09/02/2023

6823

ChatGPT và những điều sinh viên Đại Nam cần biết, nên biết

Chỉ mới xuất hiện vào cuối tháng 11/2022 nhưng ChatGPT đã nhanh chóng thu hút hàng triệu người dùng, trở thành “cơn sốt” trên toàn cầu. Vậy ChatGPT  là gì mà được chú ý đến vậy? Lợi ích và hạn chế từ ứng dụng này mang tới ra sao? ChatGPT có thể mang đến nguy cơ gì cho sinh viên? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh về ứng dụng này.

ChatGPT là gì?

ChatGPT (tên đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) là ứng dụng AI được phát triển từ mô hình GPT - 3.5 của công ty khởi nghiệp OpenAI (Mỹ), chuyên nghiên cứu và phát triển AI. Công cụ này gây "sốt" toàn cầu với khả năng tương tác cao, được đào tạo để đưa ra câu trả lời giống một cuộc trò chuyện với người thật. Chat GPT được đào tạo bằng kỹ thuật máy học có tên "Học tăng cường từ Phản hồi của người dùng – Reinforcement Learning from Human Feedback (RLHF)".

Theo thống kê, hiện tại ChatGPT đang có hơn 10 triệu người dùng tính từ thời điểm ra mắt vào ngày 30/11/2022.

ChatGPT chưa hỗ trợ thị trường Việt Nam nên người dùng phải thực hiện một số thủ thuật để đăng ký tài khoản nhằm có thể trải nghiệm sử dụng. Người dùng trong nước phải sử dụng mạng riêng ảo (VPN), thuê số điện thoại nước ngoài với giá khoảng 1 USD, dùng thẻ thanh toán quốc tế để đăng ký hoặc mua tài khoản từ người khác.

Cơ chế hoạt động của ChatGPT

Cách thức hoạt động của ChatGPT khá đơn giản. Chúng nhận câu hỏi hoặc lời kể của bạn. Sau đó đưa ra lời giải đáp cho tất cả những thắc mắc ấy. Tuy nhiên để có thể hoạt động như thế này đòi hỏi những thuật toán vô cùng phức tạp.

Mô phỏng này sử dụng phương pháp tiêu dùng hạ tầng, lấy các dữ liệu văn bản từ internet. Tổng cộng bao gồm 570GB đến từ nhiều nguồn thông tin khác nhau cùng với 300 tỷ từ được đưa vào trong hệ thống.

Hoạt động như một mô hình ngôn ngữ nên nó hoạt động dựa theo xác suất. Nó dự đoán, phân tích và đưa ra đáp án. Trong trường hợp mô hình trải lời sai thì đáp án đúng sẽ được cập nhật ngay lập tức. Từ đó củng cố kiến thức cho hệ thống và những thông tin dần chuẩn xác hơn trong tương lai.

Một trong những điều làm nên sự khác biệt của công nghệ này chính là nó vẫn tiếp tục học ngay khi vẫn đoán khoảng tiếp theo là gì. Việc không dừng lại giúp nó tăng vốn hiểu biết cho những gợi ý và thắc mắc của người sử dụng.

Lợi ích của ChatGPT

  • Giải đáp các thắc mắc trong mọi lĩnh vực: Với kho dữ liệu đồ sộ, khả năng tổng hợp thông tin và truyền đạt dễ hiểu, ChatGPT có thể giúp chúng ta tìm câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, cần tỉnh táo để biết rằng các thông tin này chưa qua kiểm định và không rõ nguồn gốc.
  • ChatGPT có thể đóng vai trò như một trợ lý số, giúp ta thực hiện các công việc như đưa ra ý tưởng để trả lời các câu hỏi của khách hàng, soạn bản tin email, viết nội dung quảng cáo hấp dẫn trên các mạng xã hội, viết code…

ChatGPT sử dụng dưới dạng giao diện chat, hỗ trợ tốt cả tiếng Việt.

  • Hỗ trợ trong lĩnh vực nghiên cứu: Sự hỗ trợ cần thiết của ChatGPT sẽ giúp nâng cấp trình độ nghệ thuật tại các các lĩnh vực nghiên cứu như xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy.
  • Ở lĩnh vực tự động hóa: ChatGPT sẽ rút gọn quy trình nhập liệu và đơn giản hóa các thao tác trong việc quản lý chuỗi cung ứng, gia tăng năng suất làm việc.

Những hạn chế của ChatGPT

  • ChatGPT chỉ có thể đưa ra câu trả lời dựa trên dữ liệu mà nó đã được huấn luyện, khó xử lý các câu hỏi mở.
  • ChatGPT sử dụng thông tin đã học được từ dữ liệu huấn luyện để tạo phản hồi. Điều này có thể xảy ra sai sót. Vì vậy, tất cả đầu ra phải được kiểm tra thực tế về tính chính xác và kịp thời.
  • ChatGPT có thể không cung cấp thông tin chuyên sâu hoặc hiểu ngữ cảnh hoặc sắc thái trong cuộc trò chuyện.
  • Phụ thuộc vào dữ liệu nền. Nếu cơ sở dữ liệu bị sai lệch hoặc không đầy đủ, phản hồi của ChatGPT cũng có thể bị sai lệch hoặc không đầy đủ. Điều này đòi hòi việc xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết, đa dạng và mang tính tiêu biểu.

Khi bị chất vấn làm sai phép tính 1+1, AI đưa ra các bước tính toán vô lý và lý thuyết không liên quan, thay vì thừa nhận thông tin sai.

  • Thiếu nhận thức về các sự kiện hiện tại. ChatGPT sẽ không thể xử lý bất kỳ nội dung nào phát sinh sau năm 2021. Do đó, nếu muốn tạo nội dung nào đó đang thịnh hành ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ phải tự thực hiện.

ChatGPT ảnh hưởng đến học sinh, sinh viên như thế nào?

  • Khả năng làm luận văn của ChatGPT khiến nhiều chuyên gia lo ngại về khả năng sinh viên có thể tận dụng công cụ này để gian lận trong thi cử; biến ChatGPT trở thành “kẻ viết hộ” tiểu luận, luận văn, viết code…
  • Việc lạm dụng AI cũng có thể khiến khả năng tư duy của sinh viên bị thui chột và trở nên lười biếng, ỉ lại vào trí tuệ nhân tạo. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi khi bước chân vào thị trường lao động, sinh viên không chỉ “rỗng” kiến thức, sự sáng tạo mà còn thiếu ý chí, nghị lực và tâm huyết làm việc. Dẫn đến việc liên tục nhảy việc hoặc sớm bị đào thải khỏi doanh nghiệp.

Sử dụng trí tuệ một cách thông minh chứ đừng để phụ thuộc vào nó.

  • Trí tuệ nhân tạo thế hệ mới có tiềm năng thay thế những người làm công việc văn phòng, từ bác sĩ và chuyên gia tư vấn quản lý được trả lương cao đến gia sư tư vấn tại nhà. Nhiều chuyên gia dự báo, một số nghề nghiệp có thể bị xóa sổ trong tương lai. Đồng nghĩa với việc, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ càng trở nên khó khăn và cạnh tranh hơn bao giờ hết.

Sinh viên sử dụng ChatGPT thế nào để đem lại hiệu quả cao trong học tập?

Sinh viên có thể sử dụng ChatGPT để tra cứu, tổng hợp, tóm tắt thông tin, gợi ý các ý tưởng. Tuy nhiên, thay vì nhờ ChatGPT làm hộ bài, hãy sử dụng như một công cụ dẫn dắt, gợi mở cho bạn khi bạn đối mặt với một bài tập, dự án khó mà bạn chưa biết giải quyết nó như thế nào.

Không phải bất kỳ thông tin nào ChatGPT cung cấp đều chính xác. Do đó, sinh viên cần phải biết chọn lọc thông tin và xác thực từ nhiều nguồn khác nhau trước khi đưa vào bài tập, tiểu luận…

Google Search là ứng dụng tìm kiếm quen thuộc từ trước đến nay. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ChatGPT khiến người “đàn anh” không khỏi lo lắng bị vượt mặt. Điều này có thể hiểu, bạn giỏi nhưng đối thủ của bạn cũng không phải hạng xoàng. Áp dụng vào học tập cũng vậy. Việc sinh viên sử dụng ChatGPT để chống chế, “qua mắt” thầy cô là điều không dễ dàng bởi Nhà trường có thể áp dụng hình thức thi vấn đáp – buộc sinh viên phải học, phải hiểu mới có thể qua môn.

Như vậy, sinh viên chỉ nên tận dụng chứ không được lợi dụng ChatGPT để gian lận, “học hộ, thi hộ”.

BTT (Tổng hợp)