22/03/2023

14231

“Giãi mã” cơ hội nghề nghiệp và mức lương của kỹ sư Khoa học máy tính tại thị trường Nhật Bản

Với chiến lược đào tạo hệ kỹ sư KHMT định hướng thị trường Nhật Bản, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về thị trường lao động tiềm năng này, mới đây, khoa Khoa học máy tính trường Đại học Đại Nam đã tổ chức tọa đàm “Cơ hội và Kỹ năng nghề IT tại thị trường Nhật Bản”. Chương trình có sự tham dự của các chuyên gia đang làm việc tại các công ty công nghệ lớn tại Nhật Bản.

Tham gia tọa đàm, về phía trường Đại học Đại Nam có: PGS, TS. Phạm Thị Liên – Phó Hiệu trưởng; TS. Lê Thị Thanh Hương – Phó Hiệu trưởng; Lãnh đạo khoa, giảng viên, sinh viên, phụ huynh khoa Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin.

Về phía khách mời có: Cô Phạm Thị Vân Ngọc – Giám đốc CTCP Seiko Ideas; Ông Nguyễn Như Hạnh – Giám đốc Công ty 2NF Software; Ông Phạm Quang Trung - Quản lý đơn vị khối kỹ thuật, Công ty Co-Well Asia; Ông Phạm Đức Mạnh - Trưởng phòng đảm bảo nguồn nhân lực, Công ty FPT Japan.

Phát biểu tại chương trình, TS. Lê Thị Thanh Hương cho biết: Đào tạo thực hành, thực chiến theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp là phương châm của trường Đại học Đại Nam. Theo đó, Nhà trường luôn xác định giáo dục phải có sự tương tác giữa sinh viên và doanh nghiệp để nâng cao kiến thức, kỹ năng; doanh nghiệp cũng có phản hồi về sinh viên, về quá trình đào tạo để Nhà trường kịp thời điều chỉnh chương trình, phương pháp giảng dạy.

“Tôi mong các doanh nghiệp luôn đồng hành, hỗ trợ sinh viên trong quá trình học nghề; truyền thụ kiến thức để các em bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng gắt gao của thị trường lao động Nhật Bản”, cô Thanh Hương chia sẻ. 

TS. Lê Thị Thanh Hương cho biết: Đào tạo thực hành, thực chiến theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp là phương châm của trường Đại học Đại Nam.

Chia sẻ tại chương trình, ông Phạm Đức Mạnh cho biết: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng tốc độ già hóa về dân số khiến thị trường lao động Nhật Bản trong những năm gần đây luôn “khát nhân lực”. Đặc biệt, nguồn kỹ sư KHMT, CNTT chất lượng cao luôn được “săn đón” với mực thu nhập khủng.

Nhu cầu nguồn kỹ sư KHMT, CNTT tại Nhật Bản

Theo chuyên gia Đức Mạnh, để đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng Nhật Bản, sinh viên cần: Tiếng Nhật đạt JP N3+; Tham gia các dự án trên lab hoặc dự án OJT; Tham gia các chuyên đề nghiên cứu khoa học, có giải thưởng; tham gia các CLB, hoạt động cộng đồng; Rèn luyện thể lực…

Ông Đức Mạnh khẳng định cơ hội làm việc tại thị trường Nhật Bản cho kỹ sư KHMT, CNTT là rất lớn.

Sinh viên hào hứng đặt câu hỏi cho diễn giả.

Bổ sung về kỹ năng cần có khi làm việc trong công ty IT Nhật Bản, ông Phạm Quang Trung cho biết, ứng viên cần đáp ứng về kỹ năng cứng (tiếng Nhật, kỹ thuật) và kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, sáng tạo, cẩn thận, tuân thủ quy trình…).

“Biết tiếng Nhật là điều kiện tiên quyết nếu các bạn muốn gắn bó với thị trường Nhật Bản. Có ngoại ngữ, chế độ lương thưởng của các bạn cũng cao hơn nhiều lần”, ông Trung chia sẻ.

Ông Phạm Quang Trung chia sẻ về kỹ năng và năng lực cần thiết khi thực chiến tại các công ty Công nghệ Nhật Bản.

Trước câu hỏi “Điểm cộng cho sinh viên khi ứng tuyển vào doanh nghiệp Nhật Bản?”, ông Nguyễn Như Hạnh cho biết: “Đặc trưng của người Nhật Bản là tính trách nhiệm cao. Do đó, họ ưu tiên những ứng viên chăm chỉ, tỉ mỉ, có trách nhiệm với công việc, thái độ tốt, cầu thị trong công việc. Ngoài ra, những ứng viên từng tham gia các dự án cũng được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá rất cao bởi điều đó là minh chứng cho năng lực của các bạn”.

Chuyên gia Như Hạnh nhắn nhủ các bạn trẻ nên chú trọng học tập, rèn luyện ngay từ trên giảng đường.

Theo đó, cả 03 diễn giả đều đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ: Cần trân trọng thời gian học tập tại trường để trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ. Học và thi chứng chỉ tiếng Nhật; tận dụng cơ hội thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, tham gia nhiều dự án để tích lũy kinh nghiệm, xây dựng nền móng vững chắc cho bản thân.

ThS. Phạm Thị Tố Nga – Phó Trưởng khoa Khoa học Máy tính gửi lời cảm ơn đến các diễn giả tham dự chương trình; đồng thời khẳng định: “Khoa Khoa học máy tính sẽ không ngừng mở rộng hợp tác, thắt chặt mối quan hệ với doanh nghiệp, xây dựng hệ sinh thái học tập chất lượng nhất cho sinh viên, đảm bảo chất lượng đầu ra, cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số…”

Giới thiệu các hệ đào tạo định hướng thị trường Nhật Bản tại khoa KHMT

Cách để trở thành sinh viên ngành Khoa học máy tính trường Đại học Đại Nam

Năm học 2023 – 2024, ngành Khoa học máy tính (mã ngành 7480101) trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy theo 04 phương thức xét tuyển:

Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.

Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài.

Đăng ký xét tuyển tại Website: https://xettuyen.dainam.edu.vn

Điền hồ sơ online tại: http://hosoxettuyen.dainam.edu.vn

PHÒNG TUYỂN SINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 01 Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội

Website: https://dainam.edu.vn; https://tuyensinh.dainam.edu.vn

Email: tuyensinh@dainam.edu.vn

Hotline/Zalo: 0931 595 599;  0961 595 599 ; 0971 595 599