Với mô hình đào tạo "giảng đường - doanh nghiệp", trường Đại học Đại Nam (DNU) đã tạo cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và sinh viên. Các doanh nghiệp được trực tiếp “thẩm định” nguồn nhân lực và quyết định “mời” hơn 220 sinh viên ngành Kinh tế số, Thương mại điện tử DNU đến thực tập có hưởng lương.
Vì sao sinh viên trường Đại học Đại Nam được doanh nghiệp chủ động “mời” đến thực tập?
Nhận thức được tầm quan trọng của thực hành – thực chiến trong đào tạo, khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS) không ngừng mở rộng hợp tác doanh nghiệp; đưa doanh nghiệp vào trường chia sẻ, kèm cặp và “thẩm định” sinh viên; đưa sinh viên xuống doanh nghiệp thực tập và làm việc như nhân viên chính thức vào mỗi dịp hè hàng năm.
Qua các hoạt động trải nghiệm thực tế, thực tập tại doanh nghiệp, các cuộc thi chuyên môn, sinh viên khoa TMĐT&KTS được nhiều “ông lớn kinh doanh trên nền tảng số” đánh giá cao về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã chủ động mời sinh viên đến thực tập có hưởng lương; tạo điều kiện tuyển dụng và tiếp nhận sinh viên DNU vào làm việc ngay từ khi hết năm 2, năm 3.
Ông Cao Xuân Hồng – Tổng giám đốc công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Trust Nation nhận định: “Ít có nhóm sinh viên nào vừa có kiến thức, kỹ năng, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả như sinh viên TMĐT trường Đại học Đại Nam.”.
Năm 2023, Trust Nation đã tiếp nhận thực tập và "chiêu mộ" 3 sinh viên K15 ngành TMĐT về làm việc. Năm nay, công ty tiếp tục “đón” 25 sinh viên đến thực tập có hưởng lương.
Gần 200 sinh viên (K15, K16) còn lại được phân bổ thực tập tại Công ty TNHH giải pháp phát triển doanh nghiệp iViet (iViet Solutions), CTCP tư vấn và phát triển Thương mại điện tử Eco Academy, Công ty TNHH STI Việt Nam, CTCP EcomGroup, Công ty TNHH Rosa Bonita, CTCP Công nghệ Atosa, CTCP Luka Group, Công ty TNHH Truyền thông Trực tuyến Comme, Công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông Byscom, Công ty TNHH Sbooks Hà Nội, Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Toàn cầu Đông Tài… và hơn 40 doanh nghiệp đối tác của Khoa.
Đặc biệt, thông qua cuộc thi “Đột phá kinh doanh số - DBIC 2024”, nhiều sinh viên năm nhất đã được các doanh nghiệp nhận vào làm việc có lương.
Sinh viên được gì khi đi thực tập tại doanh nghiệp?
Với sự kết nối của nhà trường, sinh viên có nhiều lợi thế khi đi thực tập tại doanh nghiệp:
- Được hướng dẫn và đào tạo bởi các chuyên gia, nhân sự giỏi trong lĩnh vực kinh doanh số và TMĐT.
- Trải nghiệm thực tế tại nhiều vị trí quan trọng trong ngành TMĐT như khởi tạo, vận hành, chăm sóc và phát triển gian hàng trên sàn thương mại điện tử; Digital Marketing; Livestream; Xây dựng kênh bán hàng; Dịch vụ kho bãi/đóng gói hàng hóa; Booking KOL/KOC; Tư vấn bán hàng; Thiết kế mẫu hộp/logo/bao bì mới cho sản phẩm; Xây dựng kế hoạch truyền thông cho sản phẩm, khảo sát nhu cầu sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng sản phẩm trên nền tảng số…
- Được Nhà trường và doanh nghiệp hỗ trợ về tài chính, có thể hưởng mức lương từ 5 – 10 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào vị trí công việc và mức độ hoàn thành công việc.
- Được rèn luyện kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, khả năng thích nghi, giải quyết vấn đề,... để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động trong thời đại số.
- Được các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng ngay sau kỳ thực tập và sau khi tốt nghiệp.
Theo khảo sát của Khoa TMĐT&KTS, 65% sinh viên học hết năm 3 đã có việc làm (30% có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng), 59% sinh viên học hết năm 2 cũng đã có việc làm.
Với mục tiêu đảm bảo 100% sinh viên ra trường có việc làm và thu nhập tốt, Khoa TMĐT&KTS đang tiếp tục đẩy mạnh mô hình đào tạo giảng đường – doanh nghiệp để sinh viên được thực hành, thực tập ngay từ năm nhất và xuyên suốt trong cả khoá học.
Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 250 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Thương mại điện tử (mã ngành: 7340122), 100 chỉ tiêu ngành Kinh tế (mã ngành: 7310101), 50 chỉ tiêu ngành Kinh tế số (mã ngành: 7310109), 50 chỉ tiêu ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh (mã ngành: 7340125).
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY
BTT