22/03/2024

1022

Nhu cầu nhân lực “khủng” ngành Công nghệ bán dẫn

Nhu cầu nhân lực khủng” ngành Công nghệ bán dẫn là một trong những lý do khiến ngành học này được “săn lùng” trong mùa tuyển sinh đại học 2024. Dự báo trong 5 năm tới, Việt Nam cần khoảng 20.000 người có trình độ đại học trở lên cho ngành Công nghệ bán dẫn. Theo đuổi ngành học này, sinh viên hoàn toàn yên tâm “có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp”.

Nhu cầu nhân lực “khủng” ngành Công nghệ bán dẫn

Thế giới “khát” nhân lực ngành bán dẫn

Dự báo ngành Công nghiệp bán dẫn ở Mỹ sẽ thiếu hụt từ 70.000 – 90.000 lao động trong những năm tới.

Hiệp hội ngành chất bán dẫn của Nhật Bản dự đoán trong một thập kỷ tới, mỗi năm ngành này sẽ thiếu hụt khoảng 1.000 nhân lực chất lượng cao. Trong khi đó, cuộc “chạy đua” xây dựng nhà máy bán dẫn tại Nhật Bản đòi hỏi nhiều lao động lành nghề hơn. 

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực, Bộ Giáo dục Hàn Quốc triển khai "lộ trình 10 năm" cho các cơ sở giáo dục nhằm đào tạo 150.000 cử nhân ngành bán dẫn. Một số trường đại học được chỉ định trở thành "trường đại học về chất bán dẫn". Mỗi vùng có trung tâm nghiên cứu về chất bán dẫn riêng và thiết lập trong mạng lưới quốc gia.

Nhu cầu nhân lực “khủng” ngành Công nghệ bán dẫn mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. (Ảnh: Internet)

Nhu cầu nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam rất lớn

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút nhiều dự án đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng phát triển, ngành này cũng đang đối mặt với thách thức lớn về nguồn nhân lực.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực ngành Công nghiệp bán dẫn của Việt Nam là 5.000 – 10.000 kỹ sư/năm, song khả năng đáp ứng chưa đến 20%. Số liệu từ Cổng thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cho thấy, Việt Nam hiện chỉ có 5.575 kỹ sư thiết kế chip.

Còn theo dự báo của chuyên gia kinh tế, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp chip bán dẫn trong 5 năm tới khoảng 20.000 người và 10 năm tới khoảng 50.000 người, đạt trình độ đại học trở lên.

Ngành Công nghệ bán dẫn Việt Nam ngày càng phát triển. (Ảnh: Internet)

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

Nhiều lựa chọn công việc

Với nhu cầu nhân lực “khủng” ngành Công nghệ bán dẫn, sinh viên hoàn toàn yên tâm “có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp”. Kỹ sư ngành Công nghệ bán dẫn có thể làm nhiều vị trí công việc khác nhau như:

  • Kỹ sư thiết kế điện tử, kỹ sư sản xuất, kỹ sư kiểm tra và chất lượng, kỹ sư phân tích và mô phỏng, kỹ sư ứng dụng bán dẫn...
  • Chuyên gia về vật liệu bán dẫn
  • Kỹ thuật viên giám sát quy trình đóng gói quy trình sản xuất trong ngành công nghiệp bán dẫn.
  • Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng: thực hiện các quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng của sản phẩm trong ngành công nghiệp bán dẫn như kiểm tra mẫu, chuẩn hoá quy trình kiểm tra, và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
  • Kỹ thuật viên bảo trì: phụ trách kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc, thiết bị và hệ thống điện tử trong ngành công nghiệp bán dẫn
  • Nghiên cứu viên tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn.

Thu nhập lên đến 500 triệu đồng/năm

Trong bối cảnh hiện tại và tương lai, công  bán dẫn là ngành nghề có triển vọng phát triển cao, giúp sản sinh ra những kỹ sư tài năng, đóng góp vào công cuộc phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của đất nước. Các doanh nghiệp chuyên sản xuất vi mạch đang có nhu cầu tuyển dụng, tạo nên cơ hội rất lớn về nghề nghiệp cùng thu nhập hấp dẫn cho lao động trẻ. Cũng vì thế, mức lương của những kỹ sư trong ngành này cũng có xu hướng tăng lên theo thời gian, phụ thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn.

Mức lương của kỹ sư ngành vi mạch - bán dẫn tăng đều theo từng năm. Theo khảo sát, sinh viên mới ra trường có mức lương sau thuế trung bình từ 215 - 500 triệu đồng/năm. Các kỹ sư có nhiều hơn 7 năm kinh nghiệm thường cao gấp đôi và đã ghi nhận mức lương trên 1,5 tỷ đồng/năm cho vị trí kỹ sư hơn 15 năm kinh nghiệm. Có thể nói, đây là mức thu nhập rất hấp dẫn đối với nhân lực ngành này.

Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 50 công ty thiết kế vi mạch, tập trung chủ yếu tại TP HCM. Cứ trung bình một công ty mới lập ra thì cần tuyển 50 - 100 kỹ sư trong năm đầu tiên. Có thể thấy, cơ hội việc làm ngành vi mạch - bán dẫn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Nếu bạn đã lựa chọn theo đuổi nghề này thì có thể yên tâm và lạc quan với quyết định của mình.

Tại sao nên học ngành Công nghệ bán dẫn tại trường Đại học Đại Nam?

1. Thời gian học tập ngắn

Thời gian đào tạo ngắn chỉ 3,5 năm (11 kỳ) của ngành Công nghệ bán dẫn mang đến nhiều lợi ích cho sinh viên: Tiếp cận thị trường lao động và cơ hội việc làm sớm, có thêm thời gian tích lũy kinh nghiệm, phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp; tiết kiệm thời gian nếu muốn học lên cao học (Thạc sĩ, Tiến sĩ)...

2. Chương trình đào tạo song bằng với các trường đại học công nghệ hàng đầu Đài Loan

Để mở rộng cơ hội học tập, thực tập và làm việc lâu dài tại thị trường quốc tế cho sinh viên, trường Đại học Đại Nam tiến hành kỹ kết hợp tác với các trường công nghệ hàng đầu Đài Loan như: trường Đại học KHKT Long Hoa, Đại học KHKT Minh Tân, Đại học KHKT Côn Sơn...

Chương trình đào tạo song bằng 2+2, 3+1 cho phép sinh viên Đại học Đại Nam học tại Việt Nam trong 2-3 năm đầu; từ năm thứ 2, thứ 3 sẽ chuyển sang học tại Đài Loan. Hoàn thành chương trình học tập, sinh viên nhận bằng Kỹ sư Công nghệ bán dẫn của cả hai bên.

Ban lãnh đạo trường Đại học Đại Nam sang Đài Loan tìm hiểu về chương trình đào tạo, tham quan các cơ sở đào tạo thực hành, thực tập, môi trường làm việc dành cho sinh viên.

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

3. Nhiều cơ hội thực tập, làm việc tại Việt Nam và quốc tế

Sinh viên ngành Công nghệ bán dẫn tại Đại học Đại Nam được hưởng nhiều lợi thế về thực hành, thực tập và làm việc:

Thực hành tại xưởng thực hành của nhà trường với hệ thống thiết bị thực hành hiện đại, đồng bộ với các nhà máy sản xuất bán dẫn. Thực tập tại các doanh nghiệp uy tín, là đối tác chiến lược của nhà trường.

Sinh viên ngành Công nghệ bán dẫn trường Đại học Đại Nam khi đến Đài Loan học tập sẽ được tiếp xúc với hệ thống trang thiết bị thiết kế, sản xuất, đóng gói hiện đại nhất của ngành bán dẫn; được hướng dẫn, đào tạo bởi đội ngũ chuyên gia đến từ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về bán dẫn.

Nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất chip bán dẫn hàng đầu của Đài Loan. Đồng thời, sinh viên được giới thiệu việc làm, ở lại làm việc lâu dài tại Đài Loan sau khi tốt nghiệp (nếu có nhu cầu).

4. Nhiều chính sách học bổng hấp dẫn

Trở thành sinh viên ngành Công nghệ bán dẫn, sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng “khủng” của Nhà trường và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ bán dẫn trường Đại học Đại Nam có học lực tốt có cơ hội nhận được học bổng lên đến 100.000 đài tệ (khoảng 80 triệu đồng)/năm; được các doanh nghiệp Đài Loan cấp trợ sinh hoạt 10.000 đài tệ (khoảng 8 triệu đồng) cũng như sắp xếp công việc thực tập cho sinh viên.

5. Môi trường học tập năng động, tích cực

Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, CNTT, kỹ năng mềm, thái độ sống chuẩn mực, tính kỷ luật, thói quen rèn luyện sức khỏe suốt đời.

Với cơ sở vật chất hiện đại, trường Đại học Đại Nam đáp ứng được mọi nhu cầu học tập của sinh viên.

Tòa nhà Trung tâm Khởi nghiệp là nơi thực hành xịn sò của sinh viên.

Thư viện hiện đại với hơn 10.000 đầu sách, tài liệu... để sinh viên học tập, nghiên cứu.

Phát triển toàn diện cùng các hoạt động ngoại khóa, vì cộng đồng.

6. Cam kết giữ nguyên mức học phí 12,9 triệu đồng/kỳ suốt thời gian đào tạo

03 cách để trở thành sinh viên ngành Công nghệ bán dẫn trường Đại học Đại Nam

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 50 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Công nghệ bán dẫn theo 3 phương thức xét tuyển.

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY