29/04/2021

3773

Những điều cần biết về khoa Luật Trường Đại học Đại Nam

  1. GIỚI THIỆU CHUNG

Khoa Luật – Trường Đại học Đại Nam được thành lập theo Quyết Định số 452/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trải qua 6 năm xây dựng và phát triển, Khoa Luật đã và đang từng bước khẳng định vị trí, vai trò, sứ mạng của mình.

Đội ngũ lãnh đạo, giảng viên của Khoa Luật đều có trình độ Phó giáo sư, Tiến sỹ và Thạc sỹ giỏi chuyên môn, có kỹ năng sư phạm tốt. Phương pháp dạy và học hiện đại giúp sinh viên củng cố, tổng hợp lại kiến thức đã học trên lớp và phát triển khả năng tư duy, nghiên cứu sáng tạo của bản thân.

Khoa Luật - chuyên ngành Luật kinh tế của Trường Đại học Đại Nam là một trong những khoa lớn mạnh, thu hút sự quan tâm và theo học của đông đảo các bạn trẻ.

Điều kiện học tập hiện đại, chuyên nghiệp, sinh viên được đăng ký tham gia các chương trình phản biện, nghiên cứu khoa học, thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp, văn phòng luật ngay từ năm thứ 2. Sinh viên không chỉ được đào tạo về kiến thức mà còn được đào tạo về kỹ năng mềm, thái độ sống tích cực thông qua các hoạt động ngoại khóa bổ ích.

- Hàng năm có rất nhiều sinh viên đạt học bổng. Tỷ lệ sinh viên đạt học bổng luôn nằm trong TOP cao của Nhà trường.

- Khoa Luật có nhiều công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên được Nhà trường đánh giá cao và có tính ứng dụng thực tế tốt.

- Bên cạnh hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, sinh viên của Khoa còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ngoại khóa và giành nhiều giải thưởng cao.

Kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc với sự phát triển không ngừng của các công ty, doanh nghiệp trong nước và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn lúc nào hết, hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế cần được đảm bảo. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.

Có thể nói, ngành Luật Kinh tế trở thành một ngành nghề không thể thiếu trong xã hội hiện đại, cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, sinh viên ra trường có việc làm đạt tỷ lệ 100%.

  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

-    Mã ngành: 7380107

  • Thời gian đào tạo: 4 năm

-    Văn bằng: Cử nhân Luật kinh tế

-     Khối xét tuyển:

  1. C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
  2. A08: Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân
  3. A09: Toán, Địa lý, Giáo dục công dân
  4. C19: Ngữ Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT KINH TẾ:

  • Kiến thức cơ sở khối ngành: Kinh tế học, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Maketing, Quản trị doanh nghiệp, Logic học…
  • Kiến thức cơ sở ngành: Lý luận Nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật dân sự 1,  Luật dân sự 2, Luật học so sánh.
  • Kiến thức  ngành:, Luật thương mại 1, Luật thương mại 2, Luật lao động, Luật tài chính, Luật ngân hàng, Luật đất đai, Luật môi trường, Luật cạnh tranh, Luật sở hữu trí tuệ, Luật tố tụng dân sự.
  • Kiến thức chuyên ngành: Luật Quốc tế, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật hôn nhân và gia đình, Pháp luật cộng đồng ASEAN, Kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp luật, Luật đầu tư, Luật thương mại Quốc tế, Luật chứng khoán, Tâm lý học tư pháp, Tiếng anh chuyên ngành.
  • Các môn kỹ năng: Pháp luật hợp đồng trong kinh doanh, Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Thực hành pháp luật, Kỹ năng giải quyết các tranh chấp lao động…
  1. ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NGÀNH LUẬT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

Ngành Luật Kinh tế được Trường Đại học Đại Nam đào tạo từ năm 2015, thu hút đông sinh viên theo học ngay từ những năm đầu, nét khác biệt đào tạo ở đây là đào tạo ứng dụng và thực tiễn. Kết hợp lý thuyết với các hoạt động mô phỏng, thực hành, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên bằng các phiên tòa giả định, ngày hội pháp luật, tham gia phiên tòa thực tế qua sinh hoạt Câu lạc bộ Luật Khoa của sinh viên hàng tháng.

Buổi thảo luận chuyên đề về “Những điểm đổi mới về Hiến pháp 2013” tại thư viện Trường Đại học Đại Nam.

  1. Đội ngũ lãnh đạo khoa Luật có kinh nghiệm đào tạo Luật hơn 30 năm. Hiện tại, Luật Kinh tế được xác định là một ngành đào tạo quan trọng của Trường, với cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên.
  2. Ngoài nội dung và kỹ năng chuyên ngành, chương trình đào tạo chú trọng giảng dạy tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành, đào tạo kỹ năng mềm, tin học, giúp sinh viên Luật khi ra trường có thể sử dụng tiếng Anh và ứng dụng công nghệ thông tin vững vàng trong hoạt động nghề nghiệp.
  3. Tổ chức các buổi tọa đàm định hướng nghề nghiệp ngay từ những ngày đầu năm học, để tân sinh viên định hướng nghề nghiệp, phần nào giúp sinh viên tự đặt ra kế hoạch học tập riêng cho bản thân cũng như trang bị kiến thức trong quá trình học tập để phục vụ công việc sau này.
  4. Chương trình đào tạo chú trọng tính ứng dụng thực tiễn giúp sinh viên phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn thông qua hoạt động “mô phỏng”, tham dự các phiên tòa thực tế tại các tòa án (Tòa án Tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố, Quận huyện,…), tham quan Văn phòng Quốc hội, thực tập tại các văn phòng Luật, Văn phòng công chứng, các công ty Luật, các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, UBND các cấp, các trung tâm hướng nghiệp trên địa bàn cả nước… để các sinh viên hình dung cách làm việc của mình trong tương lai.

Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm định hướng nghề nghiệp ngay từ những ngày đầu năm học

Các chương trình học thuật, NCKH sinh viên luôn được Khoa Luật chú trọng nhằm giúp các bạn sinh viên vừa vui học, vừa nghiên cứu, áp dụng được những kiến thức vào thực tế.

Sinh viên tham gia trại Kỹ năng mềm.

HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CỦA SINH VIÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Bên cạnh kiến thức và kỹ năng hành nghề Luật, Khoa cũng như nhà trường đã chú trọng tới việc đào tạo đạo đức và thái độ của các cử nhân Luật tương lai đối với xã hội, tổ chức các hoạt động công tác xã hội như “Đông ấm”, “Tấm bánh nghĩa tình”, “Nói không với túi nilon”, “Giọt máu nghĩa tình” để các sinh viên tham gia…


Sinh viên khoa Luật đồng hành cùng chương trình “Em tôi đi thi”

Sinh viên Khoa Luật đi tình nguyện tại Hà Giang.

Team building.


Sinh viên tham gia Lễ hội Giáng sinh do khoa tổ chức.

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CỬ NHÂN LUẬT KINH TẾ

  1. Yêu cầu về kiến thức:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế đạt chuẩn kiến thức sau:

Chuẩn về kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ngành Luật kinh tế, nắm vững những nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội; có kiến thức về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn ở trình độ đại học.

Có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm: Kiến thức về xã hội học, những nguyên lý căn bản trong quản trị doanh nghiệp và kinh doanh, thống kê thương mại, quản lý tài chính - tiền tệ, kinh tế và kinh doanh thương mại;

 Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển về pháp luật kinh tế, bao gồm những kiến thức về lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Hiến pháp, luật dân sự, luật hành chính, và công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế;

Nắm vững những kiến thức chuyên sâu và thực tiễn pháp luật về hoạt động thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư, lao động và an sinh xã hội, sở hữu trí tuệ…

Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường Đại học Thương mại và các trường thuộc khối ngành Luật và Kinh tế, Quản trị kinh doanh, bao gồm những kiến thức nền ngành luật, kiến thức kế toán - kiểm toán, tài chính - ngân hàng, kinh tế và quản trị kinh doanh.

  1. Yêu cầu về kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn các kỹ năng chung căn bản của ngành Luật kinh tế và kỹ năng chuyên sâu của chuyên ngành Luật thương mại. Cụ thể:

  2.1  Kỹ năng cứng

- Kỹ năng phân tích, phát hiện và giải quyết, tư vấn những vấn đề pháp lý về kinh tế và thương mại phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Kỹ năng hoạch định và đảm bảo nội dung pháp lý trong quản trị chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác;

- Kỹ năng lập, kiểm soát thể thức, nội dung pháp lý và giao kết các hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác;

- Kỹ năng tham gia hoạch định, triển khai thực thi, giám sát, đánh giá các qui định pháp luật thương mại trong quản lý nhà nước các cấp về kinh tế và thương mại;

- Có khả năng nhận thức và vận dụng những nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế và thông lệ tốt của nước ngoài vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn Việt Nam.

2.2. Kỹ năng mềm

- Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (quy đổi tương đương sang một số chứng chỉ ngoại ngữ khác theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

- Kỹ năng tin học: Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng, đồng thời có thể sử dụng phần mềm chuyên dùng cho ngành / chuyên ngành đào tạo;

- Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về pháp lý kinh tế và thương mại;

- Kỹ năng giao tiếp và truyền thông các vấn đề pháp lý về kinh tế và thương mại;

- Kỹ năng diễn đạt các vấn đề pháp lý kinh tế và thương mại bằng văn bản và thuyết trình

3.  Yêu cầu về thái độ

Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải đạt được các chuẩn về thái độ, hành vi sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết, sống và làm việc theo pháp luật, có trách nhiệm công dân, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Luôn đề cao ý thức nghề nghiệp;

- Có ý thức quan tâm đến cộng đồng. Tích cực phát hiện và tham gia giải quyết những vấn đề pháp lý mà thực tiễn kinh doanh và quản lý kinh tế của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế Việt Nam đang đặt ra;

- Khả năng tự lập, chủ động trong học tập và nghiên cứu. Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc, có bản lĩnh và tinh thần học tập vươn lên khẳng định năng lực bản thân;

- Tác phong làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy năng động, coi trọng hiệu quả công việc. Có năng lực làm việc trong môi trường có nhiều áp lực của cạnh tranh, hội nhập và phát triển.

CƠ HỘI VIỆC LÀM VỚI SINH VIÊN HỌC NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế rất đa dạng và khá hấp dẫn, không chỉ giới hạn ở những công việc ở cơ quan nhà nước mà còn công tác ở các công ty, dịch vụ pháp luật…

Có thể thấy, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên tổ chức Thương mại thế giới WTO, việc hiểu biết về luật pháp trong và ngoài nước có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào. Do đó, nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao trong ngành Luật nói chung và Luật Kinh tế nói riêng là rất lớn. Vì vậy với những thông tin ở trên đã giải quyết được thắc mắc học ngành luật có dễ xin việc không của nhiều bạn sinh viên.

Cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế rất đa dạng và khá hấp dẫn, không chỉ giới hạn ở những công việc liên quan đến nghề luật trong các cơ quan nhà nước, tòa án, sở tư pháp, viện kiểm sát,… mà còn có thể công tác tại các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, liên doanh, đầu tư hoặc ở những tổ chức dịch vụ pháp luật.

Cụ thể, sinh viên có thể làm việc trong một số ngành nghề, lĩnh vực như sau:

- Làm việc tại các doanh nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế sẽ thích hợp với công việc ở các doanh nghiệp với tư cách là chuyên viên pháp lý phụ trách những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng; đề xuất giải pháp xử lý tình huống pháp lý trong kinh doanh.

- Làm việc tại các cơ quan nhà nước: Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, với kiến thức căn bản về kinh tế có thể làm việc ở tòa án các cấp, các cơ quan của Quốc hội, viện kiểm sát, công an, các bộ ngành của chính phủ, Ủy ban nhân dân, sở, phòng, ban ở địa phương…

- Làm việc tại các tổ chức nghiên cứu và tư vấn pháp luật: Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể tham gia làm việc tại các viện nghiên cứu và các trung tâm cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như: văn phòng luật sư, công ty luật.

Ngoài ra, Cử nhân Luật kinh tế có thể tham gia các trung tâm trọng tài thương mại với tư cách là trọng tài viên giải quyết các tranh chấp thương mại; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo khối ngành luật kinh tế, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh.