29/04/2021

6767

Điểm khác biệt trong chương trình đào tạo Cử nhân Luật và Luật kinh tế định hướng ứng dụng ở Đại học Đại Nam

1.Tầm nhìn – Sứ mệnh của khoa

- Tầm nhìn:

+ Trở thành cơ sở đào tạo định hướng ứng dụng về luật học có tính hội nhập cao, có thương hiệu và uy tín trong khối các khoa, các trường đại học đào tạo về luật ở Việt Nam.

- Sứ mệnh:

+ Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao về pháp luật theo định hướng ứng dụng về luật học; tư vấn, phản biện và cung cấp dịch vụ pháp lý có giá trị cho Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, xã hội và công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế.

2. Các ngành, chuyên ngành đang đào tạo

Khoa Luật, Trường Đại học Đại Nam đào tạo 02 ngành sau:

2.1 Ngành Luật

+ Mã ngành: 7380101

+ Tổ hợp xét tuyển:  A00 – A01 – C00 – D01

2.2 Ngành Luật kinh tế

+ Mã ngành: 7380107

+ Tổ hợp xét tuyển:  A08 – A09 – C00 – C19

3. Giá trị bằng cấp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trường Đại học Đại Nam được cấp bằng:

+ Cử nhân Luật theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

+ Cử nhân Luật kinh tế theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

4. Thời gian đào tạo

- 3 năm (9 học kỳ).

- Sinh viên ra trường sớm 1 năm. Giá trị bằng cấp không đổi.

- Tiết kiệm hàng trăm triệu đồng chi phí ăn ở, sinh hoạt trong quá trình học đại học.

- Gia nhập thị trường lao động sớm.

- Tiết kiệm thời gian tham gia các lớp đào tạo luật sư, tập sự hành nghề luật sư, công chứng viên,.. trải qua các kỳ thi để được cấp chứng nhận hành nghề Luật; học cao học, tiến sĩ luật...

5. Chương trình đào tạo gắn liền lý thuyết với thực hành

Chương trình đào tạo chú trọng tính ứng  dụng thực tiễn giúp sinh viên phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn thông qua hoạt động “mô phỏng”, tham dự các phiên tòa thực tế tại các tòa án (Tòa án Tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố, Quận huyện,…), tham quan Văn phòng Quốc hội, thực tập tại các văn phòng Luật, Văn phòng công chứng, các công ty Luật, các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, UBND các cấp, các trung tâm hướng nghiệp trên địa bàn cả nước… để các sinh viên hình dung cách làm việc của mình trong tương lai.

Sinh viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam được trải nghiệm thực tế tại cơ quan trong bộ máy nhà nước (Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; các bộ, ngành, địa phương; các cơ quan tư pháp như: Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án,...); doanh nghiệp... Sinh viên có điều kiện kiến tập nghề tại phòng thực hành pháp luật, CLB Luật khoa DNU, tham gia các cuộc thi chuyên ngành như: Luật khoa tranh hùng, phiên tòa giả định, cuộc đấu giá giả định...

Rèn nghề cùng đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực chiến

Đội ngũ lãnh đạo, giảng viên có trình độ Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ giỏi chuyên môn, năng động, tích cực và có kỹ năng sư phạm tốt.

Các giảng viên thỉnh giảng đến từ các bộ, ngành, các trường đại học nổi tiếng như: Đại học Luật, Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia Hà Nội,...

Các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực Luật tham gia hỗ trợ giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm thực tế.

6. Đội ngũ lãnh đạo khoa, giảng viên

6.1. Đội ngũ lãnh đạo Khoa:

STT

Họ và tên

Kinh nghiệm

1

PGS.TS Phạm Văn Lợi - Trợ lý Chủ tịch Hội đồng trường, Quản lý khoa Luật

 

Kinh nghiệm giảng dạy: 35 năm

Kinh nghiệm thực tế:

- Tiến sĩ Luật học tại Cộng hòa Liên Bang Nga (1994-1997)

- Năm 2010 được phong Phó giáo sư Luật học

- Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1990-1994 và 1994-2000)

- Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2000-2009)

- Viện trưởng Viện Khoa học môi trường – Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (từ 2009)

- Hiện nay là Trợ lý chủ tịch Hội đồng trường, Quản lý khoa Luật

+  Hiện nay là cố vấn chuyên môn, giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam

2

Luật sư. TS. Đỗ Gia Thư – Phó trưởng khoa Luật

 

Kinh nghiệm giảng dạy: 45 năm

Kinh nghiệm thực tế:

- Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1978-1979)

- Chủ nhiệm bộ môn Luật Lao động, khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội (1979-1994)

- Vụ trưởng Vụ pháp luật, Thư ký Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước (1994-2007)

- Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ (2008-2014)

- Hiện nay là Phó trưởng khoa Luật trường Đại học Đại Nam

3

TS. Nguyễn Thị Vy – Phó trưởng khoa Luật

 

- Tốt nghiệp Khoa Luật, Đại học Tổng hợp Kishinev, Mondova (1985-1990)

- Biên tập viên Ban chính trị - triết học, Tạp chí Cộng sản (1992)

- Phó Vụ trưởng – Tạp chí Cộng sản (2002-2014)

- Hàm Vụ trưởng – Tạp chí Cộng sản (2014-2022)

- Hiện nay là Phó trưởng khoa Luật trường Đại học Đại Nam

4

ThS. Nguyễn Tuấn Anh – Phó trưởng khoa Luật

 

- Kinh nghiệm quản lý: hơn 10 năm ( Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xúc tiến Thương mại và tổ chức sự kiện Việt – Hàn)

- Chuyên môn phụ trách tại khoa Luật: nhân sự, tài chính, chuyên môn, tuyển sinh, CLB Luật Khoa

- Hiện nay là Phó trưởng khoa Luật trường Đại học Đại Nam.

6.2. Đội ngũ giảng viên:

6.2.1 Ngành Luật học

STT

Họ và tên

Kinh nghiệm

1

PGS.TS. Bùi Xuân Đức – Cố vấn chuyên môn khoa Luật, nguyên Trưởng khoa Luật

 

+ Kinh nghiệm giảng dạy: trên 40 năm

+ Tiến sĩ Luật học tại Cộng hòa Liên bang Nga (1990)

+ Năm 2001 được phong Phó Giáo sư Luật học

+ Trưởng phòng Nghiên cứu, Viện Nhà nước và Pháp luật – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội (1990-2007)

+ Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học mặt trận, Ủy ban Trung ướng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2008-2014)

+  Hiện nay là cố vấn chuyên môn, giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam

2

TS. Phạm Anh - Giảng viên

 

+ Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

+ Giảng viên Trường Đại học An ninh nhân dân

+ Giảng viên chính tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

+ Hiện nay là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam

3

ThS. Lê Thị Kim Dung – Giảng viên

 

+ Thạc sĩ chuyên ngành Luật học, Trường Đại học Nagoya

+ Nguyên Vụ trưởng, Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo, Tổng cục thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp

+ Luật sư, Công ty Luật TNHH Thầy Điệp&Cộng sự

+ Hiện nay là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam

4

ThS. Nguyễn Công Hồng – Giảng viên

+ Thạc sĩ chuyên ngành Luật thương mại và công ty, Vương quốc Anh

+ Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, Quốc hội Việt Nam

+ Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam Ba Lan, Ủy viên BCH Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội, Quốc hội Việt Nam

+ Hiện nay là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam

5

ThS. Hoàng Minh Sơn – Giảng viên

 

+ Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội

+ Nguyên Phó vụ trưởng- Vụ chính sách, Pháp chế và Thanh tra, Bộ Tài nguyên và môi trường

+ Hiện nay là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam

6

ThS. Nguyễn Khánh Linh - Giảng viên

 

+ Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

+ Kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn về pháp lý tại cơ quan Nhà nước, công ty tư nhân với những lĩnh vực đa dạng (Công ty Cổ phần BMSGroup Global, Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm,...)

+ Thành viên các dự án, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (Trợ lý Dự án “XXHEROES – Nữ chiến binh” do chương trình “Sáng kiến thủ lĩnh Đông Nam Á" kết hợp cùng Đại sứ quán Mỹ, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) thực hiện; Dự án "We, the internet" do Vietnet-ICT và Mission Publiques thực hiện; Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển - Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) thực hiện,...)

+ Hiện nay là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam

6.2.2 Ngành Luật Kinh tế

STT

Họ và tên

Kinh nghiệm

1

TS. Đỗ Thị Minh Thư – Cố vấn chuyên môn khoa Luật, Nguyên phó Trưởng khoa Luật

+ Kinh nghiệm giảng dạy: trên 40 năm.

+ Phụ trách công tác Đoàn Trường, trường Đại học Luật Hà Nội (1982-1993).

+ Quản lý đào tạo, thư viện và giảng viên, trường Đại học Mở Hà Nội (1994-2013).

+ Giảng viên trường Đại học Hòa Bình, trường Đại học Tài chính – Ngân hàng (2013-2016).

+ Phó trưởng khoa Luật, trường Đại học Đại Nam (2016-2021).

+  Hiện nay là cố vấn chuyên môn, giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam.

2

TS. Trần Thất – Giảng viên

 

+ Tiến sĩ Luật học, Đại học Tổng hợp Taskent (Liên Xô).

+ Nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý hành chính tư pháp, Vụ pháp luật chung  Bộ Tư pháp.

+ Hiện nay là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam.

3

TS. Từ Văn Nhũ – Giảng viên

 

+ Tiến sĩ Luật học.

+  Nguyên Phó chánh án Tòa án Nhân dân tối cao.

+ Hiện nay là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam.

4

TS. Lê Đình Vinh – Giảng viên

 

+ Tiến sĩ Luật thương mại và Kinh tế quốc tế.

+ Giảng viên Khoa Pháp luật Kinh tế - Trường ĐH Luật Hà Nội.

+ Nguyên Phó Trưởng ban - Ban thư ký Lãnh đạo Bộ Tư Pháp.

+ Giám đốc Công ty Luật Vietthink.

+Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Everland.

+ Hiện nay là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam.

5

Luật sư.ThS. Lê Thị Diệp – Giảng viên

+ Thạc sĩ chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự.

+ Trên 20 năm kinh nghiệm trong nghề luật sư.

+ Trưởng văn phòng luật sư An Gia.

+ Giám đốc công ty đấu giá hợp danh An Gia.

+ Hiện nay là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam.

6

Luật sư.ThS. Nguyễn Ngọc Lan – Giảng viên

+ Thạc sĩ chuyên ngành Luật quyền con người.

+ Trên 15 năm kinh nghiệm trong nghề luật.

+ Giám đốc công ty Luật TNHH LS Ngọc Lan và cộng sự.

+ Chuyên gia phân tích chính sách – Tổ chức Nông nương Liên hợp quốc – FAO.

+ Hiện nay là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam.

7

ThS. Lã Thị Trinh – Giảng viên

+ Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Kinh nghiệm thực tiễn: 03 năm làm trợ lý luật sư tại Văn phòng chuyên về lĩnh vực Dân sự và Kinh tế.

8

ThS. Trịnh Duy Hiền – Giảng viên

 

+ Tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học, Viện Nghiên cứu chính trị xã hội, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga.

+ Nghiên cứu sinh và cộng tác viên, Viện Nghiên cứu chính trị xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Nga.

+ Trưởng Ban Biên tập, Báo Giáo dục và Thời đại.

+ Hiện nay là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam.

9

ThS. Lê Trần Như Tuyên – Giảng viên

 

+ Thạc sĩ Luật học.

+ Hiện nay là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam.

10

ThS. Phạm Công Thùy – Giảng viên

 

+ Thạc sĩ Luật học.

+ Hiện nay là giảng viên khoa Luật, trường Đại học Đại Nam.

11

Cử nhân Phạm Ngọc Thành – Giảng viên thực hành

+ Cử nhân Luật học.

+ Hiện nay là giảng viên thực hành khoa Luật, trường Đại học Đại Nam.

6.2.3 Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng:

Ngoài đội ngũ giảng viên kể trên, Khoa Luật còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đến từ các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, các trường Đại học nổi tiếng như: Đại học Luật, Trường Đại  Luật – ĐHQGHN, Trường Đại học Hà Nội…

STT

Họ và tên

Học phần giảng dạy

1

PGS. TS Doãn Hồng Nhung - giảng viên cao cấp bộ môn Luật kinh doanh, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tham gia giảng dạy học phần: Pháp luật thị trường bất động sản, Pháp luật thương mại điện tử.

2

TS. Lê Thái Phương - Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp)

Tham gia giảng dạy học phần: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.

3

TS. Nguyễn Thị Minh - Nguyên Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp.

Tham gia giảng dạy học phần: Luật thương mại Việt Nam.

4

TS. Trần Thị Thu Hiền – Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

Tham gia giảng dạy học phần: Luật hình sự, Luật Tố tụng hình sự.

5

TS. Vũ Thị Thuỳ Dung  – Giảng viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.

Tham gia giảng dạy học phần: Luật đất đai, Luật môi trường.

6

ThS. Đoàn Văn Nhật   – Giảng viên Trường Đại học Hà Nội.

Tham gia giảng dạy học phần: Luật dân sự Việt Nam.

- Các chuyên gia trong lĩnh vực Luật học tham gia hỗ trợ giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm thức tế.

• Đội ngũ cố vấn học tập (Giáo viên chủ nhiệm)

- Tận tâm đồng hành cùng sinh viên trong cả khóa học

- Định hướng phương pháp học tập cho sinh viên

- Vừa là người thầy, vừa là những người anh, chị quan tâm giúp đỡ sinh viên.

7. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

- Phòng học lý thuyết được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ học tập như: máy chiếu, điều hòa 2 chiều,...

- Thư viện hiện đại với gần 10.000 đầu sách, tạp chí các loại và hệ thống học liệu điện tử kết nối với nhiều trường Đại học trong và ngoài nước.

- Đặc biệt, sinh viên ngành Luật còn được học tập, nghiên cứu, thực hành tại phòng Thực hành pháp luật của Khoa luật.

8. Sinh viên thực hành – thực tập ở đâu?

Ngay từ năm học thứ 2, sinh viên ngành Luật trường Đại học Đại Nam sẽ được đi thực tập tại các cơ quan, tổ chức của khu vực hành chính công, các cơ quan tư pháp, tòa án, thi hành án,... cũng như nhiều tổ chức, doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam.

9. Chính sách Học bổng

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) dành quỹ học bổng 55 tỷ đồng cho tân sinh viên K18. Chính sách học bổng mở rộng với 07 chương trình học bổng mới mở ra nhiều cơ hội học tập cho tân sinh viên, đặc biệt là các thí sinh học giỏi, hoàn cảnh gia đình khó khăn; góp phần tạo động lực học tập, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Cụ thể:

  • Học bổng Tài năng 50-100% học phí toàn khóa học (trị giá từ 60.5 - 576 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng Khuyến khích 100% học phí học kỳ 1 năm học 2024 – 2025 (trị giá từ 11 - 32  triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng Giáo dục – Y tế từ 10 – 30 triệu đồng.
  • Học bổng tiếp sức từ 20-30% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.
  • Học bổng Khuyến tài từ 50 – 100% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.
  • Học bổng “Người Đại Nam” từ 10-30% học phí toàn khóa học (trị giá từ 12.1 - 172.8 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).

Ngoài 07 chương trình học bổng, sinh viên DNU còn được nhận các học bổng giá trị khác, như: Học bổng thường niên, học bổng doanh nghiệp, học bổng du học Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…

10. Các hoạt động trải nghiệm phát triển con người toàn diện

Hiểu rõ nhu cầu thực tế của xã hội, Khoa Luật Trường Đại học Đại Nam không chỉ chú trọng đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và thái độ mà còn chú trọng việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Tổ chức các buổi tọa đàm định hướng nghề nghiệp ngay từ những ngày đầu năm học, để tân sinh viên định hướng nghề nghiệp, nhằm giúp sinh viên tự đặt ra kế hoạch học tập riêng cho bản thân cũng như trang bị kiến thức trong quá trình học tập để phục vụ công việc sau này.

CLB Luật Khoa là CLB học thuật trực thuộc Khoa Luật Trường Đại học Đại Nam, là sân chơi pháp lý cho các bạn sinh viên đang theo học, sinh viên có cơ hội thực hành và va chạm với nhiều các hoạt động liên quan ngành học như: Phiên tòa giả định, Luật gia tranh hùng, Phiên đầu giá giả định,...

Bên cạnh kiến thức và kỹ năng hành nghề Luật, Khoa cũng như nhà trường đã chú trọng tới việc đào tạo đạo đức và thái độ của các cử nhân Luật tương lai đối với xã hội, tổ chức các hoạt động công tác xã hội như “Đông ấm”, “Tấm bánh nghĩa tình”, “Nói không với túi nilon”, “Giọt máu nghĩa tình” để các sinh viên tham gia…

11. Cam kết: 100% sinh viên ra trường được kết nối việc làm

Tốt nghiệp khoa Luật Trường Đại học Đại Nam, người học có vị trí, việc làm cụ thể như sau:

- Chuyên viên, chuyên gia pháp luật trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp…;

- Chuyên viên, chuyên gia pháp luật trong các cơ quan của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương như: Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, ban, ngành địa phương...;

- Chuyên viên pháp luật, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên… trong các cơ quan tư pháp như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án;

- Chuyên viên tư vấn, Luật sư, Luật gia, Trọng tài viên, Công chứng viên, Hòa giải viên… trong các tổ chức tư vấn dịch vụ pháp lý như Văn phòng luật sư, Công ty luật, Văn phòng công chứng, Văn phòng Thừa phát lại, Trọng tài thương mại, Trọng tài quốc tế...;

- Chuyên viên, chuyên gia pháp luật hoặc tư vấn pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;

- Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu (các Viện, các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học phổ thông).

- Các cơ quan tổ chức khác.

Trung tâm việc làm và khởi nghiệp sinh viên của Trường Đại học Đại Nam luôn là tổ chức kết nối hiệu quả cho sinh viên toàn trường nói chung và khoa Luật nói riêng

Ngoài ra, khoa Luật đã ký kết hợp tác chiến lược với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài ngành, bảo đảm sinh viên được kết nối với việc làm phù hợp

12. Đối tác chiến lược của khoa

- Viện chiến lược và khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp

- Văn phòng Luật sư An Gia

- Văn phòng Luật sư An Thái

- Công ty Luật TNHH MTV Nguyễn Đỗ

- Công ty Luật TNHH Luật sư Ngọc Lan và cộng sự

- Văn phòng Luật sư Hoàng Nguyên Phong

13. Phương thức xét tuyển – Liên hệ

Năm học 2024 – 2025, Khoa Luật - trường Đại học Đại Nam tuyển sinh theo 03 phương thức xét tuyển

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TẠI ĐÂY