30/03/2024

5412

Những điều cần biết về khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng trường Đại học Đại Nam

1.Tầm nhìn – Sứ mệnh của khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng

- Tầm nhìn: Trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người học với các ngành/chuyên ngành Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật xây dựng, Kiến trúc.

- Sứ mệnh: “Đào tạo ra những Kỹ sư Kinh tế xây dựng, Kỹ sư xây dựng, Kiến trúc sư chất lượng cao, là những công dân tốt, có cuộc sống tốt; góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền giáo dục đại học nước nhà và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

2. Các ngành đào tạo

Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng hiện đang đào tạo 03 ngành học:

  • Kinh tế xây dựng (mã ngành: 7580301)
  • Kỹ thuật xây dựng (mã ngành: 7580201)
  • Kiến trúc (mã ngành: 7580101)

Tổ hợp xét tuyển

Tổ hợp xét tuyển ngành Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật xây dựng:

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, Anh
  • A10: Toán, Lý, GDCD
  • A11: Toán, Hóa, GDCD

Tổ hợp xét tuyển ngành Kiến trúc:

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, Anh
  • C01: Toán, Lý, Văn
  • V00: Toán, Lý, Vẽ

3. Giá trị bằng cấp

+ Sinh viên ngành Kinh tế xây dựng ra trường nhận bằng Kỹ sư Kinh tế xây dựng.

+ Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường nhận bằng Kỹ sư Xây dựng.

+ Sinh viên ngành Kiến trúc ra trường nhận bằng Kiến trúc sư.

Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật xây dựng, Kiến trúc là những ngành học luôn nhận được sự quan tâm lớn của thí sinh và phụ huynh.

4. Thời gian đào tạo

- Ngành Kinh tế xây dựng và Kỹ thuật xây dựng đào tạo trong 04 năm – 12 kỳ.

- Ngành Kiến trúc đào tạo trong 4,5 năm – 14 kỳ.

- Sinh viên học 03 kỳ - ra trường sớm 0,5 – 1 năm.

Thời gian đào tạo rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức – kỹ năng, đảm bảo chuẩn đầu ra theo yêu cầu.

Việc ra trường sớm giúp sinh viên: Tiết kiệm hàng trăm triệu đồng chi phí sinh hoạt; tiếp cận thị trường lao động sớm, có nhiều thời gian tích lũy kinh nghiệm, tăng khả năng thăng tiến trong công việc; tiết kiệm thời gian học lên thạc sĩ, tiến sĩ (nếu có nhu cầu).

5. Nét đặc sắc trong chương trình đào tạo của khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng

5.1 Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, bám sát nhu cầu thực tiễn của xã hội

- Chương trình đào tạo của ngành Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật xây dựng, Kiến trúc  trường Đại học Đại Nam được thiết kế theo đúng quy định đào tạo của Việt Nam; đồng thời phù hợp với chuẩn chung của quốc tế, nâng cao giá trị của bằng kỹ sư, kiến trúc sư truyền thống.

- Đảm bảo trang bị cho người học kiến thức chuyên môn sâu về kiến trúc, kinh tế - kỹ thuật và quản lý xây dựng; năng lực thi công thành thạo, thuần thục kỹ năng cần thiết (kỹ năng làm việc nhóm; thuyết trình; giao tiếp, đàm phán; xây dựng kế hoạch; xây dựng thương hiệu cá nhân…) để có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.

- Chương trình đào tạo chú trọng ứng dụng thực hành – thực tế, bám sát thực tiễn, theo nhu cầu và “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp. Giờ học thực hành được chia thành 03 cấp độ: thực hành trên lớp, thực hành tại cơ sở mô phỏng, thực hành tại các doanh nghiệp – tương tác trực tiếp với tiêu chuẩn nghề nghiệp và mối quan hệ đồng nghiệp).

- Sinh viên được thực hành thực tiễn tại xưởng thực hành, doanh nghiệp từ năm thứ 2 và có 1 kỳ học trọn vẹn thực tập tại doanh nghiệp trước khi làm đồ án tốt nghiệp.

- Kết nối việc làm đúng chuyên môn có thu nhập từ năm thứ 3

- Hỗ trợ đầu ra (kết nối việc làm) cho 100% sinh viên bởi Trung tâm việc làm và khởi nghiệp sinh viên.

5.2. Nét đặc sắc trong chương trình đào tạo của từng ngành

- Ngành Kiến trúc:

+ Rèn luyện khả năng vẽ tay, tìm ý, phác thảo phương án bằng các lớp diễn họa kiến trúc ngay từ năm đầu

+ Nâng cao khả năng vẽ máy cho sinh viên từ năm thứ 2; 

+ Tiếp cận công nghệ BIM và AI giúp sinh viên nắm bắt xu hướng công nghệ và trở thành nguồn nhân lực linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng các thách thức đa dạng trong lĩnh vực xây dựng.

- Ngành kỹ thuật xây dựng: Sinh viên được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, cơ học ứng dụng, các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.

- Ngành kinh tế xây dựng: Tiếp cận công nghệ BIM giúp sinh viên nắm bắt xu hướng công nghệ và trở thành nguồn nhân lực linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng các thách thức đa dạng trong lĩnh vực xây dựng.

6. Đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tiễn, tận tâm với người học

6.1. Trưởng khoa là ai?

Trưởng khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng là PGS, TS. Nguyễn Văn Bảo. PGS, TS. Nguyễn Văn Bảo có kinh nghiệm gần 40 năm giảng dạy và hơn 20 năm đảm nhiệm công tác quản lý.

6.2 Danh sách đội ngũ giảng viên

Stt

Họ và tên

Học hàm/

học vị

Chuyên ngành

GIẢNG VIÊN CƠ HỮU KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

  1.  

Nguyễn Văn Bảo

PGS.TS

Kinh tế xây dựng

  1.  

Hoàng Trần Đồng

Tiến sĩ

Kinh tế xây dựng

  1.  

Nguyễn Bá Uân

PGS.TS

Kỹ thuật Thủy lợi

  1.  

Lê Văn Long

Tiến sĩ

Kinh tế xây dựng

  1.  

Đặng Văn Dựa

Tiến sĩ

Kinh tế xây dựng

  1.  

Nguyễn Thị Bích

Thạc sĩ

Quản lý xây dựng

  1.  

Dương Minh Tâm

Thạc sĩ

Quản lý xây dựng

  1.  

Dương Thị Hồng Thoa

Thạc sĩ

Quản lý xây dựng

  1.  

Nguyễn Thị Huệ

Thạc sĩ

Kinh tế xây dựng

  1.  

Dương Văn Viện

PGS. TS

Kỹ thuật thủy lợi

  1.  

Nguyễn Trọng Hoan

PGS. TS

Công trình thủy

  1.  

Lê Ngọc Minh

Tiến sĩ

Khoa học kỹ thuật

  1.  

Hồ Mạnh Hùng

Tiến sĩ

Khoa học kỹ thuật

  1.  

Nguyễn Thị Minh

Thạc sĩ

Kỹ thuật

  1.  

Phan Văn Hậu

Thạc sĩ

Kỹ thuật xây dựng

  1.  

Nguyễn Đình Khoa

Thạc sĩ

Địa kỹ thuật

  1.  

Lê Hưng Anh

Thạc sĩ

Kiến trúc

  1.  

Đào Văn Toại

PGS.TS

Kỹ thuật xây dựng

  1.  

Huỳnh Đăng Hy

PGS.TS

Kiến trúc

  1.  

Nguyễn Thị Tuyết Nga

Thạc sĩ

Kiến trúc

  1.  

Ngô Huy Lộc

Thạc sĩ

Kiến trúc

  1.  

Nguyễn Phú Việt

Thạc sĩ

Kỹ thuật xây dựng

  1.  

Hoa Văn Ngũ

Thạc sĩ

Kỹ thuật xây dựng

  1.  

Hồ Ngọc Hùng

Tiến sĩ

Kỹ thuật đô thị

  1.  

Trần Huyền Trang

Thạc sĩ

Mỹ thuật công nghiệp

  1.  

Trần Xuân Trường

 Thạc sĩ

Kiến trúc

GIẢNG VIÊN CƠ HỮU NGOÀI KHOA THỰC HIỆN CTĐT

  1.  

Nguyễn Thị Ngân

Tiến sĩ

Kỹ thuật công trình giao thông

  1.  

Lê Thế Anh

Tiến sĩ

Kế toán

  1.  

Vũ Thị Mai Nhi

Thạc sĩ

Kế toán

  1.  

Trần Thị Hồng Huệ

Thạc sĩ

Kế toán

  1.  

Đỗ Việt Hà

Tiến sĩ

Triết học

  1.  

Dương Thị Nhẫn

Tiến sĩ

Triết học

  1.  

Nguyễn Thị Huyền Trang

Thạc sĩ

Chính trị học

  1.  

Nguyễn Thị Đăng Thu

Thạc sĩ

Kinh tế chính trị

  1.  

Phạm Thị Huế

Thạc sĩ

Tâm lý học

  1.  

Nguyễn Thị Hà Thu

Thạc sĩ

Tâm lý học

  1.  

Ngô Xuân Nguyện

Thạc sĩ

Khoa học Giáo dục

  1.  

Đào Thị Hương

Thạc sĩ

Giáo dục học

  1.  

Nguyễn Bá Lâm

Tiến sĩ

Quản lý biên giới và cửa khẩu

  1.  

Nguyễn Thị Thương

Thạc sĩ

Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục chính trị

  1.  

Lê Văn Phong

Thạc sĩ

Công nghệ thông tin

  1.  

Trần Thu Trang

Thạc sĩ

Toán học

  1.  

Đỗ Thị Minh Thư

Tiến sĩ

Luật học

  1.  

Lê Thị Diệp

Thạc sĩ

Luật hình sự và tố tụng hình sự

  1.  

Phan Thị Thùy

Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

  1.  

Phạm Thị Liên

PGS.TS

Quản trị

  1.  

Bùi Văn Niên

Thạc sĩ

Văn học dân gian

  1.  

Nguyễn Trường Huy

Thạc sĩ

Văn hóa học

  1.  

Trương Đức Thao

PGS.TS

Kinh tế, Quản trị kinh doanh

  1.  

Nguyễn Ngọc Tú

Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

  1.  

Vũ Đức Năng

Thạc sĩ

Kinh tế học

  1.  

Đỗ Thị Minh Tâm

Thạc sĩ

Ngôn ngữ Anh

  1.  

Ngô Thị Thanh Tâm

Thạc sĩ

Ngôn ngữ Anh

  1.  

Nguyễn Trà Mi

Thạc sĩ

Đại số và lý thuyết số

  1.  

Nguyễn Văn Ngọc

Tiến sĩ

Toán học

  1.  

Vũ Thị Huyền Trang

Thạc sĩ

Vật lý

  1.  

Hoàng Xuân Hiển

Tiến sĩ

Công nghệ Nano

DANH SÁCH ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG

Stt

Họ và tên

Học hàm/

học vị

Chuyên ngành

  1.  

Lại Văn Thành

Thạc sĩ

Kỹ thuật

  1.  

Nguyễn Lệ Thủy

GVC, ThS

Xây dựng dân dụng và công nghiệp

  1.  

Nguyễn Thành An

Thạc sĩ

Địa chất công trình

  1.  

Nguyễn Văn Tịnh

Tiến sĩ

Kỹ thuật cơ khí

  1.  

Nguyễn Anh Mỹ

GVC, ThS

Kỹ thuật môi trường

  1.  

Đinh Thúy Hà

Thạc sĩ

Xây dựng dân dụng và công nghiệp

  1.  

Nguyễn Quang Vinh

Thạc sĩ

Xây dựng dân dụng và công nghiệp

  1.  

Đào Thu Thủy

Thạc sĩ

Kiến trúc

  1.  

Nguyễn Thùy Trang

Thạc sĩ

Kiến trúc

  1.  

Vũ Lê Ánh

GVC, ThS

Địa lý

  1.  

Nguyễn Thị Kiều

Thạc sĩ

Cơ học

  1.  

Nguyễn Thị Lục

Tiến sĩ

Kỹ thuật cơ khí

7Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Cơ sở vật chất hiện đại trong quần thể trường xanh – sạch – đẹp, rộng gần 10 ha tại trung tâm quận Hà Đông – TP. Hà Nội.

Môi trường học tập năng động, hiện đại với sóng wifi phủ kín toàn trường.

Hội trường lớn xịn sò.

Hệ thống giảng đường với đầy đủ tiện nghi: máy chiếu, hệ thống âm thanh, điều hòa...

DNU đầu tư dàn máy tính cấu hình cao phục vụ các tiết học thực hành của sinh viên.

Thư viện hiện đại với 10.000 giáo trình, tài liệu.

Hệ thống sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ... phục vụ mọi nhu cầu rèn luyện thể thao của sinh viên.

Nhà thể chất rộng rãi, thoáng mát.

8. Sinh viên thực hành – thực tập ở đâu?

8.1. 03 học phần thực tập

- Thực tập công nhân kỹ thuật: Người học tới các công trường xây dựng để sống, học tập, làm việc như những người công nhân xây dựng để tạo ra những sản phẩm xây dựng đơn giản, thực tế hóa những lý thuyết đã được học trên lớp.

- Thực tập chức trách: Người học được tiếp cận với những công việc thường ngày của các bộ phận trong doanh nghiệp, những báo cáo định kỳ, những quyết định của các cấp trong doanh nghiệp. Kết thúc thực tập, sinh viên làm báo cáo chi tiết về tình hình thực tế của doanh nghiệp, những khó khăn vướng mắc và đề xuất hướng để khắc phục và phát triển

- Thực tập tốt nghiệp: Thực hiện các nội dung có liên quan đến: hồ sơ thiết kế; xác định định mức, đơn giá; xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình; lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng; hoạt động lựa chọn nhà thầu; các phần mềm tin học ứng dụng; tổng hợp, so sánh, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giữa lý thuyết và thực tế tham gia thực tập.

8.2. Thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực

Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng đã ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế xây dựng như: Công ty TSQ Việt Nam; Công ty cổ phần ACC-244; Công ty cổ phần Tập đoàn TECCO; Công ty cổ phần đầu tư và phát triển số 18; Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng dân dụng công nghiệp hạ tầng Hà Nội; Công ty cổ phần TDS Việt Nam; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng LOCHOUSE; Công ty cổ phần Kiến trúc DESIGN PLUS; Công ty TNHH Kiến trúc nội thất LINNCONCEPT; Công ty cổ phần cơ điện và công nghệ Bình Minh;… Đây chính là những cơ sở thực hành, thực tập của các sinh viên trong quá trình học tập.

Ký kết với Công ty cổ phần ACC-244, sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng được đảm bảo về địa chỉ thực tập.

Trường Đại học Đại Nam ký kết hợp tác với Công ty TSQ Việt Nam.

9. Chính sách Học bổng – học phí

9.1. Cam kết không tăng học phí suốt quá trình học tập

Học phí của ngành Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật xây dựng, Kiến trúc là 11 triệu đồng/kỳ. Học phí này không đổi trong suốt thời gian đào tạo.

9.2 Đa dạng các chính sách học bổng

Học bổng của Nhà trường

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) dành quỹ học bổng 55 tỷ đồng cho tân sinh viên K18. Chính sách học bổng mở rộng với 07 chương trình học bổng mới mở ra nhiều cơ hội học tập cho tân sinh viên, đặc biệt là các thí sinh học giỏi, hoàn cảnh gia đình khó khăn; góp phần tạo động lực học tập, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Cụ thể:

  • Học bổng Tài năng 50-100% học phí toàn khóa học (trị giá từ 60.5 - 576 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng Khuyến khích 100% học phí học kỳ 1 năm học 2024 – 2025 (trị giá từ 11 - 32  triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
  • Học bổng Giáo dục – Y tế từ 10 – 30 triệu đồng.
  • Học bổng tiếp sức từ 20-30% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.
  • Học bổng Khuyến tài từ 50 – 100% học phí kỳ 1 năm học 2024 – 2025.
  • Học bổng “Người Đại Nam” từ 10-30% học phí toàn khóa học (trị giá từ 12.1 - 172.8 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).

Ngoài 07 chương trình học bổng, sinh viên DNU còn được nhận các học bổng giá trị khác, như: Học bổng thường niên, học bổng doanh nghiệp, học bổng du học Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…

Chương trình du học tại Đài Loan 2+2 (2 năm đầu ở Đại học Đại Nam, 2 năm sau tại Đại học Đài loan) sẽ cấp học bổng 100% học phí trị giá 100.000 Đài tệ/năm (tương đương 80 triệu đồng/năm) và doanh nghiệp cấp sinh hoạt phí 10.000 Đài tệ/tháng (tương đương 8 triệu/tháng); Học bổng chương trình 3+1+1 cho sinh viên Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật xây dựng (nếu có nhu cầu) của trường Đại học Đại Nam. Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư sẽ được tiếp nhận làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Đài loan với mức lương khởi điểm 1000 USD/tháng.

Học bổng của Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng

Khuyến khích 50 suất học bổng cho 50 sinh viên nhập học thành công đầu tiên vào khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng.

10. Các hoạt động trải nghiệm phát triển con người toàn diện

Thăng hạng kỹ năng cùng chương trình Đào tạo và Phát triển Kỹ năng mềm chỉ có tại trường Đại học Đại Nam.

Rèn luyện kỷ luật và thái độ tích cực thông qua chương trình giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Sinh viên được tự chọn các môn thể thao yêu thích: Võ tự vệ, Yoga, Dancing, Dance, Bóng đá… để rèn luyện, tạo thói quen tập luyện và khỏe đẹp suốt đời.

Trách nhiệm cộng đồng, nâng cao tinh thần sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội thông qua chương trình thiện nguyện Tấm bánh nghĩa tình.

Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, vì một hành tinh xanh cùng chương trình Thời trang tái chế - Đại Nam Eco Fashion Show.

Chấn hưng và lan tỏa văn hóa đọc văn hóa đọc cùng chương trình Ngày hội sách DNU.

11. Cam kết: 100% sinh viên ra trường được kết nối việc làm

100% sinh viên được kết nối việc làm thông qua Trung tâm Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên.

Nhà tuyển dụng đến tận trường phỏng vấn và tuyển dụng sinh viên thông qua chương trình Ngày hội việc làm DNU.

12. Đối tác chiến lược của khoa

Đối tác chiến lược của Khoa là các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng như: Công ty TSQ Việt Nam, Công ty Cổ phần ACC-244, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển số 18; Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng dân dụng công nghiệp hạ tầng Hà Nội,… sẵn sàng tiếp nhận sinh viên thực hành, thực tập và tiếp nhận các sinh viên đạt yêu cầu tuyển dụng làm việc tại doanh nghiệp sau khi ra trường.

13. Phương thức xét tuyển – Liên hệ

+ Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

+ Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

+ Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

CÁC KÊNH HỖ TRỢ THÍ SINH

- Inbox Fanpage Đại học Đại Nam hoặc Tuyển Sinh Đại Học Đại Nam

- Gọi Hotlines/ Zalo: 0961595599 - 0931595599 - 0971595599

- Hotline Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng: 0972.117.688

ĐẠI HỌC ĐẠI NAM - HỌC ĐỂ THAY ĐỔI

- Địa chỉ: Số 1, Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội

- Website: https://dainam.edu.vn/ | https://tuyensinh.dainam.edu.vn/

- Youtube: https://www.youtube.com/c/ĐẠIHỌCĐẠINAM56/videos

- Fanpage: fb.com/DAINAM.EDU.VN

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN SỚM TẠI ĐÂY