31/07/2019

28898

Cập nhật thay đổi Kế toán Nhập khẩu ủy thác theo Thông tư 200

Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện việc nhập khẩu. Nói cách khác, đây là hình thức nhập khẩu hàng qua trung gian.
 1. Nhập khẩu ủy thác là gì?

Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện việc nhập khẩu. Nói cách khác, đây là hình thức nhập khẩu hàng qua trung gian.

2. Điều kiện ràng buộc:

- Đối với Doanh nghiệp (DN) nhận ủy thác nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân để nhập hàng, chịu trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu, thuế TTĐB (nếu có) và thuế GTGT hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp được hưởng hoa hồng ủy thác và phải nộp thuế GTGT cho hoa hồng này.

- Đối với DN ủy thác nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về chi phí để nhập hàng được thỏa thuận trên hợp đồng ủy thác nhập khẩu, có trách nhiệm hoàn trả cho bên nhận ủy thác các loại thuế mà bên nhận ủy thác đã trả thay (nếu có).

 
3. Kế toán nhập khẩu ủy thác theo TT 200

STT Nghiệp vụ Bên nhận ủy thác Bên giao ủy thác
 
 
1
Bên giao ủy thác chuyển ngoại tệ cho bên nhận ủy thác để mở L/C Nợ TK 111, 112: tỷ giá thực tế
  Có TK 3388/đơn vị giao ủy thác
 
Nợ TK 331/đơn vị nhận ủy thác
Nợ TK 635  
   Có TK 515
    Có TK 111, 112
2 Ký quỹ mở L/C Nợ TK 244
Nợ TK 635
    Có TK 515
    Có TK 111,112
 
3 Nhận hàng nhập khẩu tại cửa khẩu Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa cho bên giao ủy thác, kế toán theo dõi hàng nhận ủy thác nhập khẩu trên hệ thống quản trị của mình và thuyết minh trên Báo cáo tài chính về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất của hàng nhập khẩu ủy thác, thời hạn nhập khẩu, đối tượng thanh toán..., không ghi nhận giá trị hàng nhận ủy thác nhập khẩu trên Bảng cân đối kế toán  
4 Thanh toán tiền hàng cho người bán nước ngoài - Chuyển khoản ký quỹ mở L/C trả cho người bán
Nợ TK 1388
      Có TK 244
- Thanh toán cho người bán ở nước ngoài về số tiền phải trả
Nợ TK 1388 < nếu bên giao ủy thác không ứng trước tiền>
Nợ TK 3388 < Nếu bên giao ủy thác ứng trước tiền >
      Có TK 111,112
 
 
 
5
Nộp thuế cho Hải quan  
Nợ TK 1388
     Có TK 111, 112
 
Nếu bên nhận ủy thác nộp
 
 
6
 
Bên nhận ủy thác giao hàng cho bên giao ủy thác
 Nợ TK 1388/đơn vị giao ủy thác
 Nợ TK 635 *
     Có TK 515 *
     Có TK 151, 156… (giá đã bao gồm tất cả các khoản thuế)
Nợ TK 151, 156… (giá thực tế)
Nợ TK 133 (nếu được khấu trừ)
     Có TK 331/đơn vị nhận ủy thác
 
7
Phản ánh phí (hoa hồng) ủy thác nhập khẩu Nợ TK 131, 111, 112
     Có TK 511 (5113)
     Có TK 3331
Nợ TK 151, 156…
Nợ TK 133
     Có TK 331/đơn vị nhận ủy thác
 
 
8
Các khoản phí thu mua (phí ngân hàng, phí thuê kho bãi, phí giám định hàng, phí vận chuyển…) bên nhận ủy thác chi hộ bên giao ủy thác  
Nợ TK 1388 /đơn vị giao ủy thác
      Có TK 111, 112
 
Nợ TK 151, 156…
Nợ TK 133 (nếu có)
     Có TK 331/đơn vị nhận ủy thác
 
9
Bên giao ủy thác thanh toán số tiền còn thiếu cho bên nhận ủy thác Nợ TK 111, 112
    Có TK 1388/đơn vị giao ủy thác
Nợ TK 331/đơn vị nhận ủy thác
    Có TK 111, 112
 
Nhận xét:

Thứ nhất: Ghi nhận các khoản phải thu, phải trả

Theo QĐ 15 bên giao ủy thác được xem như là khách hàng của bên nhận ủy thác, chính vì vậy các khoản liên quan đến thanh toán tiền hàng, các khoản nhận ứng trước của bên giao ủy thác, các khoản chi phí thu mua (phí ngân hàng, phí giám định, vận chuyển..) bên nhận ủy thác hạch toán vào TK 131/chi tiết bên giao ủy thác.

Ngược lại, bên nhận ủy thác được coi là người bán dịch vụ ủy thác nên được phản ánh ở TK 331 của bên giao ủy thác. Trong trường hợp này bên nhận ủy thác nhập khẩu có trách nhiệm phải thực hiện toàn bộ quá trình nhập khẩu kể từ khi ký hợp đồng mua hàng với nước ngoài, ký quỹ mở L/C, thanh toán tiền hàng cho người bán, làm thủ tục kê khai các loại thuế phải nộp cho Hải quan, nhận hàng và chuyển hàng cho bên giao ủy thác. Trong khoảng thời gian đã nhận hàng nhưng chưa giao hàng cho chủ hàng thì bên nhận ủy thác coi như hàng của mình (vì đã được ủy thác) và hạch toán tương tự như nhập khẩu trực tiếp, chỉ thêm các bút toán phản ánh tình hình thanh toán giữa các bên giao nhận ủy thác và ghi nhận hoa hồng (phí dịch vụ) ủy thác.

Theo TT200 các khoản nhận ứng trước ghi nhận vào TK 3388, các khoản chi hộ, thanh toán hộ ghi nhận vào TK 1388.

Thứ hai: Tài khoản ký quỹ

Khi chuyển tiền ký quỹ để mở L/C theo QĐ15 ghi nhận TK 144, theo TT200 ghi nhận TK 244.

Thứ 3: Khi nhập khẩu hàng

Theo QĐ 15 khi nhập kho hàng hạch toán trên TK 156 và ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu hàng.

Theo TT 200 không ghi nhận trên bảng cân đối kế toán mà theo dõi trên hệ thống quản trị và trên thuyết minh báo cáo tài chính về số lượng, chủng loại, quy cách sản phẩm.

Thứ 4: Tính thuế NK, thuế TTĐB

Theo QĐ 15: nếu bên nhận ủy thác nộp hộ các khoản thuế, thì sẽ ghi nhận tăng giá trị hàng hóa và tăng thuế phải nộp. Cụ thể Nợ TK 156/ Có TK 3333, 33312, 3332

Theo TT200: nếu bên nhận ủy thác nộp hộ, thì chỉ phản ánh số tiền thuế đã nộp vào NSNN là khoản chi hộ trả hộ bên giao ủy thác.

Thứ 5: Các tài khoản ngoại bảng

Theo QĐ15: Bên cạnh việc quy đổi các khoản mục ngoại tệ và công nợ có gốc ngoại tệ ra VNĐ thì kế toán vẫn phải mở sổ theo dõi nguyên tệ thể hiện ở TK 007 (chi tiết theo loại nguyên tệ và địa điểm), sổ chi tiết thanh toán với người mua người bán (có thêm cột nguyên tệ). Mỗi khi có biến động về ngoại tệ thì đồng thời với các bút toán ghi kép, kế toán phải ghi đơn vào TK 007 và sổ chi tiết TK 131, 331 có liên quan.

TT200: Không sử dụng các tài khoản ngoại bảng

Thứ 6: Tỷ giá

Do mua bán với nước ngoài nên phải thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ. Kế toán phải quy đổi giá trị hàng nhập, ngoại tệ thu về, xuất ra và các nợ phải thu phải trả có gốc ngoại tệ ra đồng Việt nam. Việc quy đổi này lại phụ thuộc vào phương pháp hạch toán ngoại tệ của doanh nghiệp.

   QĐ15: Nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp tỷ giá thực tế để quy đổi ngoại tệ thì nhớ các nguyên tắc quy đổi sau:

- Khi phát sinh nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ thì quy đổi theo tỷ giá thực tế (tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong ngày phát sinh nghiệp vụ).

- Khi thanh toán nợ phải thu phải trả thì quy đổi theo tỷ giá ghi sổ tức tỷ giá đã dùng quy đổi khi phát sinh nợ.

- Khi nhập ngoại tệ thì quy đổi theo tỷ giá thực tế (tỷ giá mua vào bằng việt nam đồng hay tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong ngày phát sinh nghiệp vụ).

- Khi xuất ngoại tệ thì quy đổi theo tỷ giá ghi sổ của ngoại tệ mà tỷ giá này được tính theo 1 trong 4 phương pháp tương tự như nguyên vật liệu: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền, đích danh. Từ đó có thể thấy tỷ giá ghi sổ của ngoại tệ sẽ khác nhau nếu tính theo các phương pháp khác nhau.

Theo TT200: Khi phát sinh DT, CP, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra VNĐ theo tỉ giá giao dịch thực tế. Cụ thể:

- Tỉ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỉ giá mua vào của NHTM nơi người nộp thuế mở tài khoản.

- Tỉ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỉ giá bán ra của NHTM nơi người nộp thuế mở tài khoản tài thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ

 
(Trần Thùy - Giảng viên Khoa Kế toán)