03/04/2024

2019

Tất tần tật những điều cần biết về ngành Kinh tế số

“Chuyển đổi số”, “kinh tế số”, “kinh doanh số”,  “xã hội số”…, là những từ khóa được hiển thị ở khắp nơi trong đời sống và xã hội hiện nay. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, internet, thì kinh tế số với trụ cột là thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, tạo sức ép lên các hoạt động kinh tế truyền thống. Xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế số đòi hỏi phải có nguồn nhân lực lớn và có chất lượng, đáp ứng yêu cầu mới, theo đó, ngành đào tạo Kinh tế số xuất hiện hứa hẹn cung cấp cho người học “chiếc chìa khóa” để mở cánh cửa hướng tới tương lai.

Hiểu đúng về Kinh tế số - một ngành học mới lạ và hấp dẫn

Kinh tế số là ngành đào tạo dựa trên các trụ cột của kinh tế, thương mại điện tử, công nghệ thông tin và toán ứng dụng để tạo ra giá trị cho người học. Kinh tế số bao hàm kinh doanh số, và gồm năm thành phần chính là: Thương mại điện tử (TMĐT); Hợp tác số; Truyền thông số; Đào tạo số và Thông tin số. Trong các thành phần trên, Thương mại điện tử được đánh giá là trụ cột của kinh tế số, theo đó, các hoạt động kinh tế liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp trong kinh tế số sẽ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Các quyết định kinh doanh sẽ được thực hiện dựa trên kết quả phân tích số liệu từ doanh nghiệp, từ thị trường, từ các yếu tố vĩ mô… thay vì ra quyết định cảm tính.

Sự phát triển của kinh tế số đã dẫn đến sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhiều ngành công nghiệp truyền thống đang bị suy giảm, trong khi các ngành công nghiệp mới dựa trên công nghệ và tốc độ số hóa đang phát triển mạnh mẽ. Ví dụ, ngành thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng và đã thay thế một phần thị phần của các cửa hàng truyền thống và thương mại điện tử là trụ cột quan trọng của kinh tế số; việc quản lý vĩ mô của Chính phủ và các bộ ban ngành đã được số hóa rất nhanh để giảm chi phí xã hội và khó khăn cho người dân; quản lý doanh nghiệp và các tổ chức đang chuyển đổi số mạnh mẽ; các quyết định kinh tế, kinh doanh quan trọng cũng dựa chủ yếu trên kết quả phân tích số liệu... Đi cùng với sự phát triển của kinh tế số và thương mại điện tử thì các dịch vụ tài chính cũng đang được số hóa, với sự xuất hiện của các ngân hàng trực tuyến và các nền tảng giao dịch chứng khoán trực tuyến nhằm tạo ra các nền tảng ứng dụng hỗ trợ Kinh tế số và TMĐT.

Sự phát triển của kinh tế số cũng đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho người dân trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Người dân có thể tiếp cận với các thông tin và dịch vụ mới, có thể học tập và làm việc từ xa, và có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn. 

Ngành học về kinh tế số còn rất nhiều tiềm năng vì tính chất năng động, linh hoạt, và khoa học của nó, khi mà sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Thương mại điện tử, Digital marketing, Phân tích thị trường, Quản trị doanh nghiệp số, Kinh tế - Kinh doanh, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Phân tích kinh doanh... Hiện nay trên Việt Nam chỉ có một số ít trường Đại học đào tạo về chuyên ngành Kinh tế số, một trong số đó là Đại học Đại Nam.

Chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế số DNU có gì?

Chương trình đào tạo được thiết kế với trọng số cao tập trung vào các môn học thuộc khối kiến thức ngành và bổ trợ, với các môn học có tính ứng dụng và thực tế cao với 123 tín chỉ.

Thời gian đào tạo là 03 năm, tương ứng với 09 học kỳ với các khối kiến thức nền tảng của Kinh tế số như:

Kinh tế: Kinh doanh số, Tổng quan thương mại điện tử, Chiến lược kinh doanh số, Quản trị doanh nghiệp số, Digital marketing, Phát triển dự án kinh doanh online…;

Công nghệ thông tin ứng dụng: Tin học ứng dụng, Hệ thống thông tin quản lý, Xây dựng và triển khai ứng dụng thương mại điện tử, Thiết kế và Quản trị website thương mại điện tử, Chuyển đổi số trong kinh doanh…;

Toán ứng dụng: Phương pháp nghiên cứu khoa học, Các phương pháp định lượng trong kinh tế, Bigdata và ứng dụng, Phân tích kinh doanh, Công nghệ tài chính (Fintech)…

Giảng viên trường Đại học Đại Nam luôn tận tụy, nhiệt huyết trong công cuộc đào tạo, dạy dỗ, phục vụ sinh viên

Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp các kỹ năng bổ trợ để thích ứng tốt trong công việc và cuộc sống như: kỹ năng mềm cơ bản, kỹ năng mềm nâng cao, thực tập hướng nghiệp, tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế số…

Cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

Với chương trình đào tạo gắn với thực hành – thực tế, sinh viên ngành Kinh tế số có 02 đợt thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam là đối tác chiến lược của Nhà trường như: Lazada, Công ty iViet Solutions, Công ty STI Việt Nam, Công ty Eco – Academy (Chuyên đào tạo nhân lực TMĐT cung cấp cho Lazada và Shopee), Công ty TNHH Trust Nation, Kcavina Group, Công ty du lịch Kinh Bắc, Công ty Cổ phần Công nghệ Getfly Việt Nam, Công ty Cổ phần Công nghệ LadiPage Việt Nam, Tập đoàn Masan, Tập đoàn Viettel, VNPost, Petrolimex, Công ty logistics YCH Singapore, …

Sinh viên ngành Kinh tế số thường xuyên được kết nối, gặp gỡ các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp qua các talkshow, tọa đàm thực tế.

Chuẩn đầu ra theo năng lực

Bước vào năm học đầu tiên, sinh viên đạt được những hiểu biết cơ bản nhất về nền tảng kiến thức về kinh tế, kinh doanh số, thương mại điện tử, công nghệ thông tin ứng dụng, phương pháp phân tích định lượng cơ bản. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể thực hiện các công việc, nghiệp vụ cơ bản như: phân tích môi trường kinh doanh, phân tích website bán hàng, phân tích quy trình mua bán hoàng online, phân tích quy trình công việc cụ thể…

Trong năm học tiếp theo, sinh viên đạt được những năng lực và kỹ năng chuyên môn sâu như, Chiến lược kinh doanh số, Digital marketing, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị doanh nghiệp số, Chuyển đổi số, Các phương pháp định lượng trong kinh tế, ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh…, nhằm tạo tư duy nền tảng về kinh tế - kinh doanh, marketing và bán hàng, phân tích dữ liệu tring kinh tế phục vụ cho các hoát động kinh doanh trên nền tảng số.

Năm học thứ ba, sinh viên có khả năng làm chủ kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm ở cả ba khối kiến thức nền tảng và chuyên môn sâu về kinh tế (Phân tích kinh doanh, Thanh toán trực tuyến, phát triển dự án kinh doanh online…), công nghệ thông tin ứng dụng (Thiết kế và Quản trị website thương mại điện tử, Chuyển đổi số, Chính phủ điện tử/số…), và ứng dụng các công cụ toán thống kê kinh tế (Bigdata và ứng dụng, Phân tích tài chính, Công nghệ tài chính…) vào hoạt động nghề nghiệp và làm chủ hoạt động kinh doanh, sẵn sàng khởi nghiệp trên nên tảng số.

Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, tận tâm

Khoa có 23 giảng viên cơ hữu gồm 04 PGS, TS; 07 Tiến sĩ, 12 thạc sĩ cùng nhiều giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của Khoa và nâng cao chất lượng giờ học cho sinh viên. Đội ngũ giảng viên nhiệt tình, có phương pháp giảng dạy tiên tiến, được đào tạo và tu nghiệp tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước.

Đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, vững kỹ năng, tâm huyết, tận tình với sinh viên.

Các giảng viên của Khoa đều là những thầy cô tâm huyết, yêu nghề, nhiệt tình và đoàn kết, luôn giúp đỡ, phối hợp với nhau trong việc phân công và thực hiện nhiệm vụ. Luôn hoàn thiện, đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy theo tư duy mới “Lấy người học làm trung tâm” - phương pháp giảng dạy tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên ngoại ngữ và nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập.

Học tập trong môi trường năng động, hiện đại

Đăng ký học ngành Kinh tế số tại trường Đại học Đại Nam, sinh viên sẽ được học tập với hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại; trang bị hệ thống máy móc phục vụ thực hành, thực chiến tại các doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực Kinh tế số. 

Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu học tập, thực hành, vui chơi giải trí cho sinh viên.

Không những thế, áp lực thi cử của các bạn sinh viên tại trường Đại học Đại Nam còn được giảm tối đa nhờ nhiều hình thức linh hoạt đánh giá năng lực người học.

Phòng thực hành với dàn máy tính cấu hình cao.

Trang thiết bị học tập mới tinh.

Thư viện có không gian hiện đại với hàng nghìn đầu sách bổ ích liên tục được cập nhật.

Đặc biệt, trường còn có hệ thống cố vấn học tập và hệ thống cố vấn học tập AI chuyên nghiệp, hiện đại đồng hành, luôn sẵn sàng giúp đỡ sinh viên. 

Đăng ký học ngành Kinh tế số tại Đại học Đại Nam, các bạn còn có cơ hội tham gia đa dạng các hoạt động ngoại khóa văn hóa – xã hội kết nối sinh viên với cộng đồng.

Học tập trong môi trường hiện đại, năng động, minh bạch và hiệu quả nên tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao, nhiều ngành 100% sinh viên có việc làm từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường. Trung tâm Việc làm và khởi nghiệp sinh viên, đảm bảo 100% sinh viên được hỗ trợ tư vấn việc làm ngay từ khi các bạn còn đang đi học.

Nhiều hoạt động phong trào để sinh viên rèn luyện và phát triển toàn diện về Trí – Đức – Thể - Mỹ.

Trường Đại học Đại Nam đặc biệt chú trọng đào tạo thể chất, nâng cao sức khỏe và tạo lập thói quen rèn luyện sức khỏe suốt đời cho sinh viên

Ngành Kinh tế số của trường Đại học Đại Nam được xây dựng dựa trên phương châm giáo dục thực hành, thực chiến phù hợp với xu thế giáo dục hiện nay, được đánh giá cao bởi chuyên gia, doanh nghiệp, hứa hẹn mang tới cho các bạn sinh viên trải nghiệm học tập năng động, chuyên nghiệp, mở ra nhiều cơ hội phát triển bản thân trong tương lai. 

03 phương thức xét tuyển vào ngành Kinh tế số trường Đại học Đại Nam

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 50 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kinh tế số theo 3 phương thức xét tuyển.

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số