02/03/2022

10801

Những tố chất phù hợp với ngành Y khoa

Với kinh nghiệm gần 40 năm công tác của một bác sĩ, một giảng viên đại học y khoa, tôi thấy có một thực tế là để học ngành Y khoa, đó là bạn không cần phải nằm trong nhóm những thí sinh có điểm 28 - 30 điểm như hiện nay. Bởi một điều đơn giản, để học ngành Y và để trở thành một Bác sĩ “chỉ trí thông minh thôi là chưa đủ”.

Có thể bạn chỉ nằm trong nhóm những thí sinh có điểm thi 22 - 25 điểm nhưng bạn có những tố chất khác dưới đây thì bạn vẫn có thể theo học ngành Y khoa để trở thành một bác sĩ giỏi.

Trường Đại học Đại Nam là một trong số ít trường đại học ngoài công lập được Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng cấp phép đào tạo ngành Y khoa.

1. Một trái tim Nhân hậu

Chăm sóc sức khỏe cho con người là nhiệm vụ vinh quang và cao cả của người bác sĩ. Bên cạnh việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, người bác sĩ còn phải cứu chữa người bệnh khi họ không may mắc các căn bệnh từ đơn giản đến hiểm nghèo. Nếu bạn không biết cảm nhận và chia sẻ sự đau đớn, nỗi lo âu và gánh nặng mà bệnh nhân cũng như người thân của họ phải gánh chịu thì rất khó trở thành thầy thuốc giỏi. Để làm được những điều như vậy bạn cần phải có “một trái tim nhân hậu”. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Lương y phải như từ mẫu”.  Đại danh y Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác đã từng nói “Làm thuốc mà không có lòng thương chung giúp đỡ người khác làm hằng tâm, không nghiền ngẫm sâu sắc tìm cách cứu sống người mà chỉ chăm chăm kể lợi tính công, lấy của hại người thì còn khác gì bọn giặc cướp”.

Đại học Đại Nam đặt mục tiêu đào tạo Bác sĩ Y khoa “sáng về y đức, sâu về y lý, giỏi về y thuật”

Sinh viên Y khoa Đại học Đại Nam ra trường đáp ứng tốt các yêu cầu về Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ tích cực để làm việc, hội nhập. Bên cạnh đó, bác sĩ Y khoa Đại Nam còn có lợi thế cạnh tranh về ngoại ngữ, kỹ năng mềm.

2. Sự chăm chỉ, nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ

Tại sao học ngành Y lại lâu vậy, thời gian học dài hơn các ngành học khác (6 năm so với 4 năm), phải học cả buổi sáng cả buổi chiều và còn trực đêm tại bệnh viện? Chương trình đào tạo ngành Y khoa của Việt Nam cũng như cả các nước trên thế giới rất “nặng” với nhiều môn học từ kiến thức chung đến kiến thức chuyên ngành. Điều này đòi hỏi phải thật sự chăm chỉ mới có thể tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệp của người bác sĩ sau này.

    

Sinh viên Y khoa được học tập, trải nghiệm tại các hệ thống phòng thực hành với trang thiết bị hiện đại.

Sau 6 năm, khi cầm tấm bằng Bác sĩ trên tay, bạn đâu đã được thực hiện các kỹ thuật khám chữa bệnh trên người bệnh, bạn phải có thời gian 18 tháng thực hành để được cấp “Chứng chỉ hành nghề”, khi đó bạn mới là Bác sĩ thực thụ.

Với người bác sĩ, khi cầm tấm bằng Bác sĩ, con đường phấn đấu học tập của họ mới chỉ là sự khởi đầu với các chương trình đào tạo sau đại học (bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa, thạc sĩ, tiến sĩ Y khoa).

Do vậy, bạn cần phải có sự chăm chỉ, nhẫn nại khi lựa chọn con đường đến với ngành Y khoa.

Mọi lý thuyết đều được minh họa bằng thực tiễn.

3. Sự trung thực

Sự lừa dối luôn bị cả xã hội phê phán và lên án, nhưng sự dối lừa trong ngành Y còn nguy hiểm và đáng bị lên án hơn rất nhiều. Sự không trung thực làm cho người bác sĩ dối lừa người bệnh, đồng nghiệp hoặc dối lừa chính bản thân mình. Thiếu trung thực, người bác sĩ có thể che dấu đồng nghiệp, che dấu người bệnh những sai phạm khuyết điểm của mình, không dám nhận trách nhiệm khi để xảy ra những sai sót về chuyên môn kỹ thuật. Sự thiếu trung thực, người bác sĩ còn có thể “vẽ” ra những triệu chứng, những bệnh lý để “dọa” người bệnh như hải thượng lãn ông đã nói: “Thấy chứng dễ lại nói dối là khó, nhăn mày, thè lưỡi, dọa người ta sợ khiếp để lấy được nhiều tiền. Đó là tội lừa dối”.

Sinh viên được đào tạo bài bản, chuyên sâu, cầm tay chỉ việc.

4. Lòng dũng cảm

Bên cạnh sự dũng cảm dám nhận những sai sót khuyết điểm về mình, người bác sĩ còn phải có lòng dũng cảm, dám dấn thân vào những hiểm nguy trong công việc. Đại dịch Covid-19 cho chúng ta thấy nếu không có sự hy sinh và lòng dũng cảm của người thầy thuốc thì ai chăm sóc cứu chữa người bệnh trong lúc lâm nguy? Đối diện với nguy cơ lây nhiễm bệnh tật và có thể cả cái chết, rất nhiều bác sĩ vẫn ở bên người bệnh tại các trung tâm hồi sức cấp cứu, có những bác sĩ quên cả hạnh phúc cá nhân để chăm sóc cho những bệnh nhân trong đại dịch vừa qua.

Khoa Y Đại học Đại Nam chào đón các bạn sinh viên khao khát học tập, rèn luyện để trở thành những bác sĩ giỏi và giàu y đức.

5. Không vụ lợi

Bạn có thấy bác sĩ nào trong danh sách những tỉ phú Thế giới cũng như của Việt Nam không? Nói như vậy để thấy nếu bạn muốn trở thành tỉ phú thì bạn không nên chọn học ngành Y. Người bác sĩ giỏi và có đạo đức chân chính sẽ không nghèo nhưng rất khó để quá giàu. Hiện nay, có những tư tưởng thích học các chuyên ngành "Hot" để dễ làm dịch vụ, tăng thu nhập ngoài lương. Nhưng như vậy thì đâu còn đam mê của tuổi trẻ. Chưa kể đến những sự cơ hội, trục lợi trên sinh mạng người bệnh sẽ dẫn người thầy thuốc đến với những sai phạm rất đáng bị lên án và sự trừng phạt của pháp luật.

Học Y là khó (phải có kiến thức, có điểm đầu vào cao), là khổ luyện (chuyên cần nhẫn nại) nhưng lớn hơn là phải biết hi sinh, hi sinh để cống hiến, để cứu người… Nhưng quả thật, đó là niềm vinh dự, là sứ mệnh như được ông Trời giao phó. Cho nên câu ca: “nhất Y nhì Dược” vẫn luôn là câu cửa miệng và muôn đời không bao giờ cũ là thế!

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO NGÀNH Y KHOA TẠI ĐÂY.

PGS.TS Phạm Trung Kiên – Trợ lý Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đại Nam về ngành Y khoa