06/04/2023

5731

Kinh tế số - ngành học nói không với thất nghiệp

Kinh tế số là xu hướng tất yếu trong thời kỳ bùng nổ của cuộc Cách mạng 4.0. Năm 2019, nhân lực chính của ngành Kinh tê số đóng góp 12 tỷ đô cho nền kinh tế cả nước. Dự kiến con số này trong vào năm 2025 là 43 tỷ đô. Là một trong những ngành học đón đầu xu hướng nhưng ngành Kinh tế số lại đang rơi vào tình trạng “khát” nhân lực trầm trọng. Do đó, khi theo đuổi ngành học này, sinh viên hoàn toàn yên tâm “có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp”.

Kinh tế số là gì?

Kinh tế số là nền kinh tế sử dụng kiến thức, thông tin được số hóa để phân bổ nguồn lực, năng suất, góp phần tăng trưởng kinh tế chất lượng cao.

Kinh tế số được hiểu đó là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,…) mà công nghệ số được áp dụng. Nói cách khác, Kinh tế số là nền kinh tế sử dụng kiến thức, thông tin được số hóa để phân bổ nguồn lực, năng suất, góp phần tăng trưởng kinh tế chất lượng cao. Trong xã hội hiện đại với sự phát triển vượt bậc về công nghệ, Kinh tế số trở thành xu hướng tất yếu trong nên kinh tế của tất cả các quốc gia.

Ngành Kinh tế số có cơ hội nghề nghiệp cao

Kinh tế số là xu hướng tất yếu trong thời kỳ bùng nổ của cuộc Cách mạng 4.0. Điều này yêu cầu cần có nguồn nhân lực kinh tế số có đủ năng lực để xây dựng và quản lý các mô hình sản xuất, kinh doanh trên nền tảng công nghệ tiên tiến, phát triển chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này tại Việt Nam hiện nay rất khan hiếm và tình trạng này dự báo còn kéo dài. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các cử nhân ngành Kinh tế số sau khi ra trường.

Kinh tế số là ngành học đón đầu xu hướng của thời đại.

Cử nhân ngành Kinh tế số làm gì? Ở đâu?

Với đặc thù trên, cử nhân kinh tế số sẽ có vô vàn cơ hội làm việc sau khi ra trường, như:

  •  Cán bộ, chuyên viên làm việc tại bộ phận của các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động hoặc liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, số hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp số hóa, tài chính số và kinh doanh số, làm việc trong doanh nghiệp số, triển khai các giải pháp số hóa doanh nghiệp.
  • Chuyên gia lập dự án và lập kế hoạch về chuyển đổi số, an toàn và bảo mật thông tin kinh tế tại các Bộ, Ngành, các ngân hàng, các công ty tài chính.
  •  Chuyên gia tư vấn các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu.

  •  Chuyên gia quản lý thương mại, quản lý hệ thống kinh doanh trực tuyến, quản lý kênh phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất, các tập đoàn kinh tế.
  • Chuyên gia hoặc quản lý các doanh nghiệp cung cấp giải pháp kinh doanh trên nền tảng số.
  • Chuyên gia quản trị website cho các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Cán bộ nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu, Sở, Ban, Ngành
  • Giảng viên tại các trường đại học, học viện, cao đẳng.

Mức lương hấp dẫn

Mức lương của ngành Kinh tế số tương đối cao, đối với sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương từ 8 - 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn từ 30 - 50 triệu đồng/ tháng.

Tại sao nên học ngành Kinh tế số tại Đại học Đại Nam

  • Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại; trang bị hệ thống máy móc phục vụ thực hành, thực chiến của sinh viên.
  • Đội ngũ giảng viên giỏi, cán bộ phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm với sinh viên.

Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi yêu cầu học tập, thực hành.

  • Chương trình đào tạo hiện đại trang bị cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, sinh viên chủ động tự học, có thể học tập mọi lúc, mọi nơi.
  • Thời gian học tập tại trường là 3 năm/khóa, học 3 học kỳ/năm, giúp sinh viên ra trường và có việc làm sớm.
  • Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về Kiến thức chuyên môn - Kỹ năng nghề nghiệp - Ngoại ngữ - CNTT - Kỹ năng mềm - Thái độ sống chuẩn mực - Tính kỷ luật - Thói quen rèn luyện sức khỏe suốt đời.
  • Sinh viên được học tập thông qua trải nghiệm gắn với các dự án thực tế; được trải nghiệm, thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam là đối tác chiến lược của Đại học Đại Nam.

Đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, tâm huyết với nghề.

  • Giảm áp lực thi cử bằng nhiều hình thức linh hoạt đánh giá năng lực người học.
  • Hệ thống cố vấn học tập và hệ thống cố vấn học tập AI chuyên nghiệp, hiện đại đồng hành, luôn sẵn sàng giúp đỡ sinh viên.
  • Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao, nhiều ngành 100% sinh viên có việc làm từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường.
  • Môi trường học tập minh bạch, chất lượng và hiệu quả.
  • Đa dạng các hoạt động ngoại khóa kết nối sinh viên với cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa - xã hội.
  • Ngành Kinh tế số của Trường Đại học Đại Nam được xây dựng dựa phương châm giáo dục thực hành, thực chiến phù hợp với xu thế giáo dục hiện nay, được đánh giá cao bởi các chuyên gia, doanh nghiệp.

  • Sinh viên được học các kiến thức về: Công nghệ số và kinh tế. Kiến thức công nghệ số là kiến thức về công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế. Kiến thức kinh tế là kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, thương mại điện tử.

4 phương thức xét tuyển vào ngành Kinh tế số trường Đại học Đại Nam:

  • Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển. Thí sinh phải tốt nghiệp THPT và có kết quả thi đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng do trường quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT.
  • Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.
  • Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.

ĐĂNG KÝ NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN: TẠI ĐÂY

 

PGS.TS Trương Đức Thao - Trưởng khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số