18/08/2022

2806

Những lí do khiến bạn chọn học ngành Kinh tế và Marketing thể thao tại Đại học Đại Nam?

Trên thế giới, Kinh tế và Marketing thể thao đã thực sự trở thành một cỗ máy đồ sộ, tạo công ăn việc làm, thu lợi nhuận “khủng” như Mỹ chiếm tỷ trọng hơn 2,4% GDP (năm 2018); Trung Quốc chiếm 1,2% GDP (từ năm 2011)… Bắt nhịp xu hướng đó, trong những năm gần đây, ngành Kinh tế và Marketing thể thao cũng được chú trọng và đẩy mạnh tại Việt Nam. Số lượng thí sinh đăng ký vào ngành học này tăng cao trong mỗi mùa tuyển sinh. Tuy nhiên, nhiều sĩ tử và phụ huynh vẫn băn khoăn không biết học Kinh tế và Marketing thể thao ở đâu? Cơ hội việc làm và mức thu nhập của ngành học này như thế nào? Cùng “giải mã” lý do nên học Kinh tế và Marketing thể thao tại Đại học Đại Nam qua bài viết dưới đây.

Quản lý thể dục thể thao – chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao là một trong 4 ngành học mới cực Hot trong mùa tuyển sinh 2022 – 2023 của trường Đại học Đại Nam.

Kinh tế thể thao và Marketing thể thao là gì?

Kinh tế và Marketing thể thao theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến hoạt động TDTT (tập luyện, thi đấu,..) cũng như gián tiếp phục vụ cho các hoạt động TDTT, như: Sản xuất, cung cấp các dịch vụ hàng hóa, dịch vụ liên quan đến TDTT (trang thiết bị, truyền thông, marketing, cá cược, chứng khoán...).

Theo nghĩa hẹp, Kinh tế và Marketing thể thao bao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến hoạt động TDTT.

Chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng quản lý kinh doanh dịch vụ thể thao; Quản lý, vận hành kinh doanh câu  lạc bộ thể thao; Chuyên viên tư vấn tài chính và khai thác thị trường thể thao; Quản lý truyền  thông, tổ chức sự kiện thể thao...

Kinh tế và Marketing thể thao là ngành học triển vọng với mức thu nhập sau khi tốt nghiệp lên đến 20 triệu đồng.

Học Kinh tế và Marketing thể thao ra trường làm gì? Ở đâu? Mức lương bao nhiêu?

Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được nhận bằng Cử nhân Quản lý thể dục thể thao. có thể công tác tại các cơ quan nhà nước, các liên đoàn, các hiệp hội thể thao, các đội tuyển thể thao, các đơn vị truyền thông, tổ chức sự kiện thể thao, các khách sạn cao cấp, các resort, khách sạn, các Sở VHTTDL, các trung tâm thể dục thể thao các tỉnh thành, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TDTT, trường học, trung tâm TDTT, câu lạc bộ TDTT...

Cử nhân chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao có thể đảm nhận các vị trí:

  • Giám đốc kinh doanh Thể thao;
  • Chuyên viên kinh doanh và quản lý phòng Gym, CLB thể thao chuyên nghiệp;
  • Chuyên viên quản lý khu thể thao ở khách sạn và Resort;
  • Chuyên viên kinh doanh hàng hóa, trang thiết bị, dụng cụ thể thao đa nền tảng,
  • Chuyên viên quản lý, điều hành và kinh doanh công trình thể thao;
  • Chuyên viên quản lý CLB thể thao ở các trường học từ cao đẳng đến Đại học.
  • Chuyên viên đàm phán và nghiên cứu thị trường thể thao;
  • Chuyên viên tổ chức các loại hình sự kiện: thể thao, văn hóa, xã hội, giải trí…
  • Chuyên viên kinh doanh sự kiện, hội nghị, hội thảo thể thao;
  • Chuyên viên tư vấn thể thao;
  • Chuyên viên Marketing thể thao;
  • Chuyên viên môi giới, người đại diện, chuyển nhượng cầu thủ, vận động viên các môn thể thao;

Sinh viên ngành Quản lý thể dục thể thao – chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao DNU được trải nghiệm môi trường học tập năng động, hiện đại.

Mức lương sau tốt nghiệp của Cử nhân Kinh tế và Marketing thể thao dao động từ 12-20 triệu/tháng. Mức lương tăng theo kinh nghiệm và năng lực của từng người.

Tại sao nên học Kinh tế và Marketing thể thao tại Đại học Đại Nam?

Chương trình học chuyên sâu, theo hướng ứng dụng

Sinh viên ngành Quản lý thể dục thể thao - chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao trường Đại học Đại Nam được đào tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp quản lý thể dục thể thao thông qua các nội dung chuyên sâu về kinh tế thể thao, marketing thể thao, du lịch thể thao, đàm phán thể thao…

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị đầy đủ các kỹ năng cơ bản trong các hoạt động quản lý kinh doanh và tổ chức sự kiện của doanh nghiệp thể thao trong và ngoài nước.

Chương trình đào tạo được điều chỉnh theo hướng ứng dụng và linh hoạt giúp người học dễ dàng chuyển đổi, liên thông và học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Đặc biệt, thời lượng chương trình đào tạo được thiết kế rút ngắn thời gian đào tạo lý thuyết, tăng thời gian thực hành, ưu tiên các hoạt động thực tập, trải nghiệm thực tế cho sinh viên tại doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên có thâm niên trong lĩnh vực TDTT.

Thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TDTT

Để chuẩn bị môi trường thực hành, thực tập cho sinh viên, Trường Đại học Đại Nam không ngừng đẩy mạnh ký kết hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TDTT.

Ngoài cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo tại Trường, sinh viên trong quá trình đào tạo còn được các đơn vị  liên kết với nhà trường tạo điều kiện trải nghiệm thực tế, thực tập nghề nghiệp như Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình, Học viện Yoga trị liệu Việt Nam…, được tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia, quốc tế, các sự kiện thể thao do các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia tổ chức…

Hiện nay, Nhà trường đã ký kết với các đơn vị: Khu liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình, Công ty Cổ phần thể thao Quốc tế Donex, Trung tâm thông tin Thể dục thể thao – Tổng cục TDTT Bộ VHTTDL, Tạp chí Thể thao Việt Nam - Tổng cục TDTT Bộ VHTTDL, Học viện Yoga Trị liệu Việt Nam, Công ty TNHH Happy Face Karate, Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Thể thao Đăng Quang…

Đại học Đại Nam ký kết với Trung tâm thông tin Thể dục thể thao – Tổng cục TDTT Bộ VHTTDL.

Đại học Đại Nam ký kết hợp tác với Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình.

Với các thỏa thuận hợp tác đã được ký kết, sinh viên ngành Quản lý thể dục thể thao – chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao Trường Đại học Đại Nam sẽ được thực hành, thực tập, trải nghiệm tại các doanh nghiệp thể thao, trung tâm thể thao cung ứng, phân phối và xuất nhập khẩu dụng cụ trang thiết bị, câu lạc bộ thể thao, các resort, các khách sạn tiêu chuẩn quốc tế… Thực tập tại các cơ quan tổ chức, các liên đoàn, hiệp hội thể thao, các loại hình sự kiện: thể thao, văn hóa, xã hội, giải trí… ngay từ học kỳ đầu tiên của năm thứ nhất và xuyên suốt trong cả khóa học.

Đặc biệt, những sinh viên ưu tú có thể có được việc làm chính thức tại các doanh nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Cách để trở thành sinh viên chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao Trường Đại học Đại Nam

Để trúng tuyển chính thức vào ngành Quản lý thể dục thể thao, chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao, từ ngày 22/7 – 20/8/2022, thí sinh cần đặt nguyện vọng số 1 vào ngành Quản lý thể dục thể thao (mã ngành 7810301), trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) trên hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Liên hệ Hotline/Zalo: 0971595599/ 0961595599/ 0931595599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

Ban Truyền thông