10/03/2024

3766

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì? Nhu cầu nguồn nhân lực và cơ hội nghề nghiệp của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành hiện nay như thế nào? Học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra trường làm gì?... Cùng trường Đại học Đại Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có sức hút rất mạnh mẽ với các sĩ tử trong mỗi mùa tuyển sinh đại học.

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Tourism and Hospitality Management) là ngành học bao gồm các hoạt động liên quan đến quá trình quản lý và điều hành du lịch trên 04 lĩnh vực:

  • Lĩnh vực lưu trú;
  • Lĩnh vực Lữ hành;
  • Lĩnh vực Vận tải khách du lịch;
  • Lĩnh vực về ăn uống, giải trí, thể thao, chăm sóc sức khỏe....

Theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức sâu rộng về du lịch, văn hoá, kỹ năng nghiệp vụ vững chắc về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch…

Sau khi tốt nghiệp, các Cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể làm việc, thậm chí “khởi nghiệp” để tự làm chủ với 1 trong 4 lĩnh vực trên để phát triển bản thân.

Là ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng phát triển với nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao và cơ hội việc làm rộng mở, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành luôn giữ vị trí đầu bảng các ngành nghề có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển lớn nhất trong mỗi mùa tuyển sinh đại học.

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành luôn giữ vị trí đầu bảng các ngành nghề có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển lớn nhất trong mỗi mùa tuyển sinh đại học.

Học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra trường làm gì?

Theo thống kê, hiện nay ngành Du lịch Việt Nam cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%, trong đó nhân sự quản trị cần khoảng 45.000 người.

Dự báo, đến năm 2025 cả nước cần có 950.000 - 1.050.000 buồng lưu trú và đến năm 2030 cần 1.300.000 - 1.450.000 buồng. Như vậy, năm 2025, nhu cầu về lao động khối cơ sở lưu trú du lịch khoảng hơn 800.000 và năm 2030 là hơn 1 triệu, giai đoạn 2022 - 2030, trung bình cần bổ sung mỗi năm trên 60.000 lao động.

Trong khi đó, số lượng sinh viên chuyên ngành ra trường mỗi năm chỉ khoảng 15.000 và chỉ có hơn 12% trong số đó có trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên.

Báo cáo tổng hợp về thực trạng nguồn nhân lực ngành Du lịch Việt Nam những năm gần đây cũng cho thấy chỉ có 43% lao động trong ngành được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, hơn 50% lao động rất yếu về ngoại ngữ.

Điều này cho thấy, nhu cầu nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao của ngành Du lịch đang rất lớn và tiềm năng.

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Quản trị Du lịch và Lữ hành có thể đảm nhiệm các vị trí công việc, như:

- Hướng dẫn viên du lịch, làm việc tại Đại lý điều hành - thiết kế Tour, Điều hành các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch tại các điểm, khu du lịch, dịch vụ vận chuyển khách du lịch tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ...

- Chuyên viên phụ trách về Marketing, tiếp thị khách hàng, tổ chức các sự kiện - hội nghị - triển lãm....cho các công ty thuộc khối lữ hành, lưu trú....

- Chuyên viên làm việc tại sở, ban, Ngành về Du lịch hoăc các tổ chức, cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo

- Chuyên viên, giám sát, quản lý điều hành các bộ phận Lễ tân khách sạn, Sân bay, Tòa nha, Nhà hàng, Buồng phòng, Marketing khách sạn, Quản lý nhân sự, Hành chính.....

- Tốt nghiệp và làm việc trong ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cũng đồng nghĩa với việc có rất nhiều cơ hội phát triển cho những sinh viieen muốn khẳng định bản thân, phát triển khả năng kinh doanh độc lập. Một xu hướng được ưu tiên lựa chọn trong thời điểm hậu covid và đất nước chuyển đổi sang nên kinh tế số.

- Mặt bằng lương khởi điểm dao động từ 10-15 triệu/tháng tùy vị trí công việc. Đặc biệt, Du lịch – Lữ hành là ngành nghề không giới hạn về mức thu nhập và có khả năng phát triển bản thân rất tốt.

Nhu cầu nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao của ngành Du lịch đang rất lớn và tiềm năng.

Vì sao nên chọn học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại trường Đại học Đại Nam?

Khoa Du lịch trường Đại học Đại Nam là cơ sở đào tạo đầu tiên và duy nhất ở miền Bắc sở hữu hệ thống khách sạn thực hành đạt chuẩn 3 sao, 4 sao và 5 sao và Trung tâm lữ hành để vừa kinh doanh du lịch, vừa làm cơ sở thực hành, thực tập và rèn nghề cho sinh viên.

Bên cạnh đó, khoa còn hợp tác chặt chẽ với hơn 20 khách sạn và công ty lữ hành trong nước và 03 doanh nghiệp ở nước ngoài. Sinh viên Du lịch trường Đại học Đại Nam được thực hành, thực tập rèn luyện kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tế và thực tập có hưởng lương ở đa dạng môi trường, đảm bảo thành thục tất cả các kỹ năng, làm được việc ngay sau khi ra trường.

Đặc biệt, chương trình và nội dung đào tạo dạy các vấn đề cốt lõi phù hợp với khung năng lực quốc gia, khung năng lực của các nước Asean - MRA-TP về nghề du lịch và đáp ứng được các năng lực của Liên minh EU về du lịch; trải nghiệm tối đa giữa học và hành tại doanh nghiệp giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt kiến thức, có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Sinh viên ra trường không chỉ làm việc ở trong nước mà còn có cơ hội làm việc ở các nước trong khu vực và quốc tế.

Khoa Du lịch trường Đại học Đại Nam là cơ sở đào tạo đầu tiên và duy nhất ở miền Bắc sở hữu hệ thống khách sạn thực hành đạt chuẩn 3 sao, 4 sao và 5 sao và Trung tâm lữ hành để vừa kinh doanh du lịch, vừa làm cơ sở thực hành, thực tập và rèn nghề cho sinh viên.

Yếu tố thực học - thực làm trong công việc được chia thành 3 cấp độ: thực hành trên lớp, thực hành tại các cơ sở mô phỏng, thực hành tại các doanh nghiệp - tương tác trực tiếp với du khách. Do đó, rất nhiều sinh viên đã tìm được việc làm bán thời gian tại các khách sạn, công ty du lịch lớn ở Hà Nội ngay từ năm 2, năm 3.

Thời gian đào tạo 3 năm,  học 3 học kỳ/năm, sinh viên ra trường sớm 1 năm giúp tiết kiệm hàng trăm chi phí ăn ở, sinh hoạt và gia nhập thị trường lao động sớm, có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp và phát triển bản thân.

Hệ sinh thái học tập năng động, hiện đại, giàu kết nối, giảm áp lực thi cử bằng các phương thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt phù hợp năng lực người học và yêu cầu xã hội.

Trung tâm việc làm và khởi nghiệp sinh viên hỗ trợ 100% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, sinh viên được chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, thuyết phục khách hàng… cùng các kỹ năng ngoại ngữ như Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Hàn. Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện tính kỷ luật và thái độ tích cực thông qua chương trình giáo dục Quốc phòng  - an ninh tại trường. Sinh viên được lựa chọn các môn thể thao yêu thích để tạo thói quen rèn luyện, khoẻ đẹp suốt đời.

Các phương thức xét tuyển vào ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Trường Đại học Đại Nam năm 2024

- Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.  

- Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). 

Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm học lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3). Điểm môn 1 = (TB cả năm lớp 11 môn 1 + TB kỳ 1 lớp 12 môn 1)/2 ; Điểm môn 2, Điểm môn 3 cách tính tương tự Điểm môn 1.

Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm học lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3). Trong đó, Điểm môn 1 = TB cả năm lớp 12 môn 1;  Điểm môn 2 = TB cả năm lớp 12 môn 2; Điểm môn 3 = TB cả năm lớp 12 môn 3.

- Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.  

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYẾT: TẠI ĐÂY