TS. Trương Đức Thao - Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh Đại học Đại Nam
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đến cuối năm 2020 Việt Nam có khoảng 810.000 doanh nghiệp. Mục tiêu đến năm 2025 cả nước sẽ có khoảng 1,3-1,5 triệu doanh nghiệp. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các doanh nghiệp phần nào phản ánh môi trường kinh doanh sôi động và quy mô nền kinh tế đang được mở rộng tại Việt Nam. Đó cũng chính là lý do vì sao ngày càng có nhiều bạn trẻ năng động lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh để học tập ở bậc đại học. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng nắm được học Quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp sẽ làm công việc gì và có mức lương bao nhiêu?
Học Quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Để trả lời câu hỏi này, trước hết các bạn sinh viên cần có cái nhìn tổng thể về các bộ phận cấu thành một doanh nghiệp.
Tùy theo đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có các bộ phận khác nhau. Một số bộ phận cơ bản và phổ biến có thể kể đến, như: Bộ phận kinh doanh, bộ phận kỹ thuật sản xuất, bộ phận tài chính - kế toán, bộ phận hành chính quản trị, bộ phận marketing… Các bộ phận trên có vai trò, chức năng khác nhau nhưng cùng chung mục đích là tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.
Chính vì sự đa dạng của các bộ phận cấu thành doanh nghiệp, các Cử nhân Quản trị kinh doanh có thể lựa chọn những vị trí công việc phù hợp với điểm mạnh cũng như sở thích của mình.
Một số công việc phổ biến các bạn có thể quan tâm, gồm: quản lý xuất khẩu, Marketing, quản lý Logistics và chuỗi cung ứng, quản lý nhân sự, hành chính tổ chức, Phát triển kinh doanh (kinh doanh trực tuyến hoặc ngoại tuyến), phát triển sản phẩm và dịch vụ, quản lý dự án / đổi mới trong phát triển công nghệ, khởi nghiệp với dự án khả thi và bền vững bằng tiềm năng thực tế…
Mức lương sau khi tốt nghiệp của Cử nhân Quản trị kinh doanh là bao nhiêu?
Theo thống kê của một số trang web chuyên về tuyển dụng, lương cơ bản của sinh viên mới tốt nghiệp Quản trị kinh doanh thường dao động từ khoảng 8 - 17 triệu/tháng. Tại những vị trí chuyên môn sâu, hoặc trong môi trường doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài, con số này còn cao hơn nhiều.
Bên cạnh mức lương tương đối cạnh tranh nói trên, một số ngành nghề như nhân viên kinh doanh, chuyên viên dự án … còn được thưởng theo doanh số bán hàng. Điều đó dẫn đến thu nhập tổng của một số ví trí trong lĩnh vực quản trị kinh doanh có thể rất cao so với mặt bằng chung.
Chưa kể nếu làm chủ một doanh nghiệp thì mức lương bao nhiêu là tùy thuộc vào ý chí của bạn. Bạn mong muốn thế nào và phấn đấu ra sao để đạt được mục tiêu đó. Ý chí đó chắc chắn bạn cũng sẽ được truyền đạt tại Đại học Đại Nam!...
05 điểm khác biệt trong đào tạo Cử nhân Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Đại Nam
Cùng với Y khoa, Dược học, Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các ngành ngôn ngữ Anh – Trung – Hàn – Nhật, Quản trị kinh doanh được Trường Đại học Đại Nam xác định là ngành đào tạo trọng tâm, mũi nhọn.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI ĐÂY
Chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị kinh doanh định hướng ứng dụng cho phép sinh viên làm chủ kết quả học tập của mình trong từng giai đoạn.
Năm đầu tiên sinh viên nắm vững cơ sở lý luận vững chắc về kinh doanh và quản lý.
Năm thứ hai, sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên ngành căn bản thông qua các khóa học và dự án cự thể.
Năm thứ ba, sinh viên tiếp tục được trải nghiệm các khoa học và dự án cụ thể liên quan đến chuyên môn nâng cao.
Năm thứ 4, sinh viên được đào sâu kiến thức và trau dồi kỹ năng để ứng dụng trong các tình huống kinh doanh thực tế khác nhau.
Kết thúc khóa học, sinh viên có thể tự tin tham gia thị trường lao động tại các doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty vận tải, công ty tư vấn và tổ chức phi chính phủ…
Cấu trúc chương trình đào tạo của khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Đại Nam được phân bổ theo tỷ lệ 40% học lý thuyết; 50% làm việc nhóm, làm dự án và thực tế doanh nghiệp; 10% học huấn luyện trực tiếp từ giảng viên, chuyên gia liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp sinh viên định hướng lựa chọn.
Đặc biệt, chương trình đào tạo có tính liên thông quốc tế. Sinh viên học tập tại trường hết năm thứ 2 được công nhận tín chỉ tích lũy để chuyển tiếp học tập những năm tiếp theo tại những trường danh tiếng trong khu vực và trên thế giới như:
- Trường Đại học Saxion, Hà Lan.
- Trường Đại học Sun Moon, Hàn Quốc.
- Trường Đại học Quốc lập Khoa học và Công nghệ Cao Hùng, Đài Loan
- Trường Đại học Nghĩa Thủ, Đài Loan.
- Trường Đại học Triều Dương, Đài Loan.
- Trường Đại học Công nghệ Nam Đài, Đài Loan.
Theo thống kê 91,2% sinh viên ngành Quản trị kinh doanh DNU có việc ngay sau khi tốt nghiệp. Tỷ lệ này còn được nâng cao trong nhưng năm tới khi Khoa là đơn vị điều hành chính Trung tâm nghiên cứu phát triển và hợp tác doanh nghiệp tại Đại học Đại Nam.
Đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình Quản trị Kinh doanh giàu kinh nghiệm giảng dạy và thực tế, đủ năng lực đảm bảo cho sự thành công của chương trình đào tạo.
Các phương thức xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh Trường Đại học Đại Nam
Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2021.
Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển
Phương thức thứ 2: Xét tuyển học bạ Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI ĐÂY