng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư  và đất xây trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định để cấp phép trường đại học tư thục được hoạt động thì giá trị đầu tư  đã thực hiện tối thiểu đạt  500 tỷ đồng (bao gồm: xây dựng lớp  học, trả lương CBGV, giáo trình vv…)

Về đội ngũ cán bộ, giảng viên, Đề án thành lập trường đại học cần phải có danh sách cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu có hợp đồng lao động, có đóng bảo hiểm tại trường, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập trường.

ĐH Đại Nam được thành lập như thế nào? 


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến Long trao giấy phép thành lập cho TS. Lê Đắc Sơn- Chủ tịch HĐQT tại KS Hilton Hà Nội.
 
Với mong muốn xây dựng một trường đại học đào tạo đa ngành nghề, phát triển theo định hướng ựng dụng, phấn đấu đến năm 2025 trở thành địa chỉ đào tạo được xã hội tín nhiệm cao về chất lượng đào tạo “học tập gắn liền với thực tiễn cuộc sống”; đạt được những thành tựu quan trọng về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học bảo vệ - chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước Việt Nam phồn thịnh, tháng 6/2005, TS. Lê Đắc Sơn  đã cùng với các nhà khoa học bắt tay  xây dựng Đề án thành lập Trường ĐH Đại Nam dưới sự bảo trợ của Tổng hội Xây dựng Việt Nam.
 
Sau 2 năm chuẩn bị các điều kiện CẦN và ĐỦ để được Thủ tướng Chính phủ cấp phép hoạt động, các nhà sáng lập ĐH Đại Nam đã phải nỗ lực hoàn thành Đề án thành lập trường, như: Xây dựng đầy đủ các luận chứng khoa học về sự cần thiết ra đời ĐH Đại Nam theo quy hoạch của Chính phủ trong mạng lưới các trường đại học cả nước và đầy đủ luận chứng kinh tế - kĩ thuật các ngành nghề mà nhà trường có chủ trương đào tạo; Tập hợp đầy đủ số lượng giảng viên cơ hữu của các ngành đào tạo với các chức danh, học hàm, học vị của các giảng viên theo quy định của Bộ GD-ĐT; Chứng minh khả năng tài chính, cơ sở hạ tầng…
 
Trụ sở chính của Trường ĐH Đại Nam tại số 1 Phố Xốm - Phú Lãm - Hà Đông - Hà Nội. 
Cụ thể:
 
Các nhà sáng lập Trường ĐH Đại Nam khi đó đã phải chứng minh đầy đủ thủ tục cấp 10,5 ha đất trong quy hoạch từ chính quyền địa phương (khi đó là UBND tỉnh Hà Tây) để xây dựng quần thể Trường ĐH Đại Nam trong tương lai tại cơ sở số 1 Phố Xốm – Phú Lãm – Hà Đông – Hà Nội.
 
Đồng thời các nhà sáng lập ĐH Đại Nam khi đó đã  huy động đủ 30 tỷ VNĐ vào TK ngân hàng, đây là  mức vốn điều lệ tối thiểu Nhà nước quy định khi mở mới một trường đại học tại thời điểm Đai Nam xin cấp phép năm 2005. Theo quy định hiện nay, vốn điều lệ tối thiểu Chính phủ quy định là 1.000 tỷ VNĐ và 5 ha đất có sổ đỏ.
 
Đề án thành lập Trường ĐH Đại Nam khi đó cũng đã nêu rõ dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT.
 
Tháng 6/2007, Hội đồng Sáng lập trường đã nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp phép lên Bộ GD-ĐT và Văn phòng Chính phủ. Sau gần 6 tháng xem xét, thẩm định hồ sơ, các cơ quan quản lý đã trình Thủ tướng Chính phủ để xin phép thành lập Trường ĐH Đại Nam.

Ngày 14/11/2007, sau gần 2,5 năm xây dựng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định, Trường ĐH Đại Nam đã được Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định thành lập; Bộ GD-ĐT trao Quyết định công nhận; TS. Lê Đắc Sơn chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT đầu tiên của Nhà trường.

Những dấu ấn và thành tích nổi bật của ĐH Đại Nam sau hơn 1 thập kỷ

Sau hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, Trường ĐH Đại Nam đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Cụ thể:

Sự gia tăng nhanh chóng của các ngành đào tạo, cấp bậc đào tạo:

Hiện nay, Nhà trường đào tạo ở 2 cấp bậc: Đại học và Thạc sĩ.

Đào tạo trình độ đại học có 15 ngành được phân bổ tại 4 khối như sau:

- Khối Kinh tế có 5 ngành gồm: Tài chính - Ngân hàng; Kế toán – Kiểm toán; Quản trị kinh doanh; Luật kinh tế; Quản trị Du lịch và lữ hành.

- Khối Kỹ thuật có 3 ngành gồm: Xây dựng; Kiến trúc; Công nghệ Thông tin.

- Khối Sức khỏe có 3 ngành: Dược sỹ Đại Học; Bác sỹ đa khoa và Điều dưỡng;

- Khối Khoa học Xã hội & Nhân văn có 5 ngành gồm: Quan hệ công chúng và Truyền thông; Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật Bản.

Đào tạo trình độ sau đại học: Hiện Nhà trường có 3 ngành đào tạo gồm: Tài chính - Ngân hàng; Kế toán; Quản lý kinh tế.

Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng sinh viên và học viên cao học:

Đối với sinh viên hệ đại học, khóa 1 (2007-2008) chỉ với 230 sinh viên thì  đến khóa 13, tổng số gần 23.000 sinh viên đã và đang  theo học. Trong đó, hơn 16.000 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường. Hiện tại hàng năm có trên 7.000 sinh viên đang học tập tại 15 ngành học tại trường.

 
Sau hơn 12 năm xây dựng và phát triển, ĐH Đại Nam có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng sinh viên và học viên cao học theo học.

Hệ sau đại học: Tính đến năm 2019 đã có hơn 1.000 học viên tốt nghiệp Thạc sỹ. Hiện có gần 600 học viên cao học các khóa 5,6,7 đang theo học tại 3 ngành đào tạo cao học nói trên.

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có việc làm qua khảo sát đạt khoảng hơn 90%.

 

Sau hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, Trường ĐH Đại Nam có sự chuyển biến vô cùng lớn về LƯỢNG và CHẤT trong đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu.
 
 Sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu:
 
Sau hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, Trường ĐH Đại Nam có sự chuyển biến vô cùng lớn về LƯỢNG và CHẤT trong đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu. Nếu niên học đầu tiên 2007 -2008 chỉ có 35 cán bộ và giảng viên cơ hữu thì tại thời điểm 8/2019 con số này là 515 người.

Trong 321 giảng viên cơ hữu có 3 Giáo sư, 32 Phó Giáo sư, 75 Tiến sỹ, 168 Thạc sỹ, 43 Cử nhân, tăng gấp 10 lần so với niên học đầu tiên. Đặc biệt, nhiều cán bộ, giảng viên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp từ các nước có nền giáo dục phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo:

- Tổng diện tích đất của Nhà trường: 89.643,5 m2 (gần 9 ha xây dựng quần thể trường).

- Tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học (gồm: Hội trường, giảng đường, phòng học, thư viện, trung tâm học liệu, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà tập đa năng): 16.631 m2.

 
Sự công nhận thành tựu của các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức xã hội:
 
Trường ĐH Đại Nam vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trường.
 
- Giấy Chứng nhận Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo Bộ tiêu chuẩn mới của Bộ GD-ĐT năm 2019;
 
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ Việt Nam năm 2017;

- Bằng khen của Bộ GD- ĐT các giai đoạn 2007-2012, 2007-2014;

- Cờ Thi đua thành tích tiêu biểu xuất sắc cơ sở giáo dục đại học của Bộ GD- ĐT năm học 2015-2016;

- Giải thưởng Chu Văn An về thành tích giáo dục và đào tạo năm học 2014-2015;

- Giải thưởng Vì sự nghiệp phát triển giáo dục của Hội Khuyến học Việt Nam năm học 2015-2016; 
 
Trường ĐH Đại Nam đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn mới của Bộ GD&ĐT. 
 
Hành trình 12 năm xây dựng và phát triển của Trường ĐH Đại Nam trải qua bao khó khăn, vất vả nhưng chủ tịch HĐQT Lê Đắc Sơn cùng các cộng sự trong HĐQT, BGH và tập thể CBGV của Nhà trường đã chinh phục những thử thách để tồn tại và phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay.
 
Sinh viên ĐH Đại Nam tự tin, năng động hội nhập cùng thời đại. 
 

Suốt 12 năm qua, Trường ĐH Đại Nam luôn nỗ lực phát huy tối đa năng lực tiềm ẩn, tính sáng tạo, tự chủ của mọi cá nhân đang công tác và giảng dạy tại trường. Trường hoạt động theo tôn chỉ đề cao chất lượng đào tạo, phù hợp với học phí của người học. Mục tiêu của Nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng ứng dụng, với Sứ mệnh: góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh.
 
Thu Hòe