05/06/2023

3164

“Giải mã” 100% sinh viên CNTT Đại học Đại Nam có việc làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường

“Tăng cường trải nghiệm tối đa giữa học và hành tại giảng đường và doanh nghiệp” là phương châm đào tạo đang được áp dụng quyết liệt và hiệu quả tại khoa Công nghệ thông tin (CNTT) trường Đại học Đại Nam (DNU). Theo đó, DNU đã không “tiếc tay” đầu tư xây dựng 03 xưởng thực tập CNTT, Phòng Lab AI và IoT hiện đại theo đúng mô hình làm việc tại các tập đoàn lớn về CNTT và không ngừng hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp CNTT lớn để sinh viên thực hành, thực tập ngay từ năm thứ nhất và xuyên suốt cả quá trình học tập. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên tỷ lệ 100% sinh viên CNTT DNU có việc làm đúng chuyên ngành với chế độ đãi ngộ cao ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Lộ trình thực hành, thực tập rõ ràng trong 3,5 năm học

Theo TS. Trần Đăng Công – Trưởng khoa CNTT: Ngoài tư duy logic thì kỹ năng thực hành thực tế đóng vai trò rất quan trọng đối với sinh viên ngành CNTT. Nếu không được rèn luyện tay nghề thường xuyên, chắc chắn sinh viên sẽ bị “tụt hậu” và nhanh chóng bị đào thải khỏi ngành CNTT.

Do đó, chương trình đào tạo ngành CNTT trường Đại học Đại Nam được xây dựng phù hợp với nội dung các môn học “Thực hành CNTT tại xưởng thực tập, phòng thí nghiệm, phòng máy tính”. Đảm bảo 100% sinh viên có thể bắt tay vào làm việc ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Thực hành, thực tập là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên ngành CNTT.

Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên đã được học môn Thực tập CNTT 1 – Hệ thống máy tính tại xưởng thực hành. Bước vào học kỳ 2, sinh viên được bố trí môn học Thực tập CNTT 2 – Thiết kế Web và triển khai hệ thống phần mềm.  Học kỳ 3 là thực tập CNTT 3 - Thiết kế, lập trình Front End.

Sinh viên CNTT trong giờ học Môn Thực tập CNTT 3 - Thiết kế, lập trình Front End tại xưởng thực tập CNTT.

Trong học kỳ 4, sinh viên được thực hành cùng môn Thực tập CNTT 4 – Thiết kế lập trình Back-End. Học kỳ 5 là môn học Thực tập CNTT 5 – Triển khai ứng dụng IoT và AI. Sinh viên làm quen với môn Thực tập CNTT 6 – Cài đặt cấu hình máy chủ, triển khai ứng dụng trong học kỳ 6.

Riêng học kỳ 7, sinh viên “bắt tay” vào môn Thực tập CNTT 7 – Thực tập doanh nghiệp. Đối với học phần này, sinh viên được trải nghiệm môi trường doanh nghiệp, các hệ thống quản lý thông tin của doanh nghiệp như ERP, HRM… tại xưởng thực tập CNTT. Sau kết thúc Môn thực tập CNTT7, sinh viên tiếp tục được trải nghiệm qua kỳ thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp. Kỳ thực tập này là sự nối tiếp của môn học Thực tập CNTT7.

Xưởng thực tập, phòng Lab AI và IoT hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu rèn nghề của sinh viên

Hiểu được tầm quan trọng của thực hành thực tế trong đào tạo sinh viên, trường Đại học Đại Nam đầu tư mạnh cho việc xây dựng xưởng thực hành CNTT. Theo đó, 03 xưởng thực tập CNTT được thiết kế như phòng làm việc thực tế của doanh nghiệp với hệ thống trang thiết bị, hệ thống mạng Internet tốc độ cao, máy tin, máy chiếu; các thiết bị để cấu hình, cài đặt hệ thống mạng văn phòng, hệ thống Camera Analog, Camera IP,… Đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và thực hành của sinh viên.

Xưởng thực tập được thiết kế như văn phòng của một doanh nghiệp thực thụ với đầy đủ trang thiết bị hiện đại.

Với từng môn “Thực hành CNTT tại xưởng thực tập”, sinh viên sẽ được hướng dẫn trực tiếp bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình. Mỗi học phần thực tập được các giảng viên thiết kế nội dung như một bài hướng dẫn thực hành. Sau khi tìm hiểu lý thuyết, xem giảng viên thực hiện, sinh viên được thực hành bài Lab ngay trên máy. Giảng viên sẽ nghiệm thu và đánh giá kết quả ngay trong buổi học.

Đặc biệt, được sự đầu tư của Nhà trường, phòng Lab AI và IoT là nơi giảng viên, sinh viên nghiên cứu, triển khai ý tưởng hình thành các giải pháp công nghệ về Trí tuệ nhân tạo (AI), về internet vạn vật kết nối (IoT) và tích hợp giữa các công nghệ AI và IoT. Các bài toán về thành phố thông minh (Smart City), nông nghiệp thông minh (Smart Agriculture), giao thông thông minh (Smart Traffic System) được triển khai từ các mô hình, bài toán nhỏ đến các bài toán lớn hơn.

Lễ ra mắt nhóm Khám phá công nghệ của khoa CNTT.

Thông qua dự dẫn dắt nghiên cứu, thực hành, các sinh viên phát huy các ý tưởng táo bạo phong phú và thiết thực của mình, thỏa sức khám phá các giải pháp công nghệ. Sinh viên được trải nghiệm, được tích lũy kinh nghiệm và đặc biệt tạo mầm mống cho những ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ngay từ ghế nhà trường.

Sinh viên đam mê với các bài toán cùng thiết bị phòng thí nghiệm.

Sinh viên CNTT K15 thực hành tại xưởng về Trí tuệ nhân tạo (IoT).

Ngoài “thực chiến” các bài Lab, sinh viên còn có thể áp dụng kiến thức và sự sáng tạo của mình để tạo ra các sản phẩm mang tính ứng dụng cao; tự Code ra những ứng dụng có thể áp dụng vào thực tế như tạo form đăng ký, đăng nhập, giỏ hàng, form nhập thông tin nhân viên… Đồng thời, sinh viên có thể sử dụng xưởng thực hành để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; thầy cô sinh hoạt chuyên môn và tổ chức các hoạt động đào tạo của các doanh nghiệp dành cho sinh viên khoa CNTT.

Doanh nghiệp trực tiếp đào tạo sinh viên FIT-DNU tại xưởng thực hành CNTT.

Vũ Minh Sơn – sinh viên lớp CNTT 13.02 cho biết: “Nếu không có sự giúp đỡ của thầy cô và hệ thống máy móc hiện đại tại xưởng thực hành CNTT, có lẽ em đã không thể hoàn thành thiết kế máy khắc CNC mini. Em cảm thấy may mắn khi được học tập trong môi trường thực hành – thực chiến như Đại học Đại Nam. Em tự tin khẳng định rằng, trình độ và tay nghề của sinh viên CNTT Đại học Đại Nam là “đáng gớm” đối với sinh viên nhiều trường khác”.

Sinh viên tự thiết kế máy khắc CNC mini nhờ kiến thức và kỹ năng được rèn luyện tại xưởng thực hành CNTT.

TS. Trần Đăng Công chia sẻ: “Không cần đợi đến năm cuối, sinh viên năm nhất cũng có thể bắt tay vào công việc ngay. Với thế mạnh của mình, chúng tôi cam kết cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, giỏi chuyên môn, vững tay nghề, nói không với đào tạo lại”.

Tận hưởng cơ sở thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp lớn về CNTT

Trong quá trình học tập, sinh viên còn được Khoa CNTT và Trung tâm “Khởi nghiệp và Việc làm sinh viên” kết nối thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu về CNTT trong và ngoài nước. Không chỉ được gặp gỡ, hướng dẫn bởi đội ngũ chuyên gia công nghệ, sinh viên còn được sử dụng các trang thiết bị và phần mềm chuyên biệt về lĩnh vực CNTT. 

Ông Nguyễn Ngọc Phương – Giám đốc CTCP Giải pháp Công nghệ thông tin Việt Nam cho biết: “Tuyệt đối không có chuyện sinh viên chỉ đến rót nước, pha trà, cuối kỳ xin dự án. Chúng tôi cam kết 100% sinh viên được sử dụng cơ sở vật chất của công ty, có người hướng dẫn thực hành và bắt tay vào công việc ngay khi đến thực tập”.

CTCP Giải pháp Công nghệ thông tin Việt Nam đảm bảo về cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên FIT-DNU.

Sinh viên CNTT tham quan, trải nghiệm môi trường làm việc tại FPT Software.

Hiện, sinh viên Công nghệ thông tin có thể thực tập tại: Công ty CP Công nghệ FPT Software; Công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Gonstack; Công ty cổ phần dịch vụ phần mềm WIS Việt Nam; Công ty TNHH USOL Việt Nam; CTCP Chuỗi tư duy – MindChain; Công ty CP MISA Hà Nội; CTCP Giải pháp nhân sự Việt Tinh hoa; CTCP Đầu Tư & Phát Triển Công nghệ Mô phỏng Việt Nam (VNSIM); CTCP Giải pháp Công nghệ thông tin Việt Nam (VietESoft); Công ty VNFITE; Công ty Hinet; Công ty OrientSoft; Chứng khoán KB Việt Nam; Công ty KBSV - Hàn Quốc; thực tập sinh cho các doanh nghiệp tại thị trường quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia…

04 cách để trở thành sinh viên Công nghệ thông tin trường Đại học Đại Nam

Năm học 2023 – 2024, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 400 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Công nghệ thông tin (mã ngành: 7480201) theo 4 phương thức xét tuyển.

Cụ thể:

Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

Phương thức 2: Sử dụng kết quả học bạ, điểm 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.

Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài.

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

BTT