19/09/2022

5012

Điểm chuẩn nhóm ngành Báo chí và truyền thông tiếp tục “phá kỷ lục”, lựa chọn nào cho các thí sinh?

Năm 2022, Nhóm ngành Báo chí và Thông tin vẫn là nhóm ngành được đông đảo thí sinh lựa chọn, trong đó 2 ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông đa phương tiện có mức điểm chuần cao kỷ lục. Để vào được các ngành này tại tại các trường công, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn (khối C00). Vậy, con đường nào cho các thí sinh khi không đủ điểm vào những trường “top”?

Nhiều thí sinh đạt điểm cao vẫn “trượt”

Điểm chuẩn năm 2022 đối với ngành Quan hệ công chúng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đứng ở vị trí “quán quân” với mức điểm gần tuyệt đối: 29,95/30 điểm (khối C00). Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, điểm chuẩn cho ngành này cũng thuộc “hàng top” với mức 37,6/40 điểm (khối D78,R26). Không chỉ vậy, thí sinh còn phải đạt 7.5 điểm IELTS mới đủ điều kiện trúng tuyển.

Tương tự, ngành Truyền thông đa phương tiện của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng nằm ở vị trí “hoa hậu” với mức 29,25/30 điểm (Khối C15). Với mức điểm chuẩn “cao chót vót” như vậy, các thí sinh ở mức điểm giỏi (trên 8 điểm/môn) vẫn trượt nguyện vọng xét tuyển vào các ngôi trường này.

Trường Đại học Đại Nam đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị máy móc hiện đại cho sinh viên ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông đa phương tiện học tập, thực hành.

Lựa chọn như thế nào cho “dễ thở”

Tâm lý buồn bã, lo lắng khi không đỗ vào ngôi trường mơ ước là điều khó tránh khỏi đối với các sĩ tử. Tuy nhiên, thay vì “ủ dột”, thí sinh nên chủ động tìm kiếm cơ hội tại các ngôi trường có mức điểm chuẩn “dễ thở” hơn. Theo đó, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên là những tiêu chí quan trọng thí sinh cần “đặt lên bàn cân” khi lựa chọn điểm đến tiếp theo cho bản thân.

Năm 2022, điểm trúng tuyển ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông đa phương tiện của Trường Đại học Đại Nam theo phương thức xét điểm thi THPT là 15 điểm; còn theo phương thức xét tuyển học bạ là từ 21 điểm. Đây là một trong những trường tư thục được đánh giá cao về chất lượng đào tạo.

Sinh viên khoa Truyền thông thực tế tại trường quay S11 – Đài Truyền hình Việt Nam.

Theo đó, chương trình đào tạo của Khoa Truyền thông được xây dựng theo khung chương trình chuẩn của bộ GD&ĐT với thời lượng thực hành lên đến 60% thời lượng môn học. Trong quá trình học tập, sinh viên được rèn nghề qua các chuyến đi thực tế, trải nghiệm và thực tập tại các cơ quan báo chí, Đài truyền hình, công ty truyền thông…

Đặc biệt, sinh viên Khoa Truyền thông còn có cơ hội thực tập tại các công ty & tập đoàn đa quốc gia; học tập tại Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc trong 3 tuần.

Chương trình đào tạo ngành QHCC DNU bắt kịp xu thế với sự ra đời chuyên ngành Truyền thông Marketing.

Chương trình đào tạo ngành TT ĐPT – DNU được các GS,TS trong Hội đồng thẩm định đánh giá cao về hoạt động thực hành.

Với mong muốn mang đến cho sinh viên môi trường học tập năng động, hiện đại, bám sát thực tế ngành nghề, sinh viên “thực chiến” ngay trên giảng đường, trường Đại học Đại Nam đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành hiện đại cho từng ngành đào tạo.

Theo đó, studio được trang bị dành riêng cho khoa Truyền thông với phòng cách âm tuyệt đối và các trang thiết bị hiện đại như: máy ảnh, máy quay, thiết bị thu âm, phông nền, thiết bị đèn chiếu sáng đa sắc… giúp sinh viên sản xuất các sản phẩm truyền thông trong studio như: chụp ảnh, thu âm, quay phim, sản xuất các bản tin…

Ngoài ra, những thiết bị hỗ trợ như gimbal, chân máy, flycam, mic không dây, mic phỏng vấn… cũng được trang bị đầy đủ, phục vụ tối ưu cho quá trình tác nghiệp ngoài hiện trường.

Studio với các trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu thực hành.

Phòng studio được sử dụng là phòng học thực hành đối với một số môn như: Kỹ năng dẫn chương trình, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn, tổ chức sự kiện… Đặc biệt, căn phòng này còn được dùng để tổ chức những sự kiện thực tế của Khoa, trường ở quy mô nhỏ như talk show, toạ đàm, họp báo giả định…

Một buổi học thực hành môn Phỏng vấn và Trả lời phỏng vấn tại Studio Khoa Truyền thông.

Toà soạn Tạp chí điện tử Tự động hoá ngày nay được đặt tại tầng 9 (tòa nhà văn phòng trường Đại học Đại Nam) là cơ sở thực hành chất lượng dành cho sinh viên khoa Truyền thông. Tại đây, sinh viên sẽ tiếp xúc với các kỹ năng của một người làm truyền thông như: thu thập và xử lý thông tin, phỏng vấn, viết bài, biên tập nội dung, quay phim, chụp ảnh, dựng phim… Đặc biệt là các kỹ năng của người làm báo hiện đại là Mobile journalism – báo chí di động. Theo đó, sinh viên sẽ được “cầm tay chỉ việc” cách làm báo bằng điện di động: thu thập, biên tập, xử lý hình ảnh và video, phát tin tức… từ chính “vật bất ly thân” của mình.

Trưởng Khoa Truyền thông (đứng) và giảng viên, sinh viên Khoa trong một buổi giao ban.

Sinh viên khoa Truyền thông thực hành biên tập tại phòng Tạp chí – khoa Truyền thông.

Sinh viên khoa Truyền thông sẽ được “cầm tay chỉ việc” bởi đội ngũ giảng viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, từng làm việc tại các cơ quan báo chí, Đài truyền thông, công ty truyền thông… Khoa cũng mời giảng viên thỉnh giảng là các Giáo sư, Tiến sĩ từ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,… chuyên gia từ các cơ quan báo chí, đơn vị truyền thông như VTV, VOV, HTV, Viettel… đến chia sẻ, giảng dạy cho sinh viên.

Đội ngũ giảng viên cơ hữu Khoa Truyền thông giàu chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.

Bên cạnh học tập, sinh viên còn được thỏa sức sáng tạo tại các hoạt động văn hóa, văn nghệ của Khoa và Nhà trường. Hiện tại, Khoa Truyền thông có 02 CLB chuyên môn truyền thông là: I-Com và  PR lab; 01 đội văn nghệ xung kích và CLB MC sắp sửa ra mắt.  

Đội văn nghệ xung kích với chương trình Hành trình khát vọng.

Lễ trao giải cuộc thi vieo “Tết nhà mình”.

Giám khảo cuộc thi ảnh “Tôi ổn, bạn thì sao” trong chung kết trao giải online.

Chung kết cuộc thi MC - Speak Up Đại Nam mùa 1.

Với chất lượng đào tạo tốt; môi trường học tập chất năng động, hiện đại; đội ngũ giảng viên giàu chuyên môn, khoa Truyền thông, Trường Đại học Đại Nam chắc chắn sẽ là một “điểm đến” lý tưởng của các bạn trẻ say mê ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông đa phương tiện.

Thanh Huệ