10/04/2023

8023

Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu là vấn đề quan tâm hàng đầu của các bạn trẻ khi tìm hiểu và đăng ký xét tuyển vào ngành "công nghiệp không khói" giàu tiềm năng phát triển nhất của thế kỷ 21. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, đúng đắn về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, từ đó yên tâm với lựa chọn của mình.

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?

Mùa tuyển sinh 2024, khối ngành Du lịch – lữ hành – khách sạn tiếp tục đứng Top 4 nhóm ngành có nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (NV1) nhất.

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Tourism and Travel Management) là ngành đào tạo thuộc khối ngành lữ hành và lưu trú. Ngành học này được xem là ngành "công nghiệp không khói" giàu tiềm năng nhất của thế kỷ 21 trong xu hướng toàn cầu hóa.

Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học những gì?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xem là ngành công nghiệp không khói" giàu tiềm năng nhất của thế kỷ 21

Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, sinh viên được trang bị năng lực về địa lý du lịch, du lịch văn hóa, tâm lý và cơ sở văn hóa, phong tục tập quán, Marketing du lịch, quản trị lữ hành, quản trị khách sạn, du lịch trách nhiệm, du lịch cộng đồng … Ngành học cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng về: Quản lý, vận hành hoạt động lữ hành và lưu trú; chịu trách nhiệm phân công cho các nhân viên ở lĩnh vực lưu trú và lữ hành; nhận và giải quyết các thông tin phối hợp các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết các phát sinh; thiết kế các chương trình liên quan đến du lịch...

Mỗi năm toàn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần thêm hơn 40.000 lao động.


Đặc biệt, với những môn học chuyên ngành, sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về: Nghiệp vụ Lễ tân - Buồng phòng - Nhà hàng khách sạn; Nghiệp vụ điều hành Tour - Đại lý lữ hành - Hướng dẫn viên du lịch.....  

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần thêm hơn 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành này ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ có hơn 10-12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành này.

Trường Đại học Đại Nam là trường đại học đầu tiên và duy nhất ở miền Bắc sở hữu hệ thống khách sạn thực hành đạt chuẩn 3 sao, 4 sao và 5 sao và Trung tâm lữ hành.

Học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành ra trường làm gì?

Sau tốt nghiệp tùy theo năng lực, sở trường và nguyện vọng của sinh viên có thể tự tin làm việc tại các vị trí sau:

1. Lĩnh vực lưu trú: Quản lý và tác nghiệp Lễ tân, Nhà hàng, Buồng phòng; Bộ phận Marketing Khách sạn; Bộ phận Nhân sự; Tổ chức hội nghị - sự kiện

2. Lĩnh vực lữ hành: Quản lý điều hành - thiết kế tour - Marketing du lịch - nhân sự tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ

3. Chuyên viên tại các Sở, ban, Ngành về Du lịch hoặc nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu,...

4. Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch - lữ hành của riêng mình.

Mức lương của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là bao nhiêu?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với mức lương khởi điểm hấp dẫn, khoảng 8-10 triệu đồng/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt.

Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ở đâu tốt nhất?

Khoa Du lịch Trường Đại học Đại Nam là cơ sở đào tạo đầu tiên và duy nhất ở miền Bắc sở hữu hệ thống khách sạn thực hành đạt chuẩn 3 sao, 4 sao và 5 sao và Trung tâm lữ hành để vừa kinh doanh du lịch, vừa làm cơ sở thực hành, thực tập và rèn nghề cho sinh viên.

Khách sạn thực hành Lotus Legend của Trường ĐH Đại Nam tọa lạc trên tại 197 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội đạt tiêu chuẩn 3 sao với đầy đủ các khu chức năng.

Khách sạn thực hành Hưng Long của Trường Đại học Đại Nam tại số 52 Nguyễn Văn Cừ - Đồng Kỵ - Từ Sơn - Bắc Ninh đạt chuẩn khách sạn 4 sao với đầy đủ các tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp.

Khách sạn thực hành Rosamia - Đà Nẵng của Trường Đại học Đại Nam nằm giữa trung tâm bãi biển Mỹ Khê, được xây dựng theo tiêu chuẩn dịch vụ 5 sao quốc tế.

Bên cạnh đó, khoa còn hợp tác chặt chẽ với hơn 20 khách sạn và công ty lữ hành trong nước và 03 doanh nghiệp ở nước ngoài.

Sinh viên được trải nghiệm chương trình thực tập có hưởng lương trong suốt quá trình đào tạo tại trường.

100% sinh viên khoa Du lịch ra trường có việc làm đúng chuyên ngành, làm được việc ngay, doanh nghiệp không phải đào tạo lại.

Đặc biệt, chương trình đào tạo của khoa lấy người học làm trung tâm, phù hợp với khung năng lực quốc gia, khung năng lực của các nước Asean - MRA-TP về nghề du lịch và đáp ứng được các năng lực của Liên minh EU về du lịch.

Đây là điều kiện tiên quyết cho sinh viên không chỉ làm việc ở trong nước mà còn có cơ hội làm việc ở các nước trong khu vực và quốc tế. 

Yếu tố thực học - thực làm trong công việc được chia thành 3 cấp độ đã được khoa và nhà trường chú trọng hàng đầu: thực hành trên lớp, thực hành tại các cơ sở mô phỏng, thực hành tại các doanh nghiệp - tương tác trực tiếp với du khách.

Do đó, rất nhiều sinh viên đã tìm được việc làm bán thời gian tại các khách sạn, công ty du lịch lớn ở Hà Nội ngay từ năm 2, năm 3.

Nhiều sinh viên có được việc làm ngay từ năm thứ 2, thứ 3 đại học với thu nhập hấp dẫn.

Ngoài ra, tại Khoa Du lịch Trường Đại học Đại Nam sinh viên được chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, thuyết phục khách hàng… cùng các kỹ năng ngoại ngữ như Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Hàn.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi chuyên môn, tâm huyết của khoa Du lịch Trường Đại học Đại Nam.

Các phương thức xét tuyển vào ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Trường Đại học Đại Nam

 

- Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

- Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ).

Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm học lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3). Điểm môn 1 = (TB cả năm lớp 11 môn 1 + TB kỳ 1 lớp 12 môn 1)/2 ; Điểm môn 2, Điểm môn 3 cách tính tương tự Điểm môn 1.

Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình năm học lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3). Trong đó, Điểm môn 1 = TB cả năm lớp 12 môn 1;  Điểm môn 2 = TB cả năm lớp 12 môn 2; Điểm môn 3 = TB cả năm lớp 12 môn 3.

-Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

>>> ĐĂNG KÝ NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN: TẠI ĐÂY