Trong kỷ nguyên số, Khoa học Máy tính (KHMT) là một trong những ngành học cốt lõi, với tốc độ tăng trưởng việc làm cao nhất và không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong 10 năm tới, KHMT và CNTT tiếp tục khan hiếm nguồn nhân lực, nhu cầu tuyển dụng tăng đến 20% mỗi năm. Với mục đích giúp các bạn trẻ hiểu đúng về tầm quan trọng của việc hoạch định sớm nghề nghiệp tương lai, có thêm những thông tin về ngành KHMT, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân, vừa qua, khoa KHMT trường Đại học Đại Nam đã tổ chức thành công Toạ đàm hướng nghiệp ngành KHMY - cơ hội cho kỷ nguyên công nghệ 4.0”
Trong 10 năm tới, KHMT và CNTT tiếp tục khan hiếm nguồn nhân lực, nhu cầu tuyển dụng tăng đến 20% mỗi năm.
Toạ đàm đã tập trung làm rõ cơ hội nghề nghiệp của ngành KHMT trong kỷ nguyên công nghệ 4.0; Điều kiện theo học và chương trình đào tạo KHMT khác biệt của trường Đại học Đại Nam. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng tập trung giải đáp nhiều câu hỏi, thắc mắc của thí sinh, phụ huynh về ngành KHMT…
Cơ hội nghề nghiệp của ngành KHMT trong kỷ nguyên công nghệ 4.0
Theo các chuyên gia, làn sóng Cách mạng công nghệ 4.0 toàn cầu; làn sóng Chuyển đối số toàn cầu; Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt nam đến năm 2030; chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2030; Chiến lược Quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo đến năm 2030; nhu cầu nhân lực Khoa học máy tính cao từ thị trường Nhật Bản, Mỹ Châu Âu; sự “du nhập” như vũ bão của các dự án công nghệ nước ngoài nhằm tận dụng nguồn nhân lực trình độ cao với chi phí cạnh tranh; sự bùng nổ của dữ liệu lớn, yêu cầu về bảo mật, vận hành hệ thống, hay các giải pháp bảo vệ thông tin trước tin tặc…; tốc độ phát triển của các công ty công nghệ mới… là những tiền đề thúc đẩy ngành KHMT phát triển với tốc đỗ vũ bão và dẫn đầu về nhu cầu nguồn nhân lực trong thập kỷ tới…
KHMT là ngành học thu hút thí sinh mạnh của trường Đại học Đại Nam.
Cụ thể:
Tại Việt Nam, KHMT là 1 trong những ngành nghề nằm trong danh mục Công nghệ 4.0, đừng đầu về nhu cầu nguồn nhân lực.
Báo cáo của VietnamWorks – trang tin tuyển dụng lớn nhất Việt Nam cho thấy: Trong 10 năm qua, nhu cầu nhân lực về KHMT, CNTT tăng gấp 04 lần và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Đánh giá của Google Brain, nhu cầu nhân lực phục vụ cho lĩnh vực AI là 1 triệu người, nhưng hiện mới có khoảng 10.000 nhân lực chất lượng cao đáp ứng. Dự báo, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 900,000 nhân sự khoa học máy tính trong năm 2022 trên tổng nhu cầu 350.000 người của toàn thị trường.
Kỹ sư KHMT sau khi tốt nghiệp làm việc ở đâu?
Kỹ sư KHMT có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, thu nhập hấp dẫn.
Kỹ sư KHMT sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc sau:
1. Lập trình viên/kiểm thử viên, tư vấn, giám sát chất lượng, quản trị dự án, trưởng nhóm phát triển, nhân viên kỹ thuật phòng Công nghệ thông tin của các doanh nghiệp lớn hoặc tổ chức nhà nước.
2. Kỹ sư phát triển phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ CNTT-TT; Kiến trúc sư, quản trị dự án, chuyên gia tư vấn, trưởng nhóm phát triển phần mềm, giám đốc kỹ thuật…
3. Kỹ sư tư vấn, thiết kế, xây dựng, đánh giá và quản trị CSDL, các HTTT cho các doanh nghiệp, tổ chức; Kỹ sư hệ thống thiết kế, xây dựng và đánh giá các giải pháp (tích hợp) các doanh nghiệp, tổ chức.
4. Kỹ sư dữ liệu tại các công ty phân tích, xử lý, cung cấp dịch vụ trên dữ liệu; Kiến trúc sư dữ liệu, kỹ sư phân tích dữ liệu cung cấp giải pháp cho các bài toán phức tạp dựa trên dữ liệu lớn.
5. Kỹ sư phụ trách nghiên cứu và phát triển các phần mềm điều khiển robot, xe tự lái, giám sát giao thông… Kỹ sư phụ trách nghiên cứu, phát triển và vận hành các phần mềm tối ưu hoá sản xuất, phân phối hàng hoá…
6. Lĩnh vực nghiên cứu: Cán bộ công chức tại Bộ, Ngành, Sở, Viện Hàn lâm…
7. Lĩnh vực giáo dục: Giảng viên bộ môn Khoa học máy tính hoặc các môn liên quan.
Mức lương trung bình của nhân sự ngành khoa học máy tính
Theo thống kê, 98% kỹ sư KHMT có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến trong khoảng 10 - 15 triệu/tháng. Những chuyên gia giàu kinh nghiệm có thể nhận mức lương lên tới 162.000 USD (khoảng 3,7 tỷ đồng) mỗi năm, tương đương 13.500 USD (khoảng 312 triệu đồng) mỗi tháng.
Đặc biệt, kỹ sư KHMT hệ chất lượng cao định hướng thị trường Nhật Bản có cơ hội làm việc tại Nhật Bản với mức lương cạnh tranh hơn.
Chương trình đào tạo KHMT khác biệt của trường Đại học Đại Nam
Môi trường học tập năng động, hiện đại của sinh viên Đại học Đại Nam.
Năm học 2022-2023, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành KHMT (mã ngành 7480101).
Học KHMT tại Đại học Đại Nam, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về 04 lĩnh vực: IoT (Internet vạn vật); Khoa học dữ liệu (Phân tích và khai phá dữ liệu); Dữ liệu lớn (Big Data); Trí tuệ nhân tạo.
Chương trình đào tạo được thiết kế với chuẩn đầu ra theo từng năm học. Cụ thể:
- Hết năm thứ I, sinh viên nắm vững kiến thức về dữ liệu, cấu trúc cơ sở dữ liệu, lập trình hướng đối tượng, thành thạo lập trình Python.
- Hết năm thứ II, sinh viên thành thạo lập trình cho những bài toán Trí tuệ nhân tạo, Phân tích dữ liệu cơ bản.
- Hết năm thứ III, sinh viên có khả năng quản lý và phân tích dữ liệu lớn, lập trình các thuật toán, phương pháp nâng cao Trí tuệ nhân tạo, Phân tích dữ liệu.
- Hết năm thứ IV + V, sinh viên lập trình thành thạo các thuật toán, phương pháp trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chọn 1 trong các định hướng chuyên ngành như Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Thị giác máy tính, Xử lý tiếng nói… Sẵn sàng triển khai các ứng dụng cho các ngành khác nhau, như: Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế, Tính toán khoa học thần kinh, Tin sinh học, Robot, Điều khiển tự động, Giám sát môi trường,…
Sinh viên được cấp chứng chỉ tương ứng với chuẩn đầu ra từng năm học và được đảm bảo đầu ra về tiếng Nhật, tiếng Anh.
Phòng thực hành sang – xịn – mịn của sinh viên KHMT Đại học Đại Nam.
Với chương trình đào tạo ứng dụng, sinh viên ngành KHMT DNU được đào tạo gắn liền với thực hành tại phòng thực hành của trường ngay từ học kỳ đầu tiên. Sinh viên được thực hành tại Phòng nghiên cứu và Phát triển Khoa học dữ liệu và AI trong suốt quá trình học.
Sinh viên được trải nghiệm môi trường làm việc của doanh nghiệp và được hun đúc tinh thần khởi nghiệp sáng tạo công nghệ ngay khi ngồi ghế giảng đường. Sinh viên được thực tập tại các công ty hàng đầu về các lĩnh vực trong ngành KHMT như: Công ty Giải pháp Trí thông minh nhân tạo Việt Nam; Công ty Cổ phần Công Nghệ Dữ Liệu Dagoras; Công ty FIMO… Bên cạnh đó, sinh viên có cơ hội được nhận làm việc lâu dài tại công ty thực tập ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Đặc biệt, sinh viên KHMT Đại Nam được đào tạo định hướng thị trường Nhật Bản với lớp chất lượng cao định hướng thị trường Nhật Bản, lớp định hướng thị trường Nhật Bản do Công ty FIMO cấp học bổng (cam kết tiếng Nhật đạt chuẩn N3++ và kỹ năng mềm Nhật Bản), cam kết việc làm sau khi ra trường.
Lớp chất lượng cao định hướng thị trường Nhật Bản (30 sinh viên)
- Quy mô: 30 sinh viên/lớp.
- Học phí: 30tr/năm
- Học bổng tiếng Nhật: tới 40 triệu đồng
- Chuẩn đầu ra tiếng Nhật (đạt chuẩn N3++) và Kỹ năng mềm Nhật Bản
- Cam kết công việc khi ra trường:
+ Tại Việt Nam: mức lương tối thiểu 700 USD
+ Tại Nhật Bản: mức lương tối thiểu 2000 USD
- Điều kiện xét tuyển: Sinh viên có đủ các điều kiện sau thì sẽ được đăng kí xét tuyển vào lớp chất lượng cao định hướng thị trường Nhật Bản (KHMT_CLC).
+ Có điểm đầu vào từ 20 điểm trở lên (tính theo kết quả điểm thi THPT QG) và 24 điểm trở lên (tính theo học bạ)
+ Tham dự bài đánh giá năng lực đầu vào và đạt từ 70/100 điểm trở lên.
+ Có điểm ngoại ngữ đạt yêu cầu (Có chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Nhật là một lợi thế - Xem chi tiết trong phụ lực 2)
+ Tham dự tuần trải nghiệm tiếng Nhật để chắc chắn lựa chọn của mình theo định hướng thị trường Nhật Bản.
+ Có đơn đăng kí tham gia chương trình định hướng thị trường Nhật Bản
Lớp định hướng thị trường Nhật Bản (30 sinh viên)
- Số lượng: 30 sinh viên
- Học phí: 35tr/năm (Bao gồm cả kinh phí đã được hỗ trợ từ đào tạo tiếng Nhật)
- Chuẩn đầu ra tiếng Nhật (đạt chuẩn N3++) và Kỹ năng mềm Nhật Bản
- Cam kết công việc khi ra trường:
+ Tại Việt Nam: mức lương tối thiểu 700 USD
+ Tại Nhật Bản: mức lương tối thiểu 1000 USD
- Điều kiện xét tuyển: Tất cả các sinh viên đủ điều kiện xét tuyển vào lớp KHMT_CLC nhưng không trúng tuyển thì đều được xét tuyển vào lớp KHMT_NB. Ngoài ra, các sinh viên có đủ các điều kiện sau thì sẽ được đăng kí xét tuyển vào lớp định hướng thị trường Nhật Bản (KHMT_NB).
+ Có điểm đầu vào từ 18 điểm trở lên (tính theo kết quả điểm thi THPT QG) và 21 điểm trở lên (tính theo học bạ)
+ Tham dự bài đánh giá năng lực đầu vào và đạt từ 65/100 điểm trở lên.
+ Có điểm ngoại ngữ đạt yêu cầu (Có chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Nhật là một lợi thế - Xem chi tiết trong phụ lực 2)
+ Tham dự tuần trải nghiệm tiếng Nhật để chắc chắn lựa chọn của mình theo định hướng thị trường Nhật Bản.
+ Có đơn đăng kí tham gia chương trình định hướng thị trường Nhật Bản.
Bên cạnh đó, sinh viên có thể lựa chọn vào lớp tiếng Anh để có những lựa chọn công việc tại thị trường các quốc gia sử dụng tiếng Anh.
Lớp Tiếng Anh (40 sinh viên)
- Số lượng: 40 sinh viên
- Học phí: 30tr/năm
- Cam kết đạt chuẩn tiếng Anh thang bậc 3 (B3 - theo thang NLNN Việt Nam).
- Đối tượng: Toàn bộ các SV đạt yêu cầu tuyển sinh chung của trường ĐH Đại Nam.
Đặc biệt, sinh viên sẽ được trải nghiệm môi trường học tập hiện đại, năng động và thân thiện với các hoạt động phong trào đa dạng và gần 30 CLB sinh viên.
02 phương thức xét tuyển vào ngành KHMT Đại học Đại Nam
- Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.
- Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Khoa học máy tính:
A00 (Toán – Vật lý – Hóa học)
A01 (Toán – Vật lý – Tiếng Anh)
A10 (Toán – Vật lý – Giáo dục công dân)
D84 (Toán – Giáo dục công dân – Tiếng Anh)
Liên hệ Hotline/Zalo: 0971595599/ 0961595599/ 0931595599
>>> Đăng ký xét tuyển tại: TẠI ĐÂY