02/08/2022

11334

Kinh tế và Marketing thể thao là gì? Học gì, ra trường làm gì, ở đâu lương bao nhiêu?

Kinh tế và Marketing thể thao là chuyên ngành của ngành Quản lý thể dục thể thao (QLTDTT) chính thức tuyển sinh trong năm học 2022 – 2023 của trường Đại học Đại Nam. Đây cũng là một trong những ngành học có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển lớn trong mùa tuyển sinh đại học năm nay. Vậy, học Kinh tế và Marketing thể thao ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kinh tế thể thao và Marketing thể thao là gì?

Kinh tế và Marketing thể thao theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến hoạt động TDTT (tập luyện, thi đấu,..) cũng như gián tiếp phục vụ cho các hoạt động TDTT, như: Sản xuất, cung cấp các dịch vụ hàng hóa, dịch vụ liên quan đến TDTT (trang thiết bị, truyền thông, marketing, cá cược, chứng khoán...).

QLTDTT – chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao là một trong 4 ngành học mới tuyển sinh trong năm học 2022 – 2023 của trường Đại học Đại Nam.

Theo nghĩa hẹp, Kinh tế thể thao và Marketing thể thao bao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến hoạt động TDTT.

Chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng quản lý kinh doanh dịch vụ thể thao; Quản lý, vận hành kinh  doanh câu  lạc bộ thể  thao; Chuyên viên tư vấn tài chính và khai thác thị trường thể thao; Quản lý truyền  thông, tổ chức sự kiện thể thao...

Triển vọng của Kinh tế và Marketting thể thao

Trên thế giới, Kinh tế và Marketing thể thao ở nhiều quốc gia đã thực sự là một cỗ máy đồ sộ, tạo công ăn việc làm, lợi nhuận, thu nhập đóng góp khoản thuế đáng kể cho ngân sách quốc gia. Có thể kể đến như Mỹ, lĩnh vực Kinh tế thể thao chiếm tỷ trọng hơn 2,4% GDP (năm 2018), Trung Quốc - nước sản xuất hàng hóa thể thao lớn nhất thế giới...

Tại Việt Nam, nguồn nhân lực TDTT vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Hầu hết cán bộ, huấn luyện viên được trưởng thành từ vận động viên, từ thực tế huấn luyện nên thiếu kiến thức về kinh tế, marketing cần được đào tạo bồi dưỡng một cách quy mô và bài bản mới đáp ứng nhu cầu công việc.

Kinh tế và Marketting thể thao là lĩnh vực nghề nghiệp tiềm năng, nhiều tiềm năng phát triển.

PGS. TS Hoàng Công Dân – giảng viên khoa Kinh tế và Marketing thể thao trường Đại học Đại Nam, huấn luyện viên đội tuyển điền kinh quốc gia, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Thể thao cho biết: “Việt Nam đang rất thiếu và yếu về đội ngũ chuyên gia Kinh tế và Marketing thể thao mặc dù các trường đại học của ngành TDTT đều có Khoa Quản lý TDTT nhưng về cơ bản mới chỉ cung cấp được các kiến thức về quản lý chuyên ngành chứ chưa thực sự có kiến thức chuyên sâu về Kinh tế -Marketing mang tính đặc thù của TDTT…”

Cũng theo PGS. TS Hoàng Công Dân, Kinh tế và Marketing thể thao ở Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa được khai thác hết, như: Thị trường bán vé và thu từ các dịch vụ tổ chức TDTT; thị trường bản quyền truyền hình thể thao. Ngoài ra, còn có thị trường quảng cáo tài trợ và thị trường dịch vụ; người đại diện thể thao… Ngành kinh doanh đại diện thể thao hiện nay đang bùng nổ nhờ vào sự gia tăng chóng mặt của giá trị bản quyền, dưới hình thức công ty hoặc cá nhân đại diện, thu được lợi nhuận cao nhờ phí đại diện, phí môi giới. 

Học Kinh tế và Marketing thể thao ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Mức lương khới điểm của Cử nhân Kinh tế và Marketting thể thao dao động từ 12-20 triệu đồng/tháng.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể công tác tại các cơ quan nhà nước, các liên đoàn, các hiệp hội thể thao, các đội tuyển thể thao, các đơn vị truyền thông, tổ chức sự kiện thể thao, các khách sạn cao cấp, các resort, khách sạn, các Sở VHTTDL, các trung tâm thể dục thể thao các tỉnh thành, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TDTT, trường học, trung tâm TDTT, câu lạc bộ TDTT...

  • Giám đốc kinh doanh Thể thao;
  • Chuyên viên kinh doanh và quản lý phòng Gym, CLB thể thao chuyên nghiệp;
  • Chuyên viên quản lý khu thể thao ở khách sạn và Resort;
  • Chuyên viên kinh doanh hàng hóa, trang thiết bị, dụng cụ thể thao đa nền tảng,
  • Chuyên viên quản lý, điều hành và kinh doanh công trình thể thao;
  • Chuyên viên quản lý CLB thể thao ở các trường học từ cao đẳng đến Đại học.
  • Chuyên viên đàm phán và nghiên cứu thị trường thể thao;
  • Chuyên viên tổ chức các loại hình sự kiện: thể thao, văn hóa, xã hội, giải trí…
  • Chuyên viên kinh doanh sự kiện, hội nghị, hội thảo thể thao;
  • Chuyên viên tư vấn thể thao,
  • Chuyên viên Marketing thể thao.
  • Chuyên viên môi giới, người đại diện, chuyển nhượng cầu thủ, vận động viên các môn thể thao.

Mức lương sau tốt nghiệp của Cử nhân Kinh tế và Marketing thể thao dao động từ 12-20 triệu/tháng. Mức lương tăng theo kinh nghiệm và năng lực của từng người.

Học Kinh tế và Marketing thể thao học gì?

Theo học Kinh tế và Marketing thể thao tại trường Đại học Đại Nam, sinh viên  được trang bị các kiến thức, kỹ năng và phương pháp quản lý thể dục thể thao thông qua các nội dung chuyên sâu về kinh tế thể thao, marketing thể thao, truyền thông thể thao và tổ chức sự kiện thể thao trong và ngoài nước.

 Sau 4 năm học, 100% sinh viên có khả năng đáp ứng chuẩn đầu ra theo năng lực và ngoại ngữ đạt trình độ tiếng Anh bậc 03 theo khung 6 bậc của Bộ GD&ĐT.

Một số môn học tiêu biểu có thể kể đến, như: Kinh tế vĩ mô - vi mô; Nguyên lý kế toán; Nguyên lý marketing; Pháp lý thể thao; Đạo đức thể thao; Lịch sử và xã hội học thể thao; Quản lý thể thao đại cương; Quản trị nguồn nhân lực thể thao; Kinh tế học thể thao; Tài chính thể thao; Quản lý kinh doanh thể thao; Quản lý bán hàng trong nền công nghiệp thể thao; Quản lý CLB thể thao; Tiếp thị và tài trợ thể thao; Hành vi người tiêu dùng trong thể thao; Quản lý tổ chức sự kiện thể thao; Hệ thống tổ chức và đặc điểm các môn thể thao; Thể thao giải trí; Truyền thông thể thao; Du lịch thể thao; Tâm lý thể thao; Tài trợ thể thao.

Nên học Kinh tế và Marketing thể thao ở đâu?

Đội ngũ giảng viên tinh hoa của khoa Kinh tế và Marketing thể thao trường Đại học Đại Nam.

Sinh viên ngành QLTDTT - chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao trường Đại học Đại Nam được đào tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp quản lý thể dục thể thao thông qua các nội dung chuyên sâu về kinh tế thể thao, marketing thể thao, du lịch thể thao, đàm phán thể thao…

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị đầy đủ các kỹ năng cơ bản trong các hoạt động quản lý kinh doanh và tổ chức sự kiện của doanh nghiệp thể thao trong và ngoài nước.

Chương trình đào tạo được điều chỉnh theo hướng ứng dụng và linh hoạt giúp người học dễ dàng chuyển đổi, liên thông và học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Đặc biệt, thời lượng chương trình đào tạo được thiết kế rút ngắn thời gian đào tạo lý thuyết, tăng thời gian thực hành, ưu tiên các hoạt động thực tập, trải nghiệm thực tế cho sinh viên tại doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Làm thế nào để trở thành sinh viên ngành QLTDTT -  chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao trường Đại học Đại Nam?

- Phương thức 1: xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022

- Phương thức 2: xét tuyển theo học bạ lớp 12 THPT (Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm)

- Phương thức 3: Xét tuyển thẳng với điều kiện thí sinh đã tốt nghiệp THPT và là thành viên đội tuyển quốc gia, vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận. 

Ngành Quản lý thể dục thể thao xét tuyển 4 tổ hợp môn:

1. Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

2. Toán, Ngữ văn, Lịch sử (C03)

3. Toán, Ngữ văn, GDCD (C14)

4. Toán, Địa lý, Tiếng Anh (D10)

Liên hệ Hotlines/ Zalo: 0971595599 / 0961595599 / 0931595599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY