Ngành Công nghệ bán dẫn là gì? Học ngành Công nghệ bán dẫn ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu là thắc mắc của rất nhiều sĩ tử và phụ huynh trong mùa tuyển sinh 2024. Cùng Đại học Đại Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đấy nhé!
Ngành Công nghệ bán dẫn là gì?
Hiểu ngành Công nghệ bán dẫn là gì? Ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu sẽ giúp thí sinh và phụ huynh lựa chọn ngành học đúng và chuẩn bị tâm thế học tập tốt nhất.
Ngành công nghệ bán dẫn là một lĩnh vực trong công nghiệp chuyên sản xuất và phát triển các thành phần điện tử dựa trên tinh thể bán dẫn.
Ngành công nghệ bán dẫn đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu; là nền tảng cho các thiết bị điện tử, vi mạch, và các linh kiện điện tử khác, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ điện thoại thông minh, máy tính, đến ô tô và thiết bị y tế.
Ngành công nghệ bán dẫn bao gồm các lĩnh vực chính sau:
- Thiết kế vi mạch: Lập kế hoạch và tạo ra các vi mạch với kích thước và chức năng cụ thể.
- Sản xuất bán dẫn: Chế tạo các vi mạch trên tấm bán dẫn bằng các quy trình tiên tiến như in thạch bản và khắc ion.
- Kiểm thử bảo đảm: Đảm bảo chất lượng và hiệu suất của các sản phẩm bán dẫn trước khi xuất xưởng.
- Đóng gói bán dẫn: Bảo vệ các vi mạch khỏi tác động môi trường và hỗ trợ kết nối với các thiết bị khác.
Học ngành Công nghệ bán dẫn ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?
Kỹ sư ngành Công nghệ bán dẫn sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí như:
- Kỹ sư thiết kế điện tử, kỹ sư sản xuất, kỹ sư kiểm tra và chất lượng, kỹ sư phân tích và mô phỏng, kỹ sư ứng dụng bán dẫn...
- Chuyên gia về vật liệu bán dẫn
- Kỹ thuật viên giám sát quy trình đóng gói quy trình sản xuất trong ngành công nghiệp bán dẫn.
- Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng: thực hiện các quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng của sản phẩm trong ngành công nghiệp bán dẫn như kiểm tra mẫu, chuẩn hoá quy trình kiểm tra, và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
- Kỹ thuật viên bảo trì: phụ trách kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc, thiết bị và hệ thống điện tử trong ngành công nghiệp bán dẫn
- Nghiên cứu viên tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn.
Năm 2024, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 50 chỉ tiêu ngành Công nghệ bán dẫn.
Mức lương của ngành Công nghệ bán dẫn là bao nhiêu?
Mức lương trong ngành Công nghệ bán dẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn, trình độ học vấn, loại hình doanh nghiệp và khu vực làm việc. Tuy nhiên, ngành Công nghệ bán dẫn được đánh giá là ngành có mức lương cao so với mặt bằng chung.
Mức lương khởi điểm của ngành Công nghệ bán dẫn dao động từ 15 – 18 triệu đồng/tháng.
Được gì khi học Công nghệ bán dẫn tại trường Đại học Đại Nam?
1. Thời gian học tập ngắn
Sinh viên ngành Công nghệ bán dẫn trường Đại học Đại Nam học trong 4 năm (12 kỳ). Thời gian đào tạo ngắn giúp sinh viên sớm tốt nghiệp ra trường đi làm, tiết kiệm hàng trăm triệu đồng chi phí học tập, có cơ hội tiếp cận thị trường lao động sớm... và tiết kiệm thời gian học lên thạc sĩ, tiến sĩ...
2. Chương trình đào tạo song bằng với các trường công nghệ hàng đầu Đài Loan
Ban lãnh đạo trường Đại học Đại Nam “mục sở thị” môi trường học tập, thực hành, thực tập của sinh viên ngành Công nghệ bán dẫn Đại Nam tại các trường đại học, doanh nghiệp sản xuất chip bán dẫn hàng đầu Đài Loan.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ bán dẫn tại Đại học Đại Nam được xây dựng dựa trên nền tảng chương trình đào tạo của các trường đại học Đài Loan, đồng thời cập nhật liên tục theo xu hướng phát triển mới nhất của ngành công nghiệp bán dẫn.
Chương trình đào tạo song bằng 2+2, 3+1+1 với các trường công nghệ hàng đầu Đài Loan cho phép sinh viên Đại học Đại Nam học tại Việt Nam trong 2-3 năm đầu; từ năm thứ 2, thứ 3 sẽ chuyển sang học tại Đài Loan (trường Đại học KHKT Long Hoa, Đại học KHKT Minh Tân, Đại học KHKT Côn Sơn...). Hoàn thành chương trình học tập, sinh viên nhận bằng Kỹ sư Công nghệ bán dẫn của cả hai bên.
3. Nhiều cơ hội thực hành, thực tập trong nước và quốc tế
Sinh viên ngành Công nghệ bán dẫn trường Đại học Đại Nam được thực hành trên hệ thống thiết bị hiện đại, đồng bộ với các nhà máy sản xuất bán dẫn ngay tại Xưởng thực hành của nhà trường. Thực tập tại các doanh nghiệp uy tín, là đối tác chiến lược của nhà trường.
Sinh viên Đại học Đại Nam khi đến Đài Loan học tập sẽ được tiếp xúc với hệ thống trang thiết bị thiết kế, sản xuất, đóng gói hiện đại nhất của ngành bán dẫn; được hướng dẫn, đào tạo bởi đội ngũ chuyên gia đến từ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về bán dẫn.
Nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất chip bán dẫn hàng đầu của Đài Loan. Đồng thời, sinh viên được giới thiệu việc làm, ở lại làm việc lâu dài tại Đài Loan sau khi tốt nghiệp (nếu có nhu cầu).
Trường Đại học Đại Nam ký kết hợp tác đào tạo nhân lực ngành Chip bán dẫn với trường Đại học KHKT Long Hoa, Đại học KHKT Minh Tân, Đại học KHKT Côn Sơn (Đài Loan).
4. Các chính sách học bổng, trợ cấp, tiền lương hấp dẫn từ Đài Loan
Sinh viên ngành Công nghệ bán dẫn trường Đại học Đại Nam có học lực tốt có cơ hội nhận được học bổng lên đến 100.000 đài tệ (khoảng 80 triệu đồng)/năm; được các doanh nghiệp Đài Loan cấp học bổng sinh hoạt phí với mức 10.000 đài tệ (khoảng 8 triệu đồng)/ tháng cũng như sắp xếp công việc thực tập cho sinh viên.
5. 100% sinh viên ngành Công nghệ bán dẫn tại Đại học Đại Nam có việc làm sau khi tốt nghiệp
Đại học Đại Nam cam kết 100% sinh viên ngành Công nghệ bán dẫn được hỗ trợ việc làm sau khi tốt nghiệp thông qua Trung tâm “Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên”.
03 cách để trở thành sinh viên ngành Công nghệ bán dẫn trường Đại học Đại Nam
Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 50 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Công nghệ bán dẫn theo 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY