11/05/2022

9008

Ngành Khoa học máy tính là gì?

Khoa học máy tính (Computer Science) là “chìa khóa” để bứt phá trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, Chuyển đổi số, Đô thị thông minh bền vững…

Không chỉ là ngành nghề có mức tăng trưởng cao, đòi hỏi nhiều chất xám, Khoa học máy tính còn là ngành có sức hút mãnh liệt với các bạn trẻ đam mê công nghệ, có tư duy đi trước đón đầu những ngành nghề “đắt giá” trong kỷ nguyên số.

Ngành khoa học máy tính là gì?

Khoa học máy tính (Computer Science) là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu phát triển chuyên sâu về CNTT. Ngành học này bao gồm việc nghiên cứu cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, phân tích dữ liệu, các thuật toán xử lý dữ liệu, khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các hệ thống dữ liệu lớn phục vụ mọi mặt của kinh tế - xã hội. Thông qua ngành học này sẽ giúp bạn có thể xây dựng các phần mềm trí tuệ nhân tạo phục vụ mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.

Ngành Khoa học máy tính học gì?

Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính sẽ giúp sinh viên hiểu rõ nguyên lý hoạt động và ứng dụng rộng rãi của máy tính, từ nghiên cứu cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, phân tích dữ liệu, các thuật toán xử lý dữ liệu, khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các hệ thống dữ liệu lớn.

Theo học ngành Khoa học máy tính, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu tùy theo chuyên ngành mình lựa chọn như: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, Học máy (Machine Learning), Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Xử lý và phân tích hình ảnh,...

Hiện nay, với sự phát triển như “vũ bão” của ngành CNTT và những định hướng phát triển của đất nước ta đối với ngành CNTT, thì ngành Khoa học máy tính đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các nền tảng nghiên cứu, phát triển các công nghệ trong tương lai, đặc biệt là những nghiên cứu ứng dụng thiết thực trong cuộc sống.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Khoa học máy tính, Đại học Đại Nam sẽ đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính, từ cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, phân tích dữ liệu, các thuật toán xử lý dữ liệu, khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các hệ thống dữ liệu lớn.
  • Có khả năng phát triển các hệ thống phần mềm trên các nền tảng khác nhau, từ Web Application đến Mobile Application.
  • Có khả năng phát triển các thuật toán, hệ thống trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như xử lý và phân tích hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, điều khiển thông mình,…
  • Có khả năng phát triển các hệ thống dữ liệu lớn phục vụ các lĩnh vực kinh tế xã hội .
  • Có khả năng thiết lập các mục tiêu khả thi, lập kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế để hoàn thành công việc được giao.
  • Có khả năng tự học học tập, phân tích độc lập và nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực Khoa học máy tính và các ứng dụng của khoa học máy tính; có thể tiếp tục học tập ở bậc đào tạo sau đại học.
  • Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức; có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống nghề nghiệp khác nhau.
  • Có trình độ tiếng Anh tốt, có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia nước ngoài…

Học ngành Khoa học máy tính ra làm nghề gì? Ở đâu? Lương bao nhiêu?

Ngành Khoa học máy tính đã và đang đáp ứng những nhu cầu cao trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: Tổ chức tài chính, công ty tư vấn quản lý, công ty phần mềm, công ty truyền thông, kho dữ liệu, công ty đa quốc gia, cơ quan chính phủ, trường đại học, … Vì vậy, cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính trường Đại học Đại Nam thật sự rộng mở, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc như sau:

  • Đối với các bạn chuyên ngành Công nghệ Tri thức và Máy học có thể làm các công việc như: Lập trình viên tại các doanh nghiệp về CNTT; Chuyên viên nghiên cứu & phát triển các công nghệ tri thức, các sản phẩm mang tính thông minh; Cán bộ nghiên cứu khoa học ở các trường, viện, trung tâm, công ty công nghệ...
  • Đối với các bạn chuyên ngành Thị giác máy tính và Đa phương tiện có thể làm việc ở vị trí: Lập trình đồ họa game; Chuyên viên xử lý ảnh, video, thực tại ảo; Cán bộ ở các trường, viện trung tâm nghiên cứu...
  • Đối với các bạn chuyên ngành Xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể làm việc tại vị trí: Chuyên viên nghiên cứu và phát triển các công nghệ, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên như: trợ lý ảo, từ điển, dịch tự động; Cán bộ giảng dạy,…

Chia sẻ về mức thu nhập của sinh viên ngành Khoa học máy tính sau khi ra trường, PGS. TS. Vũ Duy Lợi – Trưởng khoa Khoa học máy tính trường Đại học Đại Nam cho biết: “Mức lương có thể nhận sau tốt nghiệp của Cử nhân ngành Khoa học máy tính dao động trong khoảng từ 12-20 triệu đồng/ tháng. Mức lương này sẽ tăng rất nhanh theo năng lực và kinh nghiệm của mỗi người trong quá trình làm việc”.

Nét đặc sắc của ngành Khoa học máy tính trường Đại học Đại Nam

Theo học tại khoa Khoa học máy tính trường Đại học Đại Nam, sinh viên sẽ được học từ cơ bản đến chuyên sâu về khoa học máy tính; có khả năng thiết kế các hệ thống xử lý tính toán phức tạp; có khả năng phát triển các thuật toán trí tuệ nhân tạo ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong kinh tế xã hội; phát triển các hệ thống dữ liệu lớn và các thuật toán phân tích, khai phá dữ liệu hỗ trợ ra quyết định kinh doanh, quản lý.

Trong suốt quá trình theo học tại Khoa, sinh viên có cơ hội được:

- Thực hành tại Phòng nghiên cứu & Phát triển Khoa học dữ liệu và AI trong suốt quá trình học (bắt đầu từ học kỳ 1 năm thứ nhất)

- Thực tập tại các công ty hàng đầu về các lĩnh vực trong ngành Khoa học máy tính như: Công ty Giải pháp Trí thông minh nhân tạo Việt Nam; Công ty Cổ phần Công Nghệ Dữ Liệu Dagoras; Công ty FIMO…

- Bên cạnh đó, sinh viên có cơ hội được nhận làm việc lâu dài tại công ty thực tập ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

- Được học tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tâm huyết. 100% giảng viên của Khoa có trình độ Thạc sĩ trở lên, trong đó có nhiều PGS, TS với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, làm việc tại các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, doanh nghiệp về CNTT trong nước và quốc tế.

- Cơ sở vật chất hiện đại phục vụ tốt cho việc học tập như: phòng học công nghệ, phòng thực hành, phòng nghiên cứu và Phát triển Khoa học dữ liệu và AI, thư viện rộng rãi với nguồn học liệu phong phú, luôn được cập nhật, nhằm đáp ứng mục tiêu các giờ thực hành CNTT trong suốt quá trình đào tạo 4 năm học.

- Chế độ học bổng hấp dẫn: Đại học Đại Nam cấp học bổng Khuyến tài trị giá 50% - 100% học phí học kỳ I năm thứ nhất cho những sinh viên trúng tuyển, hoàn thành nhập học có tổng điểm 03 môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển cao nhất.

- Hoạt động ngoại khóa đa dạng, môi trường học tập năng động, giàu trải nghiệm: Sinh viên Khoa học máy tính trường Đại học Đại Nam được trải nghiệm môi trường đại học năng động, hiện đại, thân thiện và giàu trải nghiệm để phát triển bản thân một cách toàn diện. Trong quá trình học tập tạo trường, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động thiện nguyện, như: Hội thao, hội trại, các chương trình đại nhạc hội, tấm bánh tình nghĩa, hiến máu nhân đạo, các hoạt động vì môi trường…

Các phương thức xét tuyển vào ngành Khoa học máy tính trường Đại học Đại Nam:

- Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

- Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

- Phương thức 3: Xét tuyển thẳng (Áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT).

Cách thức xét ngành Khoa học máy tính trường Đại học Đại Nam:

1. Đăng ký xét tuyển tại: https://xettuyen.dainam.edu.vn/

2. Điền hồ sơ online tại: https://hosoxettuyen.dainam.edu.vn

3. Chuyển phát nhanh hồ sơ bản cứng về trường gồm:

  • Đơn xin xét tuyển
  • Học bạ THPT bản công chứng
  • Bản sao công chứng CCCD/CMT
  • Giấy CNTN tạm thời/ bằng tốt nghiệp THPT bản sao công chứng

4. Các kênh tư vấn hỗ trợ thí sinh:

Fanpage: Đại học Đại Nam, Fanpage Tuyển Sinh Đại học Đại Nam.

Zalo/ Hotlines: 0931595599 - 0961595599 - 0971595599

Ban Truyền thông