12/05/2023

4795

Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô học gì? Nhu cầu nhân lực thực tế tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô học gì? Nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Nên học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ở đâu? Đó là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều thí sinh, phụ huynh khi tìm hiểu và có ý định lựa chọn ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô để theo học ở bậc đại học. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Theo báo cáo cuối năm 2022 của Hiệp hội Ô tô Việt Nam - VAMA, tổng lượng ô tô tiêu thụ trong năm 2022 ở Việt Nam đã đạt khoảng 510.000 xe, chưa kể tới đóng góp doanh số của nhiều hãng xe đơn lẻ khác như Audi, Jaguar-Land Rover, Mercedes-Benz, Subaru, Volkswagen hay Volvo. Trong tương lai, thị trường ô tô Việt Nam có thể tăng trưởng đến 800.000 chiếc/năm theo công bố mới đây của Bộ Công thương. Đây là không gian lý tưởng cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô là gì?

Hiện nay, ô tô là một trong những phương tiện chủ lực trong việc vận tải hàng hoá và con người. Do đó, số lượng ô tô tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng. Lượng xe tiêu thụ trong nước được ước tính tăng khoảng 8% mỗi năm. Điều này đòi hỏi đội ngũ nhân lực chuyên môn cao để vận hành hệ thống sản xuất - dịch vụ ô tô.

Vì vậy, ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô đã ra đời. Đây là ngành học tích hợp kiến thức của rất nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, điện - điện tử, tự động hoá, công nghệ chế tạo máy, điều hành dây chuyền sản xuất phụ tùng, lắp ráp ô tô,... 

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô học gì?

Chương trình đào tạo và tên gọi môn học ở các trường đôi khi có chút khác nhau, nhưng đều có mục tiêu là trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về: 

- Cơ khí ô tô - máy động lực

- Hệ thống truyền động - truyền lực

- Cơ cấu khí

- Hệ thống điều khiển

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, bạn có thể:

- Sử dụng thành tạo các dụng cụ, trang thiết bị để tháo lắp, kiểm tra và chẩn đoán tình trạng ô tô.

- Sửa chữa, thay thế các chi tiết hay cụm chi tiết trong ô tô.

- Được trang bị kiến thức đầy đủ để thiết kế, cải tiến, sửa chữa, nâng cấp hoặc sản xuất các thiết bị trong ngành ô tô.

- Kiểm định, thử nghiệm, cũng như khai thác và sử dụng các dịch vụ kỹ thuật ô tô.

- Tiếp tục học tập để đạt đến các trình độ cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ hoặc học thêm các chuyên ngành khác liên quan đến ô tô.

Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

Sự thay đổi và phát triển không ngừng của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô trong bối cảnh hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 kéo theo cơn khát nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành. Vì vậy, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là lời giải cho bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp này.

Theo những nghiên cứu mới đây, các tập đoàn ô tô hàng đầu của Đức, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc như BMW, Toyota, Honda, Ford, KIA, Huyndai,… tại Việt Nam luôn tổ chức tuyển dụng hàng năm nhưng “nguồn” vẫn không đủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp ô tô lớn của Việt Nam như Mercedes – Benz, VinFast, Trường Hải, Huyndai Thành Công đều có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật ô tô sẽ tiếp tục tăng lên.

Vì vậy, nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi được đào tạo sẽ không phải lo lắng về vấn đề việc làm. Thậm chí, những nhân lực được đào tạo bài bản sẽ có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn trong tương lai.

Nên học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ở đâu?

Khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô là một trong những khoa lớn thuộc khối ngành Kỹ thuật - Công nghệ của trường Đại học Đại Nam. Với sự đầu tư đồng bộ về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, thực hành, thực tập... ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô DNU thu hút đông đảo sinh viên theo học.

Chương trình đào tạo

Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô tại Đại học Đại Nam nổi bật bởi chương trình đào tạo ứng dụng tính thực hành cao. Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ hệ thống kiến thức cơ sở ngành, kỹ năng mềm, tin học, ngoại ngữ, tư duy logic, kiến thức kinh doanh, marketing, các kiến thức về cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử, công nghệ chế tạo máy... Phương thức đào tạo kết hợp lý thuyết với thực hành tại hệ thống phòng thực hành, phòng thí nghiệm mô hình, xưởng thực hành đạt chuẩn.

Thời gian đào tạo rút ngắn: 4,5 năm (14 kỳ).

Thực hành - thực tập

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô Đại học Đại Nam được trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp đạt chuẩn Nhật Bản, như: IDMC, Ford, EU Auto Service, Toyota Thanh Xuân, Toyota Mỹ Đình, Toyota Hoài Đức… ngay từ năm thứ nhất và xuyên suốt trong cả khóa học.

100% sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô được Trung tâm “Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên” cam kết giới thiệu việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp.

Đội ngũ giảng viên 

Đội ngũ cán bộ, giảng viên là những Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đã được chuẩn hóa kỹ năng sư phạm; được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, các học viện; đã có thời gian làm việc và tư vấn cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong & ngoài nước.

Môi trường học tập 

Môi trường học tập hiện đại, năng động, thân thiện, giàu trải nghiệm hướng đến phát triển con người toàn diện. Hàng năm, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động phong trào, trách nhiệm xã hội như: Tấm bánh nghĩa tình, hội trại truyền thống, từ thiện, hoạt động tình nguyện, hội thao…

Gần 30 câu lạc bộ sinh viên hoạt động sôi nổi, đa dạng về thể loại và hình thức giúp sinh viên được thỏa sức thể hiện khả năng, sở thích, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ bạn bè.

Sinh viên được học tâp, rèn luyện kỷ luật và thái độ tích cực thông qua chương trình giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Sinh viên được lựa chọn học các môn thể thao mình yêu thích để tạo thói quen tập luyện và khỏe đẹp suốt đời: Võ tự vệ, Yoga, Dancing, DanceSport…

Các phương thức xét tuyển vào ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô trường Đại học Đại Nam

Năm học 2023 – 2024, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 110 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô theo 4 phương thức xét tuyển.

Cụ thể:

Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

Phương thức 2: Sử dụng kết quả học bạ, điểm 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển. Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.

Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài.

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY