11/06/2019

4759

Chọn ngành Luật kinh tế vì cơ hội việc làm triển vọng, thu nhập hấp dẫn

Đứng trước hàng trăm lối rẽ của cuộc đời, lựa chọn ngành học nào phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội là điều không hề dễ dàng. Bạn yêu thích và muốn theo đuổi ngành Luật kinh tế nhưng lại băn khoăn về tương lai của ngành học này. Vậy, trước khi đặt bút điền vào mẫu đơn đăng ký hãy lướt qua một vài điều nhỏ dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Luật kinh tế nhé!

Đứng trước hàng trăm lối rẽ của cuộc đời, lựa chọn ngành học nào phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội là điều không hề dễ dàng. Bạn yêu thích và muốn theo đuổi ngành Luật kinh tế nhưng lại băn khoăn về tương lai của ngành học này. Vậy, trước khi đặt bút điền vào mẫu đơn đăng ký hãy lướt qua một vài điều nhỏ dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Luật kinh tế nhé!


Mức thu nhập hấp dẫn

Trước đây ngành Luật luôn được coi là một ngành cao quý, được nể trọng trong xã hội bởi học thức uyên bác mà người học có được. Mọi người quan niệm không chỉ danh vọng mà ngay cả mức lương cho ngành này cũng thuộc hàng đáng mơ ước. Do vậy ngành Luật luôn được thu hút sinh viên theo học.

 


Hầu hết các sinh viên học ngành Luật đều có ước mơ có được thu nhập cao sau khi ra trường, kiếm việc làm. Nhưng thực tế có rất nhiều sinh viên đã phải thất vọng với mức thu nhập sau khi tốt nghiệp. Chỉ có những sinh viên tốt nghiệpn Luật Kinh tế mới có được mứa thu nhập trong mơ của họ. Theo thông tin khảo sát của cục thống kê., mức lương của 1 người tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế cao gấp đôi mức lương của một Luật sư dân dụng.

Thu nhập của Luật sư Kinh tế luôn là những con số đáng mơ ước, không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới.Mức lương trung bình của Luật sư Kinh tế tại Úc là AUD $107.896/ năm. Tại Mỹ, mức thu nhập của Luật sư ngành Kinh tế mỗi năm là $180,000, (Nguồn www.forbes.com), Tại Việt Nam mức lương khởi điểm của 1 sinh viên mới tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế khi làm việc tại 1 doanh nghiệp tư nhân rơi vào khoảng 10 – 12 triệu đồng.

Luật Kinh tế - Ngành không thể thiếu trong nền kinh tế hội nhập

Nền kinh tế nước ta đang vươn mình phát triển với sự nở rộ không ngừng của các công ty, doanh nghiệp trong nước và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra với những bước tiến mạnh mẽ. Hơn lúc nào hết, hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế phải được quan tâm đảm bảo. Luật kinh tế theo đó trở thành 'công cụ bảo hộ' ưu việt, góp phần duy trì sự ổn định, an toàn và mang đến hiệu quả cao trong quá trình hoạt động của các đơn vị kinh doanh.

Việc nắm bắt và trang bị kiến thức về luật pháp trong và ngoài nước có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào liên quan đến các hoạt động kinh tế.

Qua đó, sự nhạy bén và am tường kiến thức của các chuyên gia về Luật kinh tế sẽ góp phần đảm bảo quá trình vận hành bền vững cho doanh nghiệp, mở rộng sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi hơn. Ngành Luật kinh tế vì thế được xem là một ngành không thể thiếu trong bối cảnh toàn cầu hóa.

 


Cơ hội nghề nghiệp triển vọng

Thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến tư pháp, Việt Nam cần khoảng 13.000 nhân sự, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên và chuyên viên làm công tác thừa phát lại. Theo đó, luật sư kinh tế cần được đào tạo bài bản để có thể đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, có kỹ năng chuyên sâu về kinh tế, có trình độ cao trong kinh doanh và am hiểu luật pháp để đảm đương tốt những vị trí công việc trên.

Học Luật Kinh tế ở đâu dễ xin việc?

Dù là trường top đầu hay top giữa thì vẫn đào tạo ngành Luật Kinh tế theo khung chương trình của bộ Giáo dục đề ra. Khi bạn tốt nghiệp ra trường các bạn sẽ có cùng 1 cơ sở lí luận thực tiễn và khối kiến thức như nhau. Tùy vào năng lực của bạn thân bạn có thể vận dụng lượng kiến thức tiếp thu tại ghế nhà trường vào công việc tốt đến đâu. Khi bạn đi xin việc nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn qua giá trị bạn đóng góp cho công ty họ chứ không phải qua tấm bằng mầu đỏ ghi bạn tốt nghiệp ở đâu, chính vì vậy mới luôn có thời gian thử việc cho những ứng viên mới.

 


 

Hãy lượng sức của mính để có thể lựa chọn được Trường ĐH phù hợp với học lưc và mức điểm xét tuyển của mình. Với những trường top đầu thì điểm xét tuyển ngành Luật Kinh tế rơi vào khoảng từ 23 – 26 điểm. Với những trường top giữa thì điểm chuẩn của ngành Luật kinh tế sẽ dưới 20 điểm và đặc biệt tại ĐH Đại Nam bạn có thể xét tuyển bằng một hình thức khác đó và xét tuyển bằng học bạ cấp III.


 

 

Hiền Phạm - Khoa Luật, ĐH Đại Nam