02/04/2024

4417

Những lý do khiến ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hút thí sinh

“Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những ngành xương sống của nền kinh tế toàn cầu. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Logistics sẽ tăng cao trong thời gian tới. Không có lý do gì để bỏ qua một lựa chọn tuyệt vời như vậy”. Đó là chia sẻ của TS. Lê Thị Mỹ Ngọc – Trưởng khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, trường Đại học Đại Nam.

Tiềm năng vượt bậc

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Chủ tịch danh dự Hiệp hội phát triển nhân lực logistics Việt Nam (VALOMA) cho biết: Logistics là một lĩnh vực tiềm năng, được sự quan tâm mạnh mẽ từ các cấp chính quyền trung ương, địa phương trong thúc đẩy phát triển như: đào tạo nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin… Sự phát triển logistics Việt Nam có nhiều thuận lợi bởi dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn. Việt Nam có một vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực châu Á, là trung tâm sản xuất mới của khu vực, thỏi nam châm thu hút đầu tư nước ngoài.

PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, trường Đại học Ngoại thương đánh giá: “Trong hai năm đại dịch đã cho thấy được vai trò của ngành Logistics vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Khi ngành Logistics phát triển chúng ta sẽ tiết kiệm được chi phí, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường cạnh tranh giữa các quốc gia”.

Nói không với thất nghiệp khi theo học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

Ông Kim Sam Mo - Tổng giám đốc Công ty Kukdong Logistics, Chủ tịch Hiệp hội logistics Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCA) nhận định: “Việt Nam được đánh giá là thị trường phát triển cao, có thể trở thành trung tâm logistics của khu vực ASEAN và chuỗi cung ứng logistics quốc tế”.

Nhu cầu “khủng” về nhân lực

Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), chỉ tính riêng nguồn nhân lực cho các công ty cung cấp dịch vụ Logistics (không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng thuần túy) từ nay tới năm 2030 sẽ cần đào tạo mới và bài bản 250.000 nhân sự. Nhiều vị trí khan hiếm nhân lực từ lãnh đạo - quản trị tới quản lý, giám sát và cả nhân viên chuyên nghiệp.

Nếu tính thêm các công ty vận tải và các công ty sử dụng dịch vụ Logistics thì trong vòng 15 năm tới, Việt Nam cần đào tạo 717.500 nhân sự Logistics các cấp.

Ông Trần Thanh Hải cho biết: “Ngành Logistics hiện nay có xu hướng phát triển nhanh. Theo thống kê sơ bộ, hiện có 49 trường đại học đào tạo về logistics ở nhiều cấp độ khác nhau. Điều này phản ánh nhu cầu xã hội về mặt nguồn lực, nhu cầu của các doanh nghiệp đòi hỏi đáp ứng cả về mặt số lượng và chất lượng”.

Nhiều lựa chọn công việc

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể làm việc tại rất nhiều các vị trí công việc khác nhau từ chuyên viên kinh doanh đến các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước, cũng có thể thực hiện các dự án khởi nghiệp… Có thể nhóm lại thành một số nhóm vị trí việc làm như sau:

Nhóm vị trí VL 01: Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống quản lý kho hàng;

Nhóm vị trí VL 02: Chuyên viên kinh doanh tại các doanh nghiệp Logistics.

Nhóm vị trí VL 03: Chuyên viên chứng từ, sổ sách, vận đơn tại các doanh nghiệp cung ứng, phân phối và xuất nhập khẩu.

Nhóm vị trí VL 04: Chuyên viên làm việc tại các cảng hàng không, vận tải thủy nội địa, cảng biển, hãng tàu…

Nhóm vị trí VL 05: Chuyên viên thu mua, giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước

Nhóm vị trí VL 06: Chuyên viên hiện trường, hải quan… Tư vấn viên về các thủ tục hải quan, thanh toán quốc tế, thương mại xuất nhập khẩu....

Nhóm vị trí VL 07: Chuyên viên tại các tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến hoạt động Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, giảng viên các trường đại học, cao đẳng. 

Ổn định tài chính với mức lương hấp dẫn

TS. Lê Thị Mỹ Ngọc cho biết: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành có mức thu nhập tương đối cao, khởi điểm từ 5-9 triệu đồng/tháng đối với sinh viên mới ra trường. Con số này sẽ tăng dần theo kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Với vị trí cấp cao và trưởng nhóm, mức lương trung bình tăng từ 15-23 triệu đồng/tháng. Thậm chí có những doanh nghiệp sẵn sàng trả 80-100 triệu đồng/tháng đối với những ứng viên giàu kinh nghiệm, có năng lực lãnh đạo và giỏi ngoại ngữ.

TS. Lê Thị Mỹ Ngọc (áo trắng) khẳng định: Logistics là một trong những ngành nghề “hái ra tiền”.

Trở thành công dân toàn cầu

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một lĩnh vực được chào đón ở hầu hết các nước trên thế giới. Đất nước càng phát triển, nhu cầu về nhân lực ngành logistics càng nhiều. Cơ hội việc làm của ngành này tại nước ngoài hay các công ty đa quốc gia nhiều vô kể, miễn là sinh viên trang bị đủ vốn ngoại ngữ và kỹ năng cần thiết.

Sinh viên Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học Đại Nam được đào tạo bài bản về tiếng Anh, kỹ năng mềm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao của ngành tại Việt Nam và quốc tế.

Việc tiếp xúc và gặp gỡ với nhiều người giỏi ở các quốc gia trên thế giới giúp cho nhân sự ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng mở rộng mối quan hệ, học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới. Từ đó mở ra nhiều cơ hội mới và có thể thuyên chuyển công việc ở các nước phát triển, hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.

Tại sao nên học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học Đại Nam?

Chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng – thực hành

Chương trình đào tạo Cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Đại Nam được thiết kế theo hướng ứng dụng, giảng dạy lý thuyết kết hợp trải nghiệm thực tế. Trong đó, chương trình giảng dạy với khoảng 50% nội dung lý thuyết; 40% nội dung về các chương trình, dự án và hoạt động thực tế doanh nghiệp; 10% nội dung trao đổi trực tiếp với giảng viên chuyên gia.

Chương trình đào tạo bài bản, chuẩn mực, bám sát thực tiễn, theo nhu cầu và “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp.

Sinh viên được cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng; đáp ứng các yêu cầu về quản trị các hoạt động sản xuất, cung ứng trong các khâu của chuỗi giá trị doanh nghiệp, chuỗi giá trị ngành; có năng lực tham mưu, tư vấn và có khả năng tổ chức các hoạt động Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng…

Thời gian đào tạo ngắn: 3 năm (9 kỳ)

Trải nghiệm thực tế từ năm nhất

Trường Đại học Đại Nam tiên phong thiết kế chương trình đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo hướng “học đi đôi với hành” để thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Ngay từ năm nhất, sinh viên sẽ được trải nghiệm thực hành các nghiệp vụ Logistics từ Trung tâm Đào tạo Logistics Tiểu vùng Mêkong Nhật Bản - Đại học Hàng Hải Việt Nam; Trung tâm kho HTM Logistics thuộc Công ty Cổ phần Vidifi Duyên Hải; Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng; Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Hữu nghị; Công ty cổ phần Hữu Nghị Xuân Cương; Chi cục Hải quan Cửa khẩu Chi Ma; Chi cục Hải quan Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng…

Sinh viên năm nhất khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học Đại Nam tham quan trải nghiệm tại Chi cục Hải Quan Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn).

Trải nghiệm thực tế tại công ty Cổ phần Hữu Nghị Xuân Cương.

Tham quan học tập, trải nghiệm thực tế tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Thầy trò check-in tại Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng.

Tham quan kho hàng khổng lồ bên trong Trung tâm kho HTM Logistics thuộc Công ty Cổ phần Vidifi Duyên Hải.

Thực hành thực tế tại Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng.

100% sinh viên được hỗ trợ việc làm

100% sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được Trung tâm “Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên” cam kết giới thiệu việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp.

Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm

Đội ngũ cán bộ, giảng viên là những Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có kinh nghiệm làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, các học viện; đã có thời gian làm việc và tư vấn cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong & ngoài nước.

Đội ngũ giảng viên tận tâm, nhiệt tình; giỏi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

Môi trường học tập năng động, đa dạng các hoạt động kết nối sinh viên

Môi trường học tập hiện đại, năng động, thân thiện, giàu trải nghiệm hướng đến phát triển con người toàn diện. Hàng năm, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động phong trào, trách nhiệm xã hội như: Tấm bánh nghĩa tình, hội trại truyền thống, từ thiện, hoạt động tình nguyện, hội thao…

Cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi.

Trang thiết bị học tập mới tinh, đáp ứng mọi nhu cầu học tập và thực hành của sinh viên.

Phòng thực hành với dàn máy tính cấu hình cao.

Thư viện khang trang với hàng nghìn đầu sách mới, hay.

Gần 30 câu lạc bộ sinh viên hoạt động sôi nổi, đa dạng về thể loại và hình thức giúp sinh viên được thỏa sức thể hiện khả năng, sở thích, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ bạn bè.

Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để sinh viên rèn luyện Đức – Trí – Thể - Mỹ.

Giảm áp lực thi cử bằng các hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt phù hợp năng lực người học và yêu cầu xã hội. Từng bước ứng dụng công nghệ để sinh viên có thể học và thi mọi lúc, mọi nơi bằng máy tính và smartphone.

Sinh viên được học tâp, rèn luyện kỷ luật và thái độ tích cực thông qua chương trình giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Sinh viên được lựa chọn học các môn thể thao mình yêu thích để tạo thói quen tập luyện và khỏe đẹp suốt đời: Võ tự vệ, Yoga, Dancing, DanceSport…

Học bổng khủng và các chính sách hỗ trợ tân sinh viên

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) dành quỹ học bổng 55 tỷ đồng với 07 chương trình học bổng cho tân sinh viên K18.

Cụ thể:

  • Học bổng Tài năng 50-100% học phí toàn khóa học (trị giá từ 60.5 - 576 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng Khuyến khích 100% học phí học kỳ 1 năm học 2024 – 2025 (trị giá từ 11 - 32  triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng Giáo dục – Y tế từ 10 – 30 triệu đồng.
  • Học bổng tiếp sức từ 20-30% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.
  • Học bổng Khuyến tài từ 50 – 100% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.
  • Học bổng “Người Đại Nam” từ 10-30% học phí toàn khóa học (trị giá từ 12.1 - 172.8 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng “Tự hào Hà Đông” 10% học phí kỳ 1 năm học 2024-2025.

03 phương thức xét tuyển vào ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Đại Nam

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 250 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo 3 phương thức xét tuyển.

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

 

BTT