24/04/2024

2842

Top 10 lý do nên học ngành Ngôn ngữ Nhật Bản tại trường Đại học Đại Nam

Với lợi thế cơ hội việc làm lớn, chế độ đãi ngộ tốt, lĩnh vực công việc đa dạng, có thể học tập và làm việc xuyên biên giới, mức thu nhập cao, khả năng phát triển bản thân không giới hạn,… ngành Ngôn ngữ Nhật ngày càng có sức hút mạnh mẽ với GenZ. Dưới đây là top 10 lý do nên học ngành Ngôn ngữ Nhật Bản trường Đại học Đại Nam.

Ngành Ngôn ngữ Nhật có sức hút mạnh mẽ với GenZ.

Thông tin tổng quan

- Tên chương trình đào tạo (tiếng Việt): Ngôn ngữ Nhật.

- Tên chương trình đào tạo (tiếng Anh): Japanese Language.

- Mã ngành đào tạo: 7220209.

- Trình độ đào tạo: Cử nhân.

- Thời gian đào tạo: 3,5 năm.

- Hình thức đào tạo: Chính qui.

- Tên văn bằng (tiếng Việt): Cử nhân ngành Ngôn ngữ Nhật.

- Tên văn bằng (tiếng Anh): The Degree of Bachelor in Japanese Language.

- Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Nhật.

- Trường/Đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Đại Nam.

- Tên khoa thực hiện chương trình đào tạo: Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản.

- Chương trình đào tạo đối sánh: Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Nhật Bản và Trường Đại học Hà Nội.

Ngành Ngôn ngữ Nhật là gì?

Ngành Ngôn ngữ Nhật là ngành học trang bị cho người học kiến thức vững chắc và sâu rộng về Ngôn ngữ Nhật. Ngoài ra, sinh viên được cung cấp thêm các kiến thức: Địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế-xã hội, giáo dục, văn học…

Cử nhân ngành Ngôn ngữ Nhật sử dụng được thành thạo tiếng Nhật  (tương đương bậc 5/6 khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam; tương đương JLPT N2) trong dịch thuật, thương mại, giảng dạy tiếng Nhật và lĩnh vực chuyên môn khác có sử dụng tiếng Nhật.

Ngành Ngôn ngữ Nhật học gì?

Theo học ngành ngôn ngữ Nhật tại trường Đại học Đại Nam, sinh viên được trang bị những kiến thức nền tảng, chuyên sâu về ngôn ngữ - văn hóa Nhật Bản.

Ngoài thành thạo các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng Nhật, người học còn được trang bị thêm kiến thức chuyên ngành biên phiên dịch, thương mại, giảng dạy, và nhiều kiến thức bổ trợ khác như tiếng Nhật du lịch, tiếng Nhật báo chí, quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản,… để có thể làm việc trong các lĩnh vực khác nhau có sử dụng tiếng Nhật.

Người học còn được trang bị bài bản về kỹ năng mềm cơ bản, kỹ năng mềm nâng cao, năng lực CNTT, thái độ tích cực, tính kỷ luật và thói quen rèn luyện sức khoẻ suốt đời…

Đặc biệt, trong quá trình học, người học còn được rèn luyện các nguyên tắc giao tiếp, ứng xử và thái độ làm việc chuyên nghiệp của người Nhật để có thể hòa nhập tốt khi làm việc tại các công ty Nhật Bản cũng như môi trường làm việc mang tính quốc tế.

Ngành Ngôn ngữ Nhật trường Đại học Đại Nam là một trong những ngành có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển lớn trong mỗi mùa tuyển sinh đại học.

Nét khác biệt trong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Nhật của trường Đại học Đại Nam

- Phương châm đào tạo: Đào tạo người học có kiến thức chuyên môn vững chắc và sâu rộng về Ngôn ngữ Nhật; có năng lực tự chủ, năng lực nghiên cứu và các kỹ năng giúp người học thích ứng với môi trường làm việc quốc tế.

- Mục tiêu đào tạo: Cử nhân ngành Ngôn ngữ Nhật sử dụng thành thạo tiếng Nhật theo các định hướng Biên phiên dịch, Tiếng Nhật thương mại, Giảng dạy tiếng Nhật và lĩnh vực chuyên môn khác có sử dụng tiếng Nhật; có kỹ năng ứng xử văn hóa Nhật Bản, tư duy phản biện độc lập, kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, làm việc nhóm, có thể tạo việc làm cho mình và cho người khác.

- Chương trình đào tạo: 3,5 năm (học 3 kỳ/năm) giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, tham gia sớm vào thị trường lao động.

Chương trình đào tạo đảm bảo cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng có giá trị cốt lõi, bám sát nhu cầu của xã hội và xu hướng chung toàn cầu. Người học có thể lựa chọn 03 định hướng chuyên ngành để theo hoc, gồm: Tiếng Nhật thương mại; Biên - phiên dịch tiếng Nhật và Giảng dạy tiếng Nhật.

Ngoài ra, ngành Đông Phương học của Khoa cũng là lựa chọn giúp các bạn sinh viên khám phá về đất nước và con người Nhật Bản với cơ hội nghề nghiệp cao.

Đội ngũ giảng dạy là ai?

Đội ngũ giảng viên giỏi, năng động, nhiệt huyết với sinh viên.

100% giảng viên có trình độ từ Thạc sĩ trở lên, được đào tạo bài bản, chuyên sâu từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước.

Phần lớn giảng viên đều có thời gian học tập ngắn hạn, Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Nhật Bản và có kinh nghiệm thực chiến tại các doanh nghiệp Nhật Bản.

  Họ và tên Học hàm, học vị Chức danh
1 Vũ Thúy Nga Tiến sĩ Trưởng Khoa
2 Hoàng Anh Thi PGS.TS Giảng viên cơ hữu
3 Nguyễn Chí Hòa PGS.TS Giảng viên cơ hữu
4 Trần Thị Chung Toàn PGS.TS Giảng viên cơ hữu
5 Lê Hoàng Tiến sĩ Giảng viên cơ hữu
6 Nguyễn Thị Minh Hương Tiến sĩ Giảng viên cơ hữu
7 Lê Thanh Phương Thạc sĩ Giảng viên cơ hữu
8 Lê Thị Thu Trang Thạc sĩ Giảng viên cơ hữu
9 Bùi Hùng Mạnh Thạc sĩ Giảng viên cơ hữu
10 Nguyễn Thị Thúy Hiền Thạc sĩ Giảng viên cơ hữu
11 Nguyễn Thị Thanh Tuyết Thạc sĩ Giảng viên cơ hữu
12 Lê Văn Dồng Thạc sĩ Giảng viên cơ hữu
13 Nguyễn Diệu Linh Thạc sĩ Giảng viên cơ hữu
14 Hatta Yuji Nguyên Giám đốc doanh nghiệp tại Nhật Chuyên gia Nhật Bản
15 Phạm Thị Chiên HVCH Giảng viên thực hành
16 Nguyễn Lưu Hà Trang HVCH Giảng viên thực hành
17 Đặng Thị Thùy Linh HVCH Giảng viên thực hành
18 Trần Thu Hà HVCH Giảng viên thực hành
19 Trần Thị Hoàng Oanh HVCH Giảng viên thực hành
20 Đào Thúy Hằng Tiến sĩ Giảng viên thỉnh giảng
21 Chu Thị Phong Lan Tiến sĩ Giảng viên thỉnh giảng
22 Khương Quỳnh Anh Thạc sĩ Giảng viên thỉnh giảng
23 Nguyễn Thị Lan Anh Tiến sĩ Giảng viên thỉnh giảng
24 Kuriko Shinozaki Tiến sĩ Giảng viên thỉnh giảng
25 Nguyễn Phương Thúy Tiến sĩ Giảng viên thỉnh giảng
26 Đặng Thị Minh Thạc sĩ Giảng viên thỉnh giảng
27 Nguyễn Thị Đăng Thu Thạc sĩ Giảng viên thỉnh giảng
28 Lê Thị Thu Trang Thạc sĩ Giảng viên thỉnh giảng
29 Tachibana Kayoko Thạc sĩ Giảng viên thỉnh giảng

Sinh viên được trải nghiệm những gì trong quá trình học tập?

Môi trường đại học năng động, hiện đại.

- Chương trình thực tập nghề nghiệp hưởng lương tại Nhật Bản từ 06 tháng - 12 tháng cho sinh viên từ năm thứ 2 đạt trình độ tiếng Nhật tương đương JLPT N3.

- Tham gia các hoạt động giao lưu ngôn ngữ - văn hóa với sinh viên các trường Đại học đến từ Nhật Bản, như: Đại học Ngoại ngữ Osaka, Đại học Kyoto Tachibana, v.v ...

- Cuộc thi hùng biện tiếng Nhật dành cho sinh viên ngành tiếng Nhật do các trường, đơn vị trong và ngoài nước phối hợp tổ chức.

- Tham gia các trại kĩ năng mềm, khóa tập huấn kĩ năng phỏng vấn, viết CV xin việc tại các công ty Nhật Bản.

Trải nghiệm đất nước, con người và văn hoá Nhật Bản.

- Tham gia các hoạt động trải nghiệm kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, tự tin trước đám đông: sinh viên thanh lịch, Ms & Mr Sakura, …

- CLB tăng cường hoạt động trải nghiệm Ngôn ngữ - Văn hóa Nhật Bản: nhảy Yosaikoi, ẩm thực Nhật, Yukata, Origami, thư pháp, Kimono… và hơn 30 CLB giúp sinh viên phát huy tối đa năng lưc, sở trường và lưu giữ khoảng thời gian thanh xuân tươi đẹp.

- Tham gia Nghiên cứu khoa học: Nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường hiểu biết và khả năng thực hiện một báo cáo chuyên nghiệp.

- Đa dạng các hoạt động phong trào giúp phát triển toàn diện bản thân: Tấm bánh nghĩa tình, Hội trại truyền thống, Đông ấm yêu thương, mùa hè xanh…

Chuẩn đầu ra theo năng lực

- Năm thứ I, ngoài các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị pháp luật, công nghệ thông tin hiện đại, kỹ năng mềm,… sinh viên được học tiếng Nhật trình độ Sơ cấp và giai đoạn đầu trình độ Trung cấp.

Hết năm thứ I, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc văn phòng đơn giản trong các doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng tiếng Nhật.

- Năm thứ II, sinh viên sẽ có 03 học kỳ bổ sung các học phần môn chung, ngoại ngữ 2 (tiếng Anh, tiếng Trung hoặc tiếng Hàn) và tiếp tục trau dồi ngôn ngữ Nhật. Sinh viên sẽ được học tiếng Nhật trình độ Trung cấp và Cao cấp. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được học các kiến thức bổ trợ và lựa chọn định hướng học tiếng Nhật theo chuyên ngành phù hợp sở thích, năng lực. Sinh viên cũng được học các kỹ năng thực hành nghề nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, giải quyết các vấn đề phức tạp, đánh giá sản phẩm công việc về biên phiên dịch, kinh doanh thương mại, và giảng dạy tiếng Nhật.

Hết năm thứ II, sinh viên có thể làm biên phiên dịch, xử lý công việc có sử dụng tiếng Nhật liên quan đến nghiệp vụ thương mại hoặc giảng dạy v.v…  tại các doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng tiếng Nhật. Sinh viên cũng có thể tham gia phỏng vấn đi Intership có lương 6 tháng – 1 năm tại Nhật.

Chuẩn đầu ra theo từng năm học giúp sinh viên có lộ trình học tập rõ ràng, hiệu quả.

- Năm thứ III, sinh viên sẽ tập trung học các học phần chuyên sâu theo định hướng đã chọn, hoàn thiện tiếng Nhật để đạt chuẩn đầu ra tiếng Nhật tương đương bậc 5/6 (tương đương JLPT N2).

Với kiến thức nền tảng của các môn chung và trình độ tiếng Nhật tương đương bậc 5/6 và kiến thức chuyên ngành học được ở năm thứ III, sinh viên có thể tham gia thực tập hướng nghiệp, thực tập tốt nghiệp liên quan đến định hướng học tại các doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng tiếng Nhật. Sinh viên cũng có thể tham gia phỏng vấn đi Intership có lương 6 tháng – 1 năm tại Nhật.

- Học kỳ cuối cùng, sinh viên hoàn thiện các học phần chuyên ngành, hoàn thiện chứng chỉ tiếng Nhật để đảm bảo chuẩn đầu ra tiếng Nhật tương đương bậc 5/6 theo khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Sinh viên cũng sẽ viết và báo cáo khóa luận tốt nghiệp nếu đạt trình độ yêu cầu hoặc học các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp. 

Với kiến thức nền tảng của các môn chung và trình độ tiếng Nhật tương đương bậc 5/6 và kiến thức chuyên ngành học được ở năm cuối Đại học, sinh viên hoàn toàn có thể tham gia làm việc liên quan đến định hướng học tại các doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng tiếng Nhật.

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật thực hành, thực tập ở đâu?

- Tại các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo tiếng Nhật trong nước và đi Intership tại Nhật.

- Sinh viên năm 2 trở lên có trình độ tiếng Nhật tương đương N3 sẽ có cơ hội được đi thực tập hưởng lương tại Nhật Bản từ 6 tháng – 12 tháng tại các doanh nghiệp là đối tác của Khoa như: Công ty TNHH Sekai Jinzai, Khách sạn Hirado Kaijo, Tập đoàn khách sạn KPG Hotel & Resort, Công ty TNHH H&S, Các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản VBJA…

- Trong quá trình học sinh viên sẽ được tham gia các chương trình thực tập thực tế, kiến tập, tham quan trải nghiệm từ 3-7 ngày tại các doanh nghiệp và tập đoàn lớn của Nhật tại Việt Nam.

Đại học Đại Nam tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo Nhật Bản để đưa sinh viên đi thực tập, trải nghiệm có hưởng lương tại Nhật Bản.

Danh sách các cơ sở thực tập ngành Ngôn ngữ Nhật

STT Tên cơ sở thực tập Số lượng tiếp nhận Thời gian thực tập Vị trí thực tập
1 Công ty TNHH JLAN Việt Nam 25 1-3 tháng Nhân viên thương mại quốc tế
2 Công ty CP Tư vấn du học và thương mại Giang Anh Group 25 1-3 tháng

Giáo viên

tiếng Nhật

3 Công ty CP Hợp tác quốc tế Vinayuuki 15 1-3 tháng

Giáo viên

tiếng Nhật

4 Công ty TNHH Dịch Vụ Giáo Dục Minh Hiền 20 1-3 tháng

Giáo viên

tiếng Nhật

5 Công ty TNHH Haruka 15 1-3 tháng

Phiên dịch viên

6 Công ty TNHH EOE 10 1-3 tháng Nhân viên thương mại quốc tế
7 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mặt trời Việt 10 1-3 tháng Hướng dẫn viên, lữ hành

Cơ hội việc làm như thế nào?

Cử nhân ngành Ngôn ngữ Nhật, trường Đại học Đại Nam có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:

VT01. Biên - Phiên dịch viên/Biên tập viên/ Phóng viên

  • Biên - phiên dịch viên làm việc cho các tổ chức nhà nước như ngoại giao, kinh tế, giáo dục, du lịch, văn hóa, xã hội hoặc các doanh nghiệp, tư nhân trong và ngoài nước v.v…
  • Biên tập viên làm việc tại các Nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Việt và/ hoặc tiếng Nhật. Phóng viên báo đài truyền thông v.v…
  • Cộng tác viên làm việc tại các văn phòng công chứng.

VT02: Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại

  •  Chuyên viên/nhân viên làm việc cho các cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân, phụ trách công việc liên quan đến đối ngoại, quản lý quan hệ doanh nghiệp, xuất-nhập khẩu, đàm phán, ký kết, theo dõi thực hiện hợp đồng; quản lý dự án, và marketing.

VT03: Giáo viên tiếng Nhật/Nghiên cứu viên

  • Giáo viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo tiếng Nhật;
  • Nghiên cứu viên làm việc tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản v.v…

VT04: Nhân lực làm việc trong lĩnh vực thương mại và lĩnh vực khác có sử dụng tiếng

Nhật như xuất-nhập khẩu, đàm phán, ký kết, theo dõi thực hiện hợp đồng; quản lý dự án, marketing, du lịch v.v...

Mức lương sau khi tốt nghiệp bao nhiêu?

Mức lương của ngành Ngôn ngữ Nhật sẽ phụ thuộc vào vị trí làm việc cũng như năng lực, kỹ năng chuyên môn của mỗi người ra sao. Với việc học ngôn ngữ Nhật thì chưa cần học hết 4 năm đại học sinh viên đã có thể ra làm việc với mức thu nhập khá ổn định.

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật Bản sau khi tốt nghiệp có thể đạt mức lương lên đến 34 triệu đồng/tháng.

Đối với các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì bạn sẽ nhận mức lương trung bình khoảng từ 500 - 800 USD/tháng (tương đương 11 - 17 triệu VNĐ/tháng).

- Đối với những cá nhân có kinh nghiệm làm việc ở mức quản lý, trợ lý thì mức lương trung bình khoảng từ 1000 USD/tháng (tương đương 23 triệu VNĐ/tháng).

- Kinh nghiệm từ 3 - 5 năm trở lên thì mức lương trung bình bạn có thể nhận được sẽ là 1500 USD/tháng (tương đương 34 triệu VNĐ/tháng).

Những tố chất phù hợp với ngành Ngôn ngữ Nhật Bản

+ Yêu thích tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản

+ Thích giao tiếp và ham học hỏi

+ Sự năng động, tính cách hướng ngoại

+ Tự tin và bản lĩnh

+ Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc, quản lý thời gian

+ Cần cù, chăm chỉ, kiên trì, nỗ lực 

Đối tác liên kết đào tạo của khoa

- Hiệp hội giáo dục tiếng Nhật JLAN

- Học viện Nhật ngữ GAG

- Trường Nhật ngữ Osaka Minami

- Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản VBJA

- Tập đoàn Khách sạn KPPG Hotel & Resort

- Khách sạn Hirado Kaijo

- Chuỗi khách sạn Hakone Yumoto Onsen Aura Tachibana

- Khách sạn Orihagen Kanko

- Khách sạn Iizaka Jura

- Công ty Cổ phần Sekai Jinzai

- Công ty TNHH H&S, Japan

- Công ty TNHH Kaishi, Japan

Học phí bao nhiêu?

- 39 triệu/năm (3 học kỳ).

- Trường Đại học Đại Nam cam kết không tăng học phí trong suốt khoá học.

Xét tuyển theo những phương thức nào?

+ Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

+ Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

+ Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.

>>>ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY