13/06/2022

14663

Đi thực tập lâm sàng tại bệnh viện, sinh viên Điều dưỡng cần lưu ý những gì?

Ngoài học lý thuyết trên giảng đường, sinh viên Điều dưỡng sẽ được học thực hành cận lâm sàng tại phòng Skinlab tại trường và đi thực tập lâm sàng tại bệnh viện.

Vậy, đi thực tập lâm sàng tại bệnh viện, sinh viên Điều dưỡng cần phải lưu ý những gì?

Hiện nay chương trình đào tạo của trường Đại học Đại Nam đã được điều chỉnh. Thời gian học thực hành chiếm đến 50%. Với thời gian thực hành như vậy sinh viên ra trường sẽ đáp ứng được Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam; có ý thức phục vụ nhân dân; có sức khỏe và năng lực tư duy; làm việc độc lập và phối hợp, tự học và nghiên cứu khoa học, quản lý và phát triển nghề nghiệp, tự chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng một cách an toàn, kịp thời, liên tục và hiệu quả.

Sinh viên Đại học Đại Nam từ năm thứ 3 sẽ được nhà trường lên kế hoạch đi thực tập lâm sàng tại các bệnh viện như: BV Xanh - Pôn, BV Đa khoa Hà Đông, BV Thanh Nhàn, BV Tâm thần Trung Ương… Mục đích đi thực tập lâm sàng nhằm giúp cho sinh viên củng cố được kiến thức chuyên ngành, nâng cao tay nghề, trau dồi kỹ năng giao tiếp trong ngành. Vì vậy, việc sinh viên trang bị cho mình những kinh nghiệm cũng như nắm rõ được các nội quy thực tập lâm sàng là rất quan trọng. Khoảng thời gian này sẽ giúp sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề cũng như quá trình giao tiếp với bệnh nhân và đồng nghiệp.

Đi thực tập lâm sàng tại bệnh viện, sinh viên cần lưu ý gì?

1. Quy định về giờ giấc: Các sinh viên thực tập tại các khoa lâm sàng phải tuân thủ qui định của nhà trường về thời gian thực tập: buổi sáng từ 7:30 đến 12:00, chiều từ 13:30 đến 17:00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Trực theo sự phân công của bệnh viện.

2. Quy định về trang phục: Sinh viên đi thực tập bắt buộc phải mặc đồng phục chuyên môn đúng theo qui định: áo blouse trắng, quần dài trắng, đội mũ y tế, không mang dép lê. Sinh viên bắt buộc phải đeo bảng tên (thẻ sinh viên) khi đi thực tập. Đầu tóc gọn gàng, không để móng tay dài, không sơn móng tay, không đeo trang sức, không mặc quần áo blouse ra ngoài khu vực bệnh viện.

3. Chấp hành nội quy, quy chế bệnh viện và khoa thực tập, tuân thủ theo sự phân công của nhóm trưởng, của giảng viên, không cười đùa trong bệnh viện.

4. Có thái độ đúng mực với giảng viên, nhân viên y tế, bạn học, đoàn kết giúp bạn trong học tập. Có thái độ ân cần niềm nở, nhanh nhẹn sẵn sàng giúp đỡ đối với người bệnh, gia đình người bệnh.

5. Đi học đầy đủ, đúng giờ, đúng trang phục theo đúng quy định.

6. Thực hiện nghiêm quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, giữ gìn trật tự vệ sinh chung.

7. Trong giờ học lâm sàng phải ở đúng vị trí được phân công, không sử dụng điện thoại di động, không ở trong phòng học, không tụ tập, đứng, ngồi ngoài hành lang.

8. Thực hiện đúng các qui định về học lâm sàng; có sổ tay lâm sàng, thực hiện đủ chỉ tiêu tay nghề, làm đầy đủ các kế hoạch chăm sóc, bài tập được giao trong suốt quá trình thực tập lâm sàng.

9. Thực hiện và giữ gìn vệ sinh phòng học lâm sàng. Nghiêm túc tuân thủ các nội quy tại bệnh viện, khoa phòng mà mình thực tập. Lưu ý các bạn cần hạn chế sử dụng điện thoại khi đi thực tập, đi học và đi trực đúng giờ. Tuyệt đối không được bỏ trực bất cứ buổi nào.

10. Xem lại lý thuyết các bệnh thuộc khoa mình: Đi thực tập các bạn sẽ nhận ra thực tế khác với lý thuyết như thế nào. Đây là điều căn bản để các bạn có kiến thức vững vàng áp dụng vào thực hành với các bệnh nhân.

11. Bệnh viện là nơi cần yên tĩnh: Các bệnh nhân cần nghỉ ngơi, các nhân viên y tế cũng cần tập trung chuyên môn, thế nên đừng vì trao đổi bài, hay vì một chuyện nào đó mà gây mất trật tự làm ảnh hưởng tới người khác.

12. Tuyệt đối không được từ chối giúp đỡ bệnh nhân: Nếu họ nhờ hãy gọi điều dưỡng hoặc bác sĩ, quan trọng nhất là đi đâu cũng chỉ nên làm đúng nhiệm vụ thôi, không cần nhiệt tình quá tránh việc làm sai hoặc vượt quá khả năng của mình dẫn đến những hậu quả khó lường.

13. Đừng quên mang khẩu trang y tế: Đây là một vật dụng bất ly thân của bất kỳ 1 bác sỹ, y tá, điều dưỡng viên hay những người làm việc trong bệnh viện, đó là vật quan trọng vì bệnh viện là nơi rất dễ bị lây nhiễm, chẳng hạn như bệnh đường hô hấp. Vì vậy hãy nhớ mang khẩu trang y tế để bảo vệ bản thân.

14. Chịu khó quan sát, học hỏi từ những người phụ trách: Thực tập tại bệnh viện chính là quãng thời gian vàng bạc để các bạn sinh viên được hỏi học, quan sát những điều thực tế nhất. Từ việc ghi sổ sách, theo dõi, thăm khám hay giao tiếp, điều trị cho người bệnh của những người phụ trách, những người đi trước sẽ giúp các bạn mở rộng và củng cố thêm rất nhiều kiến thức bổ ích.

15. Ghi chép lại hàng ngày: Cuối mỗi ngày các bạn sinh viên cần ghi chép lại những gì học được trong ngày để tránh quên cũng như có những tài liệu sử dụng đến sau này.

16. Nhớ đeo găng tay khi làm việc: Khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc tiêm truyền, khám chữa bệnh...các bạn lưu ý bắt buộc phải sử dụng găng tay tránh lây lan bệnh tật, đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như những người xung quanh.

Trên đây là  những quy định chung và lưu ý cơ bản mà các bạn sinh viên Điều dưỡng khi đi thực tập tại bệnh viện cần nhớ để có được 1 kỳ thực tập đạt kết quả tốt nhất. 

Phương thức xét tuyển vào ngành Điều dưỡng Đại học Đại Nam:

- Phương thức 1, xét điểm thi tốt nghiệp THPT: điểm trúng tuyển theo ngưỡng đảm bảo chất lượng.

- Phương thức 2, xét tuyển học bạ: xét 03 môn theo tổ hợp xét tuyển lớp 12, điểm nhận hồ sơ từ 19,5 điểm.

- Phương thứ 3, kết hợp xét tuyển thẳng (Áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT)

Tổ hợp xét tuyển ngành Điều dưỡng:

  • B00: Toán, Hóa Sinh
  • C14: Ngữ Văn, Toán, Giáo dục công dân
  • D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
  • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh

Liên hệ Hotline: 0971 595 599 – 0961 595 599 - 0931 595 599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TẠI ĐÂY

Thanh Hà – Thanh Hoa