Kinh tế số đã trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế của tất cả các quốc gia. Khi các doanh nghiệp truyền thống chuyển đổi sang doanh nghiệp số cũng là lúc gia tăng cơ hội việc làm cho nguồn nhân lực ngành Kinh tế số. Vậy ngành Kinh tế số là gì? Chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế số của trường Đại học Đại Nam có gì khác biệt?... Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật thắc mắc trên.
Ngành kinh tế số là gì?
Ngành Kinh tế số (Digital economy) là ngành đào tạo nhân lực có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế trong thời đại số; có khả năng vận dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại như robot, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn (big data)… vào kinh doanh; có kỹ năng dẫn dắt để chuyển đổi số cho các tổ chức, doanh nghiệp; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực tự học bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.
Kinh tế số bao gồm cả kinh doanh số, hợp tác số, truyền thông số, thông tin số, thương mại điện tử. Ảnh: Bernd W.Wirtz (2021).
Nhu cầu nguồn nhân lực và cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng mức lương hấp dẫn của Cử nhân ngành Kinh tế số
Nhu cầu nguồn nhân lực lớn
Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đến năm đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP, trong đó tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
Kinh tế số là ngành học đón đầu xu thế.
Để đạt được mục tiêu trên, yêu cầu về nguồn nhân lực kinh tế số có đủ năng lực xây dựng và quản lý các mô hình sản xuất, kinh doanh trên nền tảng công nghệ tiên tiến, phát triển chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu là vô cùng lớn. Nhất là khi nguồn nhân lực này đã đóng góp 12 tỷ đô cho nền kinh tế trong năm 2019 và dự kiến là 43 tỷ đô vào năm 2025.
Trong khi đó, nguồn nhân lực kinh tế số ở Việt Nam vẫn ở mức báo động về tình trạng khan hiếm. Điều này mở ra cơ hội lớn cho cử nhân ngành Ngành kinh tế số sau khi ra trường.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Cử nhân ngành Kinh tế số có thể làm các công việc sau:
- Cán bộ, chuyên viên làm việc tại bộ phận của các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động hoặc liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, số hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp số hóa, tài chính số và kinh doanh số, làm việc trong doanh nghiệp số, triển khai các giải pháp số hóa doanh nghiệp.
- Chuyên gia lập dự án và lập kế hoạch về chuyển đổi số, an toàn và bảo mật thông tin kinh tế tại các Bộ, Ngành, các ngân hàng, các công ty tài chính.
- Chuyên gia tư vấn các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu.
- Chuyên gia quản lý thương mại, quản lý hệ thống kinh doanh trực tuyến, quản lý kênh phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất, các tập đoàn kinh tế.
- Chuyên gia hoặc quản lý các doanh nghiệp cung cấp giải pháp kinh doanh trên nền tảng số.
- Chuyên gia quản trị website cho các tổ chức, doanh nghiệp.
- Cán bộ nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu, Sở, Ban, Ngành
- Giảng viên tại các trường đại học, học viện, cao đẳng.
Sinh viên ngành Kinh tế số có thể thu nhập lên đến 8 chữ số ngay sau khi tốt nghiệp.
Mức lương hấp dẫn
Mức lương của ngành Kinh tế số tương đối cao, đối với sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương từ 8 - 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn từ 30 - 50 triệu đồng/ tháng.
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế số trường Đại học Đại Nam có gì khác biệt?
1. Chương trình đào tạo ứng dụng, thực tế cao
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế số trường Đại học Đại Nam được thiết kế với trọng số cao tập trung vào các môn học thuộc khối kiến thức ngành và bổ trợ, với các môn học có tính ứng dụng và thực tế cao với 123 tín chỉ.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế bám sát thực tế nhu cầu của xã hội và theo đơn “đặt hàng” của doanh nghiệp.
Thời gian đào tạo 03 năm (áp dụng từ K17), tương ứng với 09 học kỳ với các khối kiến thức nền tảng của Kinh tế số như:
- Kinh tế: Nguyên lý kinh doanh số, Tổng quan thương mại điện tử, Quản trị chiến lược, Quản trị doanh nghiệp số…;
- Công nghệ thông tin ứng dụng: Tin học ứng dụng, Hệ thống thông tin quản lý, Xây dựng và triển khai ứng dụng thương mại điện tử, Chuyển đổi số trong kinh doanh…;
- Toán ứng dụng: Phương pháp nghiên cứu khoa học, Các phương pháp định lượng trong kinh tế, Bigdata và ứng dụng…
50% thời lượng chương trình đào tạo gắn với thực hành, thực tập, thực tế, trong đó có 03 đợt thực tập tại các đối tác doanh nghiệp như: Tập đoàn Masan, Tập đoàn Viettel, VNPost, Petrolimex, Công ty iViet Solutions, Công ty logistics YCH Singapore, Công ty STI Việt Nam, Công ty du lịch Kinh Bắc, Công ty Cổ phần Công nghệ Getfly Việt Nam, Công ty Cổ phần Công nghệ LadiPage Việt Nam…
Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, tận tâm, giỏi chuyên môn, vững kỹ năng.
Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp các kỹ năng bổ trợ để thích ứng tốt trong công việc và cuộc sống, như: Kỹ năng mềm cơ bản, kỹ năng mềm nâng cao, Tiếng Anh ngành Kinh tế số…
2. Chuẩn đầu ra theo từng năm học
Năm thứ I, sinh viên đạt được những hiểu biết cơ bản nhất về nền tảng kiến thức về kinh tế, công nghệ thông tin ứng dụng, phương pháp phân tích định lượng cơ bản. Hết năm thứ I, sinh viên có thể thực hiện các công việc, nghiệp vụ cơ bản như: phân tích môi trường kinh doanh, phân tích website bán hàng, phân tích quy trình mua bán hoàng online, phân tích quy trình công việc cụ thể…
Học tập trong môi trường hiện đại, tiện nghi.
Năm thứ II, sinh viên đạt được những năng lực và kỹ năng chuyên môn sâu như: Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị doanh nghiệp số, Chuyển đổi số, ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh… Hết năm thứ II, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí công việc: nhân viên kinh doanh, chuyên viên phân tích kinh doanh, chiến lược, thị trường, marketing online,…
Năm thứ III, sinh viên có khả năng làm chủ kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm ở cả ba khối kiến thức nền tảng và chuyên môn sâu về kinh tế, công nghệ thông tin ứng dụng, và ứng dụng các công cụ toán thống kê kinh tế vào hoạt động nghề nghiệp và làm chủ hoạt động kinh doanh, sẵn sàng khởi nghiệp trên nên tảng số.
Sinh viên ngành Kinh tế số trường Đại học Đại Nam được đảm bảo 100% ra trường có việc làm đúng chuyên môn.
3. Hệ sinh thái học tập 6 giá trị cốt lõi giúp người học phát triển toàn diện và hạnh phúc trong quá trình theo học tại trường
Thứ nhất, chương trình đào tạo dạy kiến thức cốt lõi nhưng tiên tiến, rèn luyện tính tự học của sinh viên; trải nghiệm tối đa giữa học và hành tại doanh nghiệp giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt kiến thức, có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Thứ hai, giảm áp lực thi cử bằng các hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt phù hợp năng lực người học và yêu cầu xã hội. Từng bước ứng dụng công nghệ để sinh viên có thể học và thi mọi lúc, mọi nơi bằng máy tính và smartphone.
Thứ ba, hỗ trợ học bổng cho sinh viên đạt kết quả cao trong học tập – rèn luyện và hỗ trợ tài chính khi sinh viên trải nghiệm, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
Thứ tư, sinh viên được học tập, rèn luyện kỷ luật và thái độ tích cực thông qua chương trình Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường.
Thứ năm, sinh viên được lựa chọn các môn thể thao yêu thích để rèn luyện sức khoẻ và thói quen rèn luyện sức khoẻ suốt đời.
Thứ sáu, Trung tâm “Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên” của Nhà trường hỗ trợ 100% sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường.
Bên cạnh đó, các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, hệ thống doanh nghiệp liên kết đào tạo… cũng được Đại học Đại Nam đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển để đảm bảo chất lượng đào tạo của chương trình rút ngắn.
03 phương thức xét tuyển vào ngành Kinh tế số trường Đại học Đại Nam
Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 50 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kinh tế số theo 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY