20/05/2024

3164

Học ngành Y khoa có dễ xin việc không?

Học ngành Y khoa có dễ xin việc không? Đây là băn khoăn, thắc mắc của thí sinh, phụ huynh khi tìm hiểu và có ý định theo học ngành Y khoa ở bậc đại học. Vậy, học ngành Y khoa có dễ xin việc không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành Y khoa là gì?

Y khoa là ngành học danh giá, thu hút sự quan tâm hàng đầu của các bạn học sinh giỏi, ưu tú, năng động và giàu bản lĩnh trong mỗi mùa tuyển sinh đại học.

Y khoa (hay còn gọi là Y đa khoa, tên tiếng Anh: General Medicine) là ngành học đào tạo bác sĩ đa khoa với kỹ năng khám, chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn dự phòng các bệnh lý phổ biến tại bệnh viện và cộng đồng.

Mục tiêu đào tạo của ngành Y khoa là đào tạo Bác sĩ đa khoa có đủ y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở vững chắc, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về lâm sàng và cộng đồng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, có trình độ ngoại ngữ và năng lực nghiên cứu khoa học, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học y học trong bảo vệ và chăm sức khỏe nhân dân.

Trường Đại học Đại Nam là một trong số ít trường đại học ngoài công lập ở miền Bắc được cấp phép đào tạo ngành Y khoa.

Ngành Y khoa học những gì?

Thời gian đào tạo: 6 năm.

Trong hai năm đầu tiên, sinh viên Y khoa sẽ được trang bị các kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở để làm nền tảng vững chắc cho việc tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp trong 4 năm cuối của chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo ngành Y khoa của trường Đại học Đại Nam trang bị cho người học kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, năng lực CNTT… và trình độ ngoại ngữ vượt trội.

Bên cạnh đó, ngay từ năm đầu tiên sinh viên ngành Y khoa còn được học tiếng Anh cơ bản, Tin học, Kỹ năng mềm, Pháp luật đại cương…. để vững tin có được chứng chỉ hành nghề sau khi tốt nghiệp.

Từ học kỳ IV đến học kỳ XII sinh viên phải học thực hành và tham gia thường trực tại bệnh viện, học tập trong môi trường thực tế ở các bệnh viện là cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp sau này.

Tại trường Đại học Đại Nam, chương trình đào tạo của ngành Y khoa của được xây dựng theo C.D.I.O, dựa trên chuẩn đầu ra đáp ứng năng lực bác sĩ đa khoa đã được Bộ Y tế Việt Nam ban hành năm 2014.

Sinh viên được học tập, thực hành trên hệ thống trang thiết bị hiện đại ngay tại trường.

Đảm bảo thành thục các kỹ năng trước khi đi học lâm sàng tại bệnh viện.

Chương trình đào tạo ngành y khoa được thiết kế với 198 tín chỉ (Không tính các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An Ninh).

Chương trình được xây dựng với 155 tín chỉ kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, trong đó khối kiến thức theo nhóm ngành là 8 tín chỉ, khối kiến thức ngành và bổ trợ là 147 tín chỉ (riêng các học phần cốt lõi của ngành y khoa là nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa và nhi khoa chiếm 79 tín chỉ).

Ngoài ra, chương trình đào tạo còn trang bị cho sinh viên kiến thức tiếng Anh chung bậc 3/6 và tiếng Anh chuyên ngành. Đại học Đại Nam đầu tư kinh phí đào tạo tiếng Anh cho sinh viên Y khoa cao gấp 4 lần các ngành khác.

PGS.TS, TTND Hoàng Đức Hạnh – Trưởng khoa Y trường Đại học Đại Nam, nguyên Phó Giám đốc Sở y tế Hà Nội.

Đội ngũ giảng viên hùng hậu, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tâm huyết của khoa Y trường Đại học Đại Nam.

Sinh viên được tạo điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ năm đầu khóa học (sau khi đã có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở). Sinh viên có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm và kỷ luật cao, có năng lực phát triển bản thân…

Học ngành Y khoa có dễ xin việc không?

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ bác sĩ/vạn dân của Việt Nam là 8,6; thấp hơn từ 4 - 8 lần so với nhiều nước có ngành Y phát triển. Tổng số cán bộ làm công tác y tế dự phòng từ trung ương đến tuyến huyện mới chỉ đáp ứng 42% nhu cầu nhân lực cần có. Số nhân lực y tế thiếu hụt là khoảng 23.800 người, trong đó bác sĩ y học dự phòng thiếu 8.075 người, cử nhân y tế công cộng thiếu 3.993 người...

Nhu cầu nhân lực lớn, sinh viên ngành Y khoa ra trường rất dễ xin việc và có nhiều cơ hội phát triển bản thân.

Số lượng sinh viên Y ra trường hàng năm chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, khiến cho ngành Y luôn luôn ở trong tình trạng “khát” nhân lực.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa, với tấm bằng bác sĩ đa khoa bạn có thể đảm nhiệm các công việc với vai trò và vị trí sau:

- Bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến cơ sở đến Trung Ương (bao gồm cả các cơ sở công lập và dân lập).

- Giảng viên, trợ giảng các trường đại học cao đẳng đào tạo khối ngành sức khỏe.

- Chuyên viên các cơ quan quản lý y tế từ cơ sở đến Trung Ương.

Các phương thức tuyển sinh ngành Y khoa trường Đại học Đại Nam

Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ lớp 12 THPT (Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 24 điểm).

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY